Cấu trúc hội thoại

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy tiếng Việt hiện nay (Trang 25)

7. Bố cục luận văn

1.6.Cấu trúc hội thoại

Có 3 trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Đó là: + Trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ ( conversation analysis)

+ Trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh (discourse analysis) + Trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sỹ (Geneve) và Pháp

Do điều kiện hạn chế nên luận văn của chúng tôi xin chỉ trình bày một cách tóm lược quan điểm về cấu trúc hội thoại của trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ và trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh. Luận văn sẽ tập trung nhiều hơn vào quan điểm về cấu trúc hội thoại của trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ - Pháp.

1.6.1. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ

Theo trường phái này, nghiên cứu đơn vị và cấu trúc các đơn vị hội thoại

gồm có bốn vấn đề là:

+ Đơn vị hội thoại (cụ thể là các lượt lời)

+ Cặp kế cận.

+ Cấu trúc được ưa thích. + Cặp chêm xen.

1.6.2. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh

Đây được xem là nền tảng của lý thuyết phân tích diễn ngôn. Theo quan điểm của trường phái này, các cuộc hội thoại có cấu trúc năm bậc như sau:

25

1. Tương tác (interaction)

2. Đoạn thoại (transaction)

3. Cặp thoại (exchange)

4. Bước thoại (move)

5. Hành vi ( act)

Trong đó, hành vi là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại tức cuộc tương tác. Các hành vi tạo nên bước thoại, các bước thoại tạo nên cặp thoại, cứ thế cho đến đơn vị bao trùm là cuộc thoại.

1.6.3. Cấu trúc hội thoại theo trường phái lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp

Luận văn của chúng tôi chọn hướng nghiên cứu cấu trúc hội thoại của trường phái này để khảo sát hệ thống các hội thoại của mình.Theo quan điểm của trường phái này, cấu trúc hội thoại bao gồm các nội dung sau:

+ Cuộc thoại + Đoạn thoại + Cặp trao đáp

Đây là ba đơn vị có tính chất lưỡng thoại, có nghĩa là chúng hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Bên cạnh đó, còn có hai đơn vị có tính chất đơn thoại ( nghĩa là do một người nói ra). Đó là:

+ Tham thoại và hành vi ngôn ngữ. Cụ thể như sau:

1.6.3.1. Cuộc thoại

Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Toàn bộ hoạt động ngôn ngữ của con người là một chuỗi những lời đối đáp. Và cuộc thoại là đơn vị được tách ra trong chuỗi ngôn ngữ ấy. Trong lịch sử, có rất nhiều cuộc thoại kéo dài theo thời gian và có sự thay đổi ở nhiều không gian khác nhau, nhưng trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những cuộc thoại thông thường chứ không đi sâu vào các cuộc thoại đặc biệt.

26

+ Nhân vật hội thoại: một cuộc thoại được xác định bởi sự hiện diện liên tục của những người hội thoại. Khi thay đổi người hội thoại thì chúng ta có cuộc hội thoại mới.

+ Tính thống nhất về thời gian và địa điểm: Thông thường thì một cuộc thoại sẽ diễn ra trong khoảng thời gian và địa điểm xác định. Tuy nhiên, cũng có không ít cuộc thoại có thể thay đổi thời gian và địa điểm vì lý do chủ quan hoặc khách quan ...

+ Ranh giới của cuộc thoại: thông thường sẽ có dấu hiệu mở đầu và dấu hiệu kết thúc cuộc thoại. Tuy nhiên, ở một số cuộc thoại cũng khó áp dụng ranh giới này. Bởi vậy, đôi khi sự phân chia cũng ít nhiều mang tính võ đoán.

1.6.3.2. Đoạn thoại

Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng. Về ngữ nghĩa chính là sự liên kết về chủ đề, còn về ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đó, cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: Đoạn thoại mở thoại (mở thoại);

Thân cuộc thoại (thân thoại); Đoạn thoại kết thúc. (kết thoại)

Trong đó, đoạn thoại mở đầu và đoạn thoại kết thúc đa số được công thức hóa tùy thuộc vào mục đích, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, sự quen thuộc, sự hiểu biết và quan hệ giữa các nhân vật hội thoại. Dù rất khác nhau nhưng đoạn thoại mở đầu và đoạn thoại kết thúc bị chi phối bởi nguyên tắc là “không dễ dàng khi chuyển từ im lặng sang nói năng và ngược lại từ nói năng sang im lặng.”

