Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 56)

3. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TECHCOMBANK CH

3.1.3.2.Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân thuộc về DNNVV

Việc liên kết giữa NH và DNNVV còn nhiều hạn chế và nguyên nhân không chỉ xuất phát từ phía NH. Tâm lí cẩn trọng của NH khi cho vay phần lớn xuất phát từ bản thân DN.

Thứ nhất: Tính minh bạch về tài chính của DN chưa cao, đặc biệt trong việc

sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính chưa đạt yêu cầu. Chính những điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho NH trong quá trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của DN và hạn chế trong phê duyệt cho vay.

Thứ hai: DNNVV thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục của NH. Bản thân

DNNVV thường ở thế bị động khi đi vay vốn NH, do đó thường xuyên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả NH và DN.

Thứ ba: Khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các

DNNVV do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót. Các NH thường gặp khó khăn khi thẩm định và không đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án, dấn đến hạn chế khả năng cho vay của NH.

Thứ tư: Các DNNVV còn hạn chế nhiều về vốn. Thường đối với mỗi một dự

án xin vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn vốn tự có từ 20- 40% tổng vốn đầu tư, bên cạnh đó thì phải có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo cho

vốn vay. Điều này khiến cho việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn, ảnh hưởng lớn đến dự án và hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ năm: Năng lực quản lý, kinh doanh của bộ máy quản lý, của người lãnh

đạo còn chưa cao, các quyết định đưa ra thường mang thiên hướng cả nhân người lãnh đạo, có thể đẫn đến hoạt động của DN không hiệu quả thậm chí còn thua lỗ. Điều đó làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH. Thậm chí nếu NH đã cho vay thì nguy cơ DN không hoàn trả được nợ cho NH là rất cao.

Nguyên nhân từ môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động gây bất lợi

Năm 2009-2011 là giai đoạn cả nền kinh tế đang dần chuyển mình, dù đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình chính trị bất ổn trên toàn cầu cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng hóa thiết yếu như xăng dầu hay những tài sản có giá trị như vàng, đồng dola.... Những biến đổi đó tác động tới quyết định của người dân cũng như DNNVV trong việc nắm giữ tài sản và đầu tư của mình.

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và thực sự hiệu quả

Môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật nước ta nói chung và Hệ thống cho các tổ chức tín dụng hoạt động nói riêng tuy đã có nhiều chuyển biến cũng như sửa đổi tích cực song vẫn còn nhiều chồng chéo, hoạt động thiếu ổn định, tính đồng bộ gây ra khó khăn cho cả NH và DN trong việc tổ chức và thực hiện.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng

Hiện nay trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, chi nhánh gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các NH khác. Số lượng các NH cũng như các Chi nhánh NH trong và ngoài nước tăng lên đáng kể trong khu vực với mật độ ngày càng dày đặc như NH đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Sài Gòn Hà Nội (SHB),... Ngoài sự cạnh tranh của các NH ngoài hệ thống thì Chi nhánh còn có nhiều đối thủ khác trong hệ thống cùng cạnh tranh trên địa bàn như chi nhánh Lý

Thường Kiệt, chi nhánh Chợ Gạo, chi nhánh Lò Đúc…khiến cho việc huy động vốn và mở rộng tín dụng đối với KH cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 56)