Tiến trinh:

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 cả năm_ VNEN (Trang 31)

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi

1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiêu bài

2. HS quan sát, tìm hiểu

- GV cho HS quan sát 1 số đồ vật, con vật, con người hoặc tranh ảnh đã chuẩn bị và gợi ý HS tìm hiểu:

+ Hình dáng người, con vật được tạo dáng như thế nào? + Những sản phẩm đó thường làm bằng các chất liêu gì? + Màu sắc ra sao?

- GV nhận xét, nêu tóm tắt.

3. HS tìm hiểu cách nặn

- GV yêu cầu HS nêu lại các cách nặn người hoặc con vật - Nhận xét, nêu lại các cách nặn, thao tác nặn mẫu:

+ Cách 1: Từ một thỏi đất nặn tạo hình dáng theo ý thích + Cách 2: Nặn các bộ phận rồi gắn lại với nhau

4. Cho HS quan sát một số bài mẫu

2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành - GV nêu yêu cầu bài thực hành

- Cho HS các nhóm chọn chủ đề định nặn và tiến hành nặn theo nhóm

- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

2. Nhận xét đánh giá

- GV chọn 1 số bài hoàn thiên, chưa hoàn thiên và tiến hành nhận xét đánh giá: + Cách nặn.,

+ Cách tạo dáng + Chủ đề nặn

- GV nhận xét đánh giá chung

- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau

3. Hoạt động ứng dụng:

- Tập nặn 1 con vật theo ý thích và trưng bày tại góc học tập của mình __________________________________________

TIẾT 22: VẼ TRANG TRI

TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH, NÉT ĐẬM

I/ Mục tiêu:

- Nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm - Xác định vị trí nét thanh nét đậm và nắm được cách kẻ chữ - Tập kẻ chữ A, B theo mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

II/ Tài liệu và phương tiện :Giáo viên: Giáo viên:

- SGK, SGV...

- Mẫu một số kiểu chữ nét thường, nét thanh đậm

Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi

1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiêu bài

2. HS quan sát, tìm hiểu

- GV cho HS quan sát 1 số kiểu chữ khác nhau, gợi ý HS nhận xét: + Sự giống, khác nhau giữa các kiểu chữ?

+ Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ? + Dòng chữ nào là chữ nét thanh nét đậm?

- GV nhận xét, nêu tóm tắt về đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh đậm.

3. HS tìm hiểu cách kẻ chữ

- GV kẻ mẫu 1 chữ cho HS quan sát và gợi ý HS: + Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh + Nét kéo xuống là nét đậm

- GV minh họa lại cho HS quan sát và nêu cách kẻ chữ: + Tìm khuôn khổ chữ: xác định các nét thanh, đậm, nét cong + Kẻ chữ theo các nét đã xác định

+ Vẽ màu vào chữ - GV lưu ý HS:

+ Trong dòng chữ các nét thanh thì mảnh như nhau, các nét đậm cũng đều như nhau thì chữ mới đẹp

4. HS quan sát một số bài mẫu

2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành tập kẻ chữ - GV nêu yêu cầu bài thực hành

- HS thực hành tập kẻ chữ A, B

- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

2. Nhận xét, đánh giá

- GV chọn 1 số bài hoàn thiên, chưa hoàn thiên và tiến hành nhận xét: + Hình dáng chữ: Cân đối, nét thanh đậm đúng vị trí...

+ Màu sắc chữ, cách vẽ màu...

- GV cùng HS chọn ra các sản phẩm đẹp - GV nhận xét đánh giá chung

- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau

3. Hoạt động ứng dụng:

- Tập kẻ 1 dòng chữ nét thanh, nét đậm theo ý thích. __________________________________________

TIẾT 23: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN

I/ Mục tiêu:

- Hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn. - Biết cách tìm, chọn chủ đề.

- Tập vẽ tranh đề tài tự chọn.

II/ Tài liệu và phương tiện :Giáo viên: Giáo viên:

- SGK, SGV...

- Một số tranh các đề tài khác nhau

Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi

1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiêu bài

2. HS tìm, chọn nội dung đề tài

- GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS tìm hiểu: + Các bức tranh vẽ đề tài gì?

+ Trong tranh có những hình ảnh nào? + Các hình ảnh chính phụ trong tranh?

- GV nhận xét, nêu tóm tắt về tranh vẽ các đề tài khác nhau - GV cho HS chọn cho mình một nội dung, đề tài để vẽ tranh.

3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh

- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ tranh theo đề tài đã học. - GV nhận xét, nêu lại các bước, hướng dẫn HS cách vẽ tranh: + Vẽ các hình ảnh chính trước làm rõ nội dung tranh

+ Vẽ thêm các hình ảnh cho tranh sinh động. + Chỉnh sửa chi tiết

+ Vẽ màu theo ý thích.

- GV lưu ý HS cách chọn nội dung, cách sắp xếp bốc cục, tô màu...

4. HS quan sát một số bài mẫu

2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành vẽ tranh - HS nêu nội dung tranh định vẽ - Thực hành vẽ tranh theo ý thích

- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

2. Nhận xét, đánh giá

- GV chọn 1 số bài hoàn thiên, chưa hoàn thiên và tiến hành nhận xét: + Cách vẽ hình ảnh chính, phụ

+ Cách sắp xếp các hình ảnh + Cách vẽ màu...

- GV nhận xét đánh giá chung

- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau

3. Hoạt động ứng dụng:

- Vẽ một bức tranh đề tài tự do và trang trí tại góc học tập. ___________________________________

TIẾT 24: VẼ THEO MẪU

MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU

I/ Mục tiêu:

- Hiểu hình dáng, tỉ lê, đậm nhạt, đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ theo mẫu.

- Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu.

II/ Tài liệu và phương tiện :Giáo viên: Giáo viên:

- SGK, SGV...

- Một số tranh các đề tài khác nhau

Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi

1. Nghe giới thiêu bài

2. HS quan sát nhận xét và tìm hiểu mẫu

- GV giới thiêu một số mẫu đã chuẩn bị và yêu cầu HS tìm hiểu : + Mẫu gồm những gì?

+ Hình dáng đặc điểm của mẫu ? + Màu sắc của mẫu ?

+ So sánh tỉ lê giữa hai vật mẫu? - GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu

3. HS tìm hiểu cách vẽ

- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ theo mẫu. - GV nêu cách vẽ và vẽ mẫu lên bảng:

+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu. + Tìm tỉ lê các bộ phận vẽ phác các nét chính

+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình vẽ + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu

- GV lưu ý HS cách xắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ màu, đậm nhạt.

4. HS quan sát một số bài vẽ.

2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành vẽ theo mẫu - GV nêu yêu cầu của bài thực hành

- HS thực hành vẽ vào Vở tập vẽ hoặc giấy A4

- Trong thời gian thực hành GV quan sát, gợi ý và hướng dẫn cho các HS còn lúng túng

2. Nhận xét, đánh giá

- GV cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về: + Cách sắp xếp bố cục

+ Cách vẽ hình + Cách vẽ đậm nhạt - GV nhận xét, đánh giá

- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau

3. Hoạt động ứng dụng:

- Vẽ một bức tranh tĩnh vật mà em thích sau đó giới thiêu để mọi người cùng biết

_________________________________________ TIẾT 25: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC

I/ Mục tiêu:

- Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc - Biết được một số thụng tin sơ lược về họa sĩ Nguyễn Thụ - Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 cả năm_ VNEN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w