Ngữ pháp hội thoại

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy tiếng Việt hiện nay (Trang 31)

7. Bố cục luận văn

1.7. Ngữ pháp hội thoại

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cả ba lý thuyết hội thoại trên trong khi chú tâm tìm cách xác định các đơn vị hội thoại và quan hệ giữa chúng chưa xem xét đến hội thoại trong toàn cục. Ngữ pháp hội thoại của Gotz Hinderlang là một thử nghiệm tìm ra quan hệ toàn cục đó của hội thoại. Ông cho rằng, nói đến ngữ pháp của hội thoại là ngầm thừa nhận sự tồn tại của hệ thống những quy tắc chi phối chuỗi những hành vi ngôn ngữ quyết định một cuộc hội thoại có tính mạch lạc. Nói đến quy tắc trong hội thoại, không nên nghĩ đến quy tắc của các trò chơi ngôn ngữ, đó là những quy tắc cho phép chúng ta miêu tả vận động của những người nói như là vận động được điều khiển bởi hướng và đích. Mục đích của ngữ pháp hội thoại là tìm ra những quy tắc tạo nên một số mô hình hội thoại. Hinderlang viết “Ngữ pháp hội thoại miêu tả điều người ta làm khi tham gia vào hội thoại mà hội thoại là những hoạt động ngôn ngữ bị chi phối bởi quy tắc, có đích và có hướng. Phạm trù đích đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng mô hình hội thoại.” [28, tr. 38]

Do điều kiện hạn chế, luận văn chỉ tập trung đề cập đến vấn đề phân loại và cấu trúc nội tại của những cuộc hội thoại đơn giản. Còn vấn đề mô hình những cuộc hội thoại phức hợp sẽ được đề cập khi mở rộng đề tài ở cấp độ cao hơn.

Gotz Hinderlang đã vận dụng quan điểm của Frank và Hundsnurscher phân loại các cuộc hội thoại đơn giản theo tiêu chí kết hợp đích và lợi ích. Ở bậc phân loại thứ nhất, chúng ta phân biệt hội thoại hài hòa và hội thoại bất hòa.

- Hội thoại hài hòa là những cuộc hội thoại mà lợi ích của SP1 và SP2 hoặc đã đồng nhất từ đầu hoặc dễ dàng tương hợp. SP2 dễ dàng tương hợp với SP1 hoặc ngược lại.

Ví dụ:

(1).SP1:Thôi, về đi.

SP2:Ừ, về, tớ cũng định bảo cậu thế.

Trong ví dụ (1), đích của các đối tác là đồng nhất. Còn ở ví dụ (2) và (3) dưới đây là minh họa về đích dễ dàng tương hợp.

31

SP2: Ừ, nếu cậu muốn thì về (3).SP1: Thôi, về đi

SP2:Không, tớ thích ở đây. Tớ muốn ở lại một lát nữa.

SP1: Thế hả, nếu cậu muốn ở lại thì ta ở.

- Trong các cuộc hội thoại bất hòa, lợi ích của SP1 và SP2 hoặc khác nhau, hoặc trái ngược nhau lúc đầu. Ở hội thoại kiểu này, cần phân biệt những cuộc thoại trong đó cả hai đối tác đều sẵn sàng nhượng bộ nhau và những cuộc thoại mà mỗi đối tác đều “bướng bỉnh” không chịu nhượng bộ.

Biểu đồ sau đây tổng hợp bốn mô hình hội thoại có đích:

Hội thoại có đích

Hài hòa Bất hòa

Lợi ích của SP1/SP2 là đồng nhất Lợi ích của SP1/SP2 dễ dàng tương hợp SP1/SP2 sẵn sàng nhân nhượng SP1/SP2 không sẵn sàng nhân nhượng

- Hình thức tối thiểu của những cuộc hội thoại trên do các chuỗi hành vi thuộc các kiểu sau lập nên:

1. Hành vi dẫn nhập (DN): Bằng hành vi dẫn nhập, SP1 nêu ra đích.

2. Hành vi phản hồi tích cực (PHTC): Bằng hành vi phản hồi tích cực, SP2 chấp nhận đích mà SP1 nêu ra ở DN.

3. Hành vi phản hồi tiêu cực (PHTiC): Bằng hành vi này, SP2 chối bỏ đích mà SP1 nêu ra ở DN.

4. Hành vi từ bỏ (TB): Bằng hành vi này, người nói từ bỏ đích đã nêu ra ở hành vi trước của mình.

5. Hành vi xét lại (XL): Bằng hành vi này, người nói thay đổi đích của mình.

6. Hành vi phản dẫn nhập (PDN): Bằng hành vi này, SP2 đưa ra đích của mình như là một phản ứng đối với đích của SP1 nêu ra ở DN.

7. Hành vi tái dẫn nhập (TDN): Bằng hành vi này, người nói nhấn lại lập trường của mình thể hiện ở hành vi trước.

32

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy tiếng Việt hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)