Thực trạng xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức.DOC (Trang 46)

II. Tình hình xuất khẩu bao bì sang thị trường Đức của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức

3. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức

TNHH bao bì và thương mại Anh Đức

Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về bao bì của khách hàng ngày càng gia tăng. Đối với Việt Nam là nước xuất khẩu bao bì còn nhỏ bé, bao bì chủ yếu được sản xuất để cung cấp trong nước. Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bao bì là một trong những đòn bẩy nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bao bì phát triển, và đem lại lợi ích cho đất nước. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu bao bì là một trong những mục tiêu của chiến lược xuất khẩu Việt Nam.

3.1. Nội dung hoạt động xuất khẩu bao bì của công ty TNHH bao bì và thươngmại Anh Đức : mại Anh Đức :

Công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức là một công ty sản xuất kiêm xuất khẩu với quy mô nhỏ nên các nội dung cần thiết cho hoạt động xuất khẩu chưa thực sự chuyên môn hóa vào công việc.

Phòng kinh doanh đảm nhận nhiệm vụ tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Hàng năm công ty có cử người ở phòng kinh doanh đi tham gia hội chợ ở các thị trường tiềm năng nhằm tìm kiếm khách hàng. Với thị trường Đức vốn có nhiều bạn hàng quen thuộc với công ty, nhân viên của công ty cũng thường xuyên

trao đổi qua lại, tiếp thu ý kiến của khách hàng để kịp thời cung cấp sản phẩm vừa lòng khách hàng, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phòng xuất nhập khẩu đảm nhận nhiệm vụ thu thập thông tin và giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại của công ty. Đó là lập kế hoạch xuất nhập khẩu, kí kết hợp đồng mua bán, giải quyết các vấn đề khiếu nại...

Về hình thức xuất khẩu, công ty xuất khẩu theo hình thức trực tiếp. Trực tiếp đàm phán với khách hàng và giao dịch. Do là một công ty sản xuất nên công ty dễ dàng trong việc tạo ra sản phẩm vừa ý với khách hàng, và công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu tương đối nhẹ nhàng.

3.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức

3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Hiện nay, Đức là một trong những đối tác thương mại quan trọng của công ty, là một thị trường xuất khẩu lớn . Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty sang thị trường này ngày càng lớn.

Tình hình xuất khẩu bao bì sang thị trường Đức của công ty được thể hiện qua bảng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 7 : Kim ngạch xuất khẩu

Đơn vị : USD

Năm 2006 2007 2008

Kim ngạch xuất khẩu

112.368 158.243 237.321

Nguồn: Công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức

Từ năm 2006- 2008, kim ngạch xuất khẩu của công ty Anh Đức luôn tăng. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 158 nghìn USD (tăng 40% so với năm 2006). Đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 237 nghìn USD, tăng 50% so với năm 2007.

Đối với thị trường Đức là thị trường chủ yếu của công ty nên mang lại cho công ty một lượng ngoại tệ khá lớn. Điều này thể hiện bằng chỉ tiêu kim ngạch của công ty trên thị trường Đức như sau .

Bảng 8 : Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Đức Đơn vị : USD Năm 2006 2007 2008 Kim ngạch xuất khẩu 50.087 98.858 173.253

Nguồn: Công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức

Nếu như trong năm 2006, thị trường Đức chỉ mới chiếm tỷ trọng 44% trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu bao bì của công ty thì đến năm 2007 tỷ lệ này đã tăng lên xấp xỉ 68%. Năm 2008, tỷ lệ này tiếp tục gia tăng, chiếm lên đến 72% trong tổng cơ cấu các thị trường xuất khