Hoạt động cho vay chung của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 32)

4 Kết quả cuộc khảo sát chuyên gia của Techcombank – Chi nhánh Hoàn Kiếm: Phụ lục số

2.3.1.Hoạt động cho vay chung của Chi nhánh

Trong quá trình hoạt động và phát triển của mỗi một NHTM thì hoạt động cho vay vẫn luôn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, đặc biệt đối với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì tín dụng đem lại hơn 50% lợi nhuận.

Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động này nên trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng mọi điều kiện để mở rộng tín dụng , nâng cao hiệu quả cung cấp vốn cho nền kinh tế, mang vốn đến mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng luôn đề cao vai trò của việc sử dụng vốn an toàn, hiệu quả và hạn chế rủi ro tín dụng song hành với việc mở rộng tín dụng để đảm bảo cho tăng trưởng bền vững của ngân hàng. Cụ thể dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009-2011 của Chi nhánh được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay

Nguồn: Bảng tình hình hoạt đọng cho vay giai đoạn 2009-2011

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, dư nợ cho vay của Chi nhánh luôn tăng trưởng trong giai đoạn 2009-2011. Mặc dù lúc này tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam luôn có những biến động nhưng dư nợ cho vay của Chi nhánh luôn đạt ở mức khá cao. Tính đến 31/12/2011 thì dư nợ cho vay đạt 1.289.358 triệu đồng, tăng 239.803 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 488.231 triệu đồng so với năm 2009. Đặc biệt là giai đoạn 2009-2010, mức tăng trưởng dư nợ là tới 31,11% nhưng sau đó trước chỉ thị về mức tăng trưởng dư nợ của các tổ chức tín dụng không quá 20% của NHNN theo văn bản số 2956/NHNN-CSTT thì năm 2011, Chi nhánh đã kiềm chế mức tăng trưởng này ở con số 22,75%, vừa đảm bảo nguồn thu cũng như hoàn thành tốt chỉ tiêu của Chi nhánh để đảm bảo tổng dư nợ toàn hệ thống NH phù hợp với chỉ tiêu mà NHNN đề ra.

Bảng 2.4 : Các khoản phải thu từ GD nội bộ Chi nhánh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Các khoản phải thu từ GD nội bộ 494.973 669.327 146.995

Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm.

Dư nợ cho vay của Techcombank - Chi nhánh Hoàn Kiếm thường tăng theo xu hướng nguồn vốn huy động và chiếm 60-80% nguồn vốn huy động từ KH của Chi nhánh (2009, 2011). Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn trong năm 2010 khi huy động đạt 1.863.510 triệu đồng trong khi Chi nhánh chỉ cho vay 1.050.355 triệu

đồng. Lý giải cho sự khác biệt này cũng như sự biến động lớn trong tổng tài sản trong 3 năm vừa qua là khoản mục “Các khoản phải thu từ Giao dịch nội bộ”. Techcombank - Chi nhánh Hoàn Kiếm đã chuyển một phần nguồn vốn huy động của mình cho Hội sở cũng như các Chi nhánh khác nhằm mục tiêu phát triển đa dạng và đồng đều trên toàn hệ thống của Techcombank.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Ngắn hạn 658.684 747.378 952.226

Tỷ trọng (%) 82,22 71,15 73,85

Chênh lệch tuyệt đối 88.694 204.848

Chênh lệch tương đối (%) 13,47 27,41

Trung, dài hạn 142.443 302.977 337.132

Tỷ trọng (%) 17,78 28,85 26,15

Chênh lệch tuyệt đối 160.534 34.155

Chênh lệch tương đối (%) 112,7 11,27

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2011

Ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn trong các năm qua ít biến động và chỉ thay đổi theo chiều hướng tăng trưởng so với năm trước, nhằm hoàn thành mục tiêu là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của DN và chi tiêu cá nhân đang ngày càng tăng trong nền kinh tế. Cụ thể tính đến cuối năm 2011 thì dư nợ ngắn hạn tăng 204.848 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 293.542 triệu đồng so với năm 2009, đạt mức tăng trưởng bình quân là 20,44%/ năm; dư nợ trung và dài hạn năm 2011 tăng 34.155 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 194.689 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009.

Đặc biệt, dư nợ cho vay ngắn hạn không những liên tục tăng trưởng về quy mô mà còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của toàn Chi nhánh. Cụ thể, năm 2009 dư nợ ngắn hạn chiếm tới 82,22% tổng dư nợ. Bước sang năm 2010 và 2011 thì dư nợ trung và dài hạn có sự tăng trưởng về quy mô nhưng sự tăng trưởng này chưa thực sự cao, chính vì vậy dư nợ ngắn hạn vẫn là nguồn dư nợ chiếm tỷ trọng lớn với 71,15% năm 2010 và 73,85% năm 2011 trong tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh. Điều này dễ giải thích bởi vì tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động bất ổn mà đặc điểm tín dụng ngắn hạn là thời gian thu hồi nhanh sẽ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho hoạt động của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng 2009-2011

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay của cá nhân và tổ chức kinh tế trong 3 năm 2009-2011, ta có thể thấy rõ, cho vay cá nhân và các tổ chức kinh tế luôn tăng trưởng và trong đó thì dư nợ của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2011 thì tổng dư nợ của các tổ chức kinh tế đạt 1.018.113 triệu đồng, tăng 186,683 triệu đồng so với năm 2010 là 831.430 triệu đồng và tăng gần 46,7% so với cùng thời điểm năm 2009. Dư nợ cho vay KH cá nhân vẫn luôn có sự tăng trưởng qua các năm trong đó năm 2011 đạt mức 271.245 triệu đồng tăng 52.320 triệu so với năm 2010 và tăng 166.040 triệu đồng so với năm 2009. Điều này được giải thích là do những KH đã từng có mối quan hệ với chi nhánh thì vẫn được Chi nhánh quan tâm, gìn giữ và phát triển mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 32)