Đánh giá một số qui định của pháp luật Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động:

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế lao động Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam (Trang 55)

II- Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng lao động tại công ty: 1.Đặc điểm lao động của công ty:

1. Đánh giá một số qui định của pháp luật Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động:

luật lao động:

Nhìn chung, Bộ luật lao động đã có các quy định khá cụ thể, chi tiết về Hợp đồng lao động, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động như: chủ thể giao kết, nội dung và hình thức của HĐLĐ…. Từ khi Bộ luật Lao động ra đời ngày 23/6/1994 thì việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động nói chung và pháp luật Hợp đồng lao động nói riêng, ở các mức độ khác nhau các qui định này đã phát huy được một cách rõ rệt các ưu điểm của nó. Nó đã phản ánh được những tính chất, đặc trưng của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Đặc biệt khi BLLĐ được sửa đổi, bổ sung 2009 và 2012, pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện và đảm bảo cho HĐLĐ được ký kết một cách hiệu quả trên thực tế. Cụ thể như đã có những quy định mới tiến bộ như: quy định rõ HĐLĐ được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản (bao gồm HLLĐ với người giúp việc gia đình). Riêng HĐLĐ dưới 3 tháng có thể bằng lời nói (BLLĐ 1994 là “bằng miệng”). Quy định rõ việc ủy quyền giao kết HĐLĐ: Chỉ có công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm NLĐ mới có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để ký kết HĐLLĐ bằng văn bản thay vì quy định cũ, tất cả các HĐLĐ đều có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để ký….Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để các bên đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các quy định của BLLĐ về quan hệ lao động trong HĐLĐ vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục như: Các quy định về quan hệ lao động ở nước ta hiện nay chủ yếu hướng về quan hệ hai bên tại doanh nghiệp, ít quan tâm đến quan hệ ba bên ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp địa phương. Điều này làm hạn chế sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động vào việc xây dựng chính sách, pháp luật về quan hệ lao động, từ đó hạn chế chất lượng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ khi tham gia quan hệ lao động.

Quy định về tổ chức và hoạt động của đại diện người lao động (công đoàn) còn khá cứng nhắc và chưa khuyến khích được công đoàn, nhất là công đoàn cấp cơ

sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Từ đó dẫn đến chất lượng đại diện và bảo vệ người lao động còn thấp.

Đồng thời, do việc triển khai Bộ luật Lao động còn chậm và thiếu đồng bộ, hướng dẫn còn có các nội dung chưa thống nhất, chưa cụ thể, từ đó dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi thực hiện. Mặt khác ý thức pháp luật của các chủ thể trong quan hệ lao động cũng là một nguyên nhân. Do nước ta mới phát triển nền kinh tế thị trường vì vậy nước ta chưa có đầy đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường thực thụ, điều này tác động rất lớn đến ý thức của các chủ thể trong việc thiết lập quan hệ lao động còn rất tuỳ tiện, không tôn trọng pháp luật...

Hơn nữa, tổ chức đại diện tập thể người lao động là công đoàn chưa có sự chuyển biến kịp thời cả về số lượng và chất lượng nên khả năng quy tụ cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động còn nhiều hạn chế. Cuối cùng về phía các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý về lao động, trong mấy năm qua hiệu quả hợp đồng còn hạn chế, việc bảo đảm thực thi pháp luật lao động cũng như xử lý vi phạm còn chậm chạp, chưa cương quyết.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế lao động Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w