Đoạn thoại mở thoại ngoài chức năng mở ra cuộc hội thoại còn có chức năng thương lượng hội thoại về đề tài diễn ngôn và thăm dò đối phương về mọi mặt. Nhìn chung, trong đoạn thoại mở thoại, người mở thoại thường tránh sự xúc phạm đến thể diện của người nghe, chuẩn bị “hòa khí” cho cuộc thoại. Đoạn thoại kết thúc không chỉ có chức năng tổ chức sự kết thúc cuộc gặp gỡ mà còn phải xác định cách chia tay. Vì phép lịch sự chúng ta thường tránh sự kết thúc đột ngột đơn phương, tuy nhiên cũng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

Tóm lại, qua đoạn thoại mở thoại và đoạn thoại kết thúc, người ta phải ứng xử dường như là để biểu lộ niềm vui của sự gặp gỡ và nỗi buồn của việc chia tay.

27

Chúng ta đều biết rằng, bước thoại do một người nói ra, có thể là một lượt lời và cũng có thể là những bộ phận của một lượt lời. Một bước thoại có thể do một số hành vi thực hiện nhưng tất cả các hành vi đó đều nằm trong một lượt lời của người nói ra. Hình dung như vậy để có thể phân biệt rõ bước thoại và cặp thoại. Cặp thoại gồm ít nhất hai bước thoại. Cũng có những trường hợp cặp thoại chỉ có một bước thoại của người nói (không có bước thoại đáp của người nhận) do hai phía đối tác kế tiếp nhau nói ra.

Về nguyên tắc, cặp trao đáp là những đơn vị lưỡng thoại tối thiểu. Đây là đơn vị cơ sở của hội thoại. Cặp thoại được phân loại căn cứ vào số lượng các tham thoại. Cụ thể như sau:

a. Cặp thoại một tham thoại

Chúng ta biết rằng, về nguyên tắc, cặp thoại ít nhất phải có hai tham thoại của hai nhân vật. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Đó là trường hợp tham thoại SP1 không được SP2 hưởng ứng hồi đáp bằng hành vi tương ứng. Những cặp thoại kiểu như vậy được gọi là cặp thoại một tham thoại hay cặp thoại “hẫng”.

Ví dụ:

SP1: Hôm nay em đẹp quá! (SP1 là một chàng trai gặp cô gái SP2 lần đầu) SP2: ...

Hãy xét hai ví dụ sau:

Ví dụ (1)

SP1: (gõ cửa) SP2: Mời vào.

Ví dụ ( 2)

SP1: Bật hộ tôi cái đèn.

SP2: (Đứng dậy bật đèn mà không nói một lời nào)

Hai ví dụ trên không phải minh họa cho cặp thoại một tham thoại bởi một trong hai tham thoại cấu trúc nên nó được thực hiện bằng những hành vi kèm lời hoặc vật lý.

b. Cặp thoại hai tham thoại (cặp thoại đôi)

Cặp thoại đôi gồm có hai tham thoại: SP1 là tham thoại dẫn nhập, còn SP2 được gọi là tham thoại hồi đáp.

28

SP1: Đi đâu đấy? SP2: Đi học.

c. Cặp thoại ba tham thoại (cặp thoại ba)

Cặp thoại ba thường xuất hiện khi SP1 phát ra có tính chất đóng lại cặp thoại trước đó (nếu cần) để mở ra một cặp thoại khác ...

Ví dụ:

SP1: Đi đâu đấy? SP2: Đi xem điểm.

SP3: Thế à? Điểm cao không?

1.6.3.4. Tham thoại

Tham thoại là đơn vị đơn thoại. Tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên. Một tham thoại có một hành vi chủ hướng (CH) và có thể có một hoặc một số hành vi phụ thuộc (PT). Cấu trúc của tham thoại có thể là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CH PT CH CH PT PT CH PT PT PT CH ...

