Điểm yếu: Không.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM 2011 (Trang 79)

- Được sự quan tâm, tạo điều kiện của BGH nhà trường và sự hổ trợ nhiệt

3.6.3.Điểm yếu: Không.

3.6.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường cần tiếp tục duy trì khối đại đoàn kết trong tập thể nội bộ hội đồng nhà trường, có sự chỉ đạo sát sao hơn, có kế hoạch hoạt động cụ thể kết hợp với việc kiểm tra đôn đốc các hoạt đông về chuyên môn và các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Các năm tiếp theo, cần tiếp tục xây dựng BCH công đoàn có đủ năng lực để làm công tác công đoàn theo những quy định của Điều lệ công đoàn.

Tăng cường công tác sinh hoạt tư tưởng, tuyên truyền nâng cao hiểu biết chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong CBGVNV của nhà trường, kiên quyết không để tình trạng GVNV vi phạm pháp luật, đồng thời phát huy tối đa các điểm mạnh đã đạt được.

3.6.5. Tự đánh giá:

- Tự đánh giá chỉ số: chỉ số a : đạt; chỉ số b: đạt; chỉ số c: đạt. - Tự đánh giá tiêu chí: đạt

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 3:

Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên và hầu hết nhân viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. BGH đảm bảo về trình độ chuyên môn, quản lý và chính trị. Đó là nền tảng cho công tác quản lý của nhà trường ngày càng hiệu quả. Đội ngũ GV của nhà trường có nhiều đ/c có trình độ chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm giảng dạy tốt . Nhiều thầy, cô là CSTĐ các cấp nhiều năm học. Công tác học tập, bồi dưỡng, dự giờ, hội giảng ngày càng được tổ chức tốt, có hiệu quả trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường luôn quan tâm đến động viên GVNV phấn khởi, yên tâm công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nội bộ nhà trường luôn đoàn kết. Nhà trường luôn có mối quan hệ tốt đẹp với toàn thể phụ huynh HS, chính quyền và nhân dân địa phương. Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường ngày càng có kết quả.Đó là những yếu tố quan trọng để nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

*Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu : 16/18

* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu : 4/6

4. Tiêu chuẩn 4 : THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ CÁC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Thực hiện chương trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục là hoạt động trọng tâm của nhà trương nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hằng năm nhà

trường luôn tổ chức thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình của Bộ GD & ĐT.

Các nhiệm vụ năm học được thông qua tại Hội nghi CBCC hàng năm, nhà trường đề ra các biện pháp tích cực để đẩy mạnh công tác giảng dạy, công tác duy trì phổ cập giáo dục, các hoạt động GDNGLL, hoạt động đoàn thể xã hội... và thường xuyên có biện pháp để nâng cao hiệu quả các hoạt động đó. Qua đó chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng lên.

4.1. Tiêu chí 1. Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền.

a) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo quy định;

b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập.

4.1.1. Mô tả hiện trạng

a) Trong những năm học qua, nhà trường luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học theo quy định cho từng năm học của Bộ, Sở GD&ĐT[H2.2.05.01]; [H4.4.01.02]

b) Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học rất cụ thể, chi tiết thực hiện nghiêm túc theo công văn hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình của Bộ, Sở GD&ĐT Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng cắt xén hoặc dồn ép chương trình [H4.4.01.01].

c) Hàng tuần, hàng tháng nhà trường có kế hoạch kiểm tra, rà soát đánh giá kịp thời về thực hiện kế hoạch thời gian năm học cũng như kế hoạch giảng dạy và học tập. [H4.4.01.02]. Từ đó có kế hoạch chỉ đạo thực hiện điều chỉnh, bổ sung kịp

thời đối với các môn chậm chương trình. [H4.4.01.03]

4.1.2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT.

- BGH thường xuyên kiểm tra, ký duyệt các kế hoạch, giáo án của GV theo định kỳ và đột xuất.

- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên hàng tháng, hằng tuần của BGH và tổ trưởng chuyên môn giúp giáo viên nâng cao hơn ý thức thực hiện theo đúng kế hoạch giảng dạy và học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4.1.3. Điểm yếu:

- Do hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT thường xuyên thay đổi, và việc bố trí số tiết trong mỗi học kỳ ở một số môn học của Bộ chưa hợp lý nên nhà trường có bị ảnh hưởng đến kế hoạch và thời gian học. Trong 1 năm phải xếp lại thời khoá biểu rất nhiều lần.

4.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Trong những năm học tới tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực để hoàn thành tốt chương trình năm học do Bộ GD&ĐT đã đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục duy trì việc kiểm tra hằng tháng, hằng tuần của BGH, Ban thanh tra và các tổ chuyên môn của nhà trường để kịp thời rà soát đánh giá, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

4.1.5. Tự đánh giá:

- Tự đánh giá tiêu chí: đạt

4.2.Tiêu chí 2. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự

giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy / giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy / giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường;

b) Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

4.2.1.Mô tả hiện trạng:

a) Nhằm đảm bảo thực hiện qui chế chuyên môn trong trường , ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch dự giờ, thăm lớp của lãnh đạo nhà trường , của các tổ trưởng và giáo viên [H2.2.01.02], [H4.4.02.03]

- Mỗi giáo viên dự giờ thực chất 10 tiết / học kỳ .[H4.4.02.02] - Tổ trưởng dự ít nhất 1 tiết / 1 tuần ( 19 tiết / học kỳ ) [H4.4.02.01] - Hiệu phó 2 tiết / tuần . [H2.2.07.04]

Nếu so với chỉ tiêu của tiêu chí thì chưa đạt nhưng thực sự phù hợp với thực tế hoạt động chuyên của nhà trường . Vì hiện nay áp lực công việc rất lớn và nhiều mảng nên không thể sắp xếp đủ thời gian dự giờ với số tiết mà tiêu chí đề ra.

Thực hiện kế hoạch thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong năm học , nhà trường đã xây dựng kể hoạch tổ chức thao giảng, thanh tra chuyên đề và toàn diện cho mỗi tổ chuyên môn[H2.2.05.01] để từ đó có thể đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên .( KHTT) [H3.3.06.04]

- Mỗi GV dạy thao giảng 1tiết / năm . - Mỗi tổ ít nhất đạt 8 tiết thao giảng / năm .

- Hằng năm thanh tra toàn diện 20% và chuyên đề 80% số giáo viên.

[H2.2.01.08]

b) Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có trên 30% giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện.Trong các năm qua, luôn có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên [H4.4.02.04]

- Không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

[H3.3.06.05]

c) Định kỳ , nhà trường rà soát , đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng , thao giảng và thi giáo viên giỏi để điều chỉnh kịp thời những tồn đọng , vướng mắc nhằm tạo nề nếp hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả thực sự .[H2.2.05.02]

4.2.2. Điểm mạnh.

- Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) và Tổ trưởng thường xuyên dự giờ dạy giáo viên và tổ chức định kỳ các tiết dạy thao giảng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tăng cường dự giờ đồng nghiệp để học tập rút kinh nghiệm cùng nhau xây dựng tiết dạy đạt hiệu quả.

- Hằng năm nhà trường đều tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường. Khi Phòng Giáo dục tổ chức, nhà trường luôn có số lượng giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện khá cao. Có trên 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi cấp huyện .

- Định kỳ nhà trường, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

4.2.3.Điểm yếu

So với chỉ tiêu của tiêu chí về số tiết dự giờ của BGH và tổ trưởng thì trường chưa đạt.

- Nhà trường đã có mua sắm máy chiếu nhưng chưa đủ để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, chưa có phòng bộ môn đúng tiêu chuẩn quy định, thiết bị dạy học vừa thiếu vừa không đảm bảo chất lượng.

- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chưa có.

4.2.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Giáo viên tăng cường dự giờ thăm lớp học hỏi các đồng nghiệp phương pháp truyền thụ mới và tự học vi tính nâng cao khả năng sử dụng, áp dụng công nghệ thông tin vào giờ giảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu tư xây dựng phòng bộ môn để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn. Cần ưu tiên đầu tư CSVC để mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy như mua thêm máy chiếu và máy tính xách tay

4.2.5. Tự đánh giá:

- Tự đánh giá chỉ số: chỉ số a : đạt; chỉ số b: đạt; chỉ số c: đạt. - Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

4.3.Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vân dụng sáng

kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học;

b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường:

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.

4.3.1. Mô tả hiện trạng

a) Đầu năm học nhà trường đưa ra quy định mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch sử dụng , mua sắm đồ dùng dạy học và được thông qua các lần sinh hoạt chuyên môn

[H2.2.08.02]. Trường đã có sự đầu tư mua sắm các trang thiết bị dạy học, có hồ sơ

quản lý thiết bị, có sổ theo dõi đăng ký sử dụng thiết bị trong dạy học của giáo viên.

[H3.3.01.07]

Giáo viên bộ môn sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có. Tuy điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, nhà trường đã cố gắng bố trí một số phòng khác tạm thời làm phòng bộ môn đáp để đáp ứng được yêu cầu các tiết thực hành. Qua mỗi học kì nhà trường đều tiến hành rà soát, đánh giá lại hiện trạng thiết bị dạy học, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, để có sự chấn chỉnh kịp thời.[H2.2.01.02]

Mặc dù đồ dùng dạy học còn thiếu, phòng bộ môn chưa đúng tiêu chuẩn, nhưng GV đã tổ chức tốt các tiết thực hành bộ môn. Thành tích nổi bật của trường: tham gia dự thi các bộ môn thí nghiệm thực hành tại huyện đạt kết quả cao, như ở bộ môn Hoá, Sinh. Trường cũng đã tổ chức tốt các tiết học thể dục. Hằng năm nhà trường đã tổ chức thành công hội thi: Hội khỏe Phù Đổng cấp trường. Các đội

TDTT của trường đã đạt nhiều thành tích cao ở cấp huyện và tỉnh.[H2.2.01.02],

[H2.2.01.08]

b) Đầu mỗi năm học nhà trường yêu cầu các giáo viên đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Trong từng học kỳ, nhà trường luôn rà soát tiến độ viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên. Các đề tài SKKN đều được các tổ chuyên môn tham gia góp ý xây dựng. Nhà trường thành lập Hội đồng khoa học để nghiệm thu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên vào cuối năm học theo cấp độ A, B, C. Hằng năm trường đã có nhiều SKKN đạt giải cao ở cấp huyện. [H2.2.08.02], [H2.2.05.02], [H2.2.01.02]

c) Hàng năm hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm để đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm.[H2.2.01.02]

- Có biên bản của Hội đồng khoa học nhà trường về nghiệm thu và đánh giá chất lượng sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên.

- Mỗi học kỳ nhà trường tổ chức họp rà soát đánh giá rút kinh nghiệm cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học. Hàng năm đều có đánh giá vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên. [H2.2.08.02],

4.3.2. Điểm mạnh:

- Tất cả giáo viên trong trường đều có ý thức tốt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, có kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học thành thạo.

- Nhà trường đã mua sắm, và có những định hướng thiết thực trong việc đầu tư các trang thiết bị phục vụ việc dạy-học.

- Phong trào viết SKKN của GV ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng. - Các sáng kiến kinh nghiệm hay đã được giáo viên áp dụng vào thực tế giảng dạy.

4.3.3. Điểm yếu:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM 2011 (Trang 79)