Phân tích các biện pháp thâm nhập thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ tại công ty tnhh rosa planters việt nam.doc (Trang 30 - 32)

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc Việt Nam tham gia các tổ chức như ASEAN, APEC,… là điều kiện quan trọng và thuận lợi để các công ty mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có Rosa Planters. Thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung của AFTA đã giúp các công ty nâng cao khả năng cạnh tranh vì được hưởng chế độ ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước thành viên của ASEAN và được hưởng thuế nhập khẩu, khi mua nguyên liệu, máy móc từ thị trường này để phục vụ cho chính hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã cố gắng đẩy mạnh quan

hệ đối ngoại với các nước, trong đó có Mỹ. Và sau một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu hai bên quá lâu, cuối cùng Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ra đời vào 7/2000 và có hiệu lực 12/2001. Sự kiện này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tất cả các công ty Việt Nam, vì khi Hiệp định có hiệu lực thì hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ sẽ được hưởng theo quy chế tối huệ quốc, tức là mức thuế sẽ được đánh thấp hơn 30% đến 40% so với trước đây. Chính vì điều kiện hấp dẫn như vậy, cho nên sản phẩm của công ty phải đạt chất lượng tốt, giá cả phải hợp lý thì mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại tại Mỹ. Mặc dù sản phẩm gốm Việt Nam có tính cạnh tranh cao do giá công nhân rẻ, ước tính hơn từ 8% đến 10% so với hàng Trung Quốc tại Mỹ, trong khi đó hàng của Trung Quốc lại rẻ hơn hàng của các công ty Mỹ đến 30%.

Do nắm bắt được điều này nên công ty đã đề ra các biện pháp thâm nhập chủ yếu ở:

Thị trường chủ lực

- Công ty phải từng bước cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng của từng mặt hàng nói riêng để công ty có thể đáp ứng một cách đầy đủ hơn những yêu cầu của thị trường cũng như những yêu cầu của người tiêu dùng.

- Công ty phải luôn luôn duy trì và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các bạn hàng thân thuộc. Một mặt để đảm bảo đầu vào và đầu ra được liên tục nhằm ổn định quá trình sản xuất kinh doanh, mặc khác là có thể thông qua họ mà công ty có những đơn đặt hàng mới và những thị trường mới đầy hấp dẫn.

Hiện tại công ty chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing cho nên việc tìm kiếm khách hàng ở thị trường này hết sức khó khăn, chính vì vậy việc tìm kiếm khách hàng chỉ có thể thông qua Giám đốc hoặc các trung gian để tìm kiếm những hợp đồng mới.

- Tránh tình trạng quan hệ theo kiểu “mua đứt bán đoạn” nhằm để tránh những thiệt hại không đáng có và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Qua những gì đã nêu cho ta thấy rằng công tác đầu tư cho việc thâm nhập thị trường chưa thật sự đúng mức và kịp thời, chưa nghiên cứu chiến lược marketing – mix cho việc thâm nhập. Do đó không thể hiện được thế mạnh sản phẩm của công ty về chất lượng, đặc tính, công dụng và giá cả.

- Giá trị của các hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài không cao, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty

- Rất khó xác định khả năng đáp ứng của công ty đối với nhu cầu của người tiêu dùng là bao nhiêu.

- Chưa xác định được thị trường tiềm năng.

Để cho công tác thâm nhập được dễ dàng và thuận lợi, ngoài việc sử dụng các biện pháp đã nêu chúng ta cần phải sử dụng thêm chiến lược 4P để hỗ trợ thêm cho việc thâm nhập.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ tại công ty tnhh rosa planters việt nam.doc (Trang 30 - 32)