Hành vi chủ hướng có chức năng quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại.

SP1: Anh có biết cô Mai ở đâu không? Cô Mai dạy Khoa Anh ý.

Chủ hướng ở đây là hành vi hỏi và SP2 chắc chắn sẽ có câu trả lời biết hay không biết khi nghe tham thoại này.

SP1: Trời mưa to quá anh ạ.

SP2: Không sao, đối tác vẫn chưa đến.

Ở ví dụ trên, chủ hướng của SP1 là hành vi xin lỗi vì đến muộn nhưng là hành vi gián tiếp. SP2 hồi đáp cho chính hành vi chủ hướng đó chứ không hồi đáp cho hành vi phụ thuộc.

29

Tóm lại, các tham thoại tạo nên cặp thoại. Tham thoại có thể là tham thoại chủ hướng hoặc tham thoại phụ thuộc tùy vào từng trường hợp cụ thể. Do vậy, hội thoại thường có các kiểu tham thoại sau:

Tham thoại có chức năng dẫn nhập (tham thoại chủ hướng); Tham thoại hồi đáp - dẫn nhập trong lòng cặp thoại;

Tham thoại hồi đáp. (thường là tham thoại kết thúc cặp thoại)

1.6.3.5. Hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại. Cách ứng xử bằng lời căn cứ vào các hành vi ngôn ngữ đi trước chứ không căn cứ vào các đơn vị ngữ pháp thông thường như từ và câu.

Labov và Fanshel viết “Các hành động chủ yếu bảo đảm tính liên kết chuỗi, lời không phải là các hành động như khiêu khích, tự vệ, lẩn tránh. Những hành động này có liên quan đến tư cách của người tham gia hội thoại, với các quyền lực và trách nhiệm của họ và với mối quan hệ thường xuyên thay đổi của họ trong tổ chức xã hội.”[30, tr. 230]

Trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có thể chia thành hai nhóm là: những hành vi có hiệu lực ở lời và những hành vi liên hành vi. Trong đó, những hành vi có hiệu lực ở lời là những hành vi có hiệu lực thay đổi quyền lực và trách nhiệm của người hội thoại. Hay nói cách khác, đó là những hành vi xét trong quan hệ giữa các tham thoại của các nhân vật hội thoại với nhau. Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời thành một tham thoại, người nói đã có trách nhiệm với phát ngôn của anh ta và anh ta có quyền đòi hỏi người đối thoại phải hồi đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng. Ví dụ: hỏi/trả lời; cầu khiến/đáp ứng vv ... Nhóm những hành vi liên hành vi nằm trong quan hệ giữa các hành vi tạo nên một tham thoại, chúng có tính chất đơn thoại trong khi các hành vi ở lời có tính chất đối thoại.

Nhận xét về hai hành vi nêu trên, Đỗ Hữu Châu viết “Trên cơ sở phân biệt hai loại hành vi nêu trên, ngoài các hành vi ở lời mà Austin và Searle đã nêu, lý thuyết hội thoại còn đưa ra các hành vi liên hành vi như: dẫn khởi, tiếp tục, nhắc lại, láy lại, ngắt lời, củng cố, kết thúc, chú thích, đánh giá, giải thích, bổ khuyết, tóm tắt, nhấn mạnh, điều chỉnh, biện minh, lập luận vv ... Tuy nhiên, việc liệt kê và phân loại các hành vi liên hành vi còn tản mạn và chưa hợp lý. Những hành vi đề cập đến ở trên mới chỉ mang tính chất đặt vấn đề và gợi ý, chưa phải là những kết luận đủ tin cậy. Có lẽ điều quan trọng là chức năng của các hành vi trong hội

30

thoại hơn là sự phân loại cố định các hành vi ngôn ngữ trong hội thoại. Có thể cùng một hành vi (chẳng hạn như giải thích hoặc chú thích) lúc này thì có chức năng ở lời, lúc khác lại chỉ có chức năng liên hành vi.”[2, tr. 320]

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy tiếng Việt hiện nay (Trang 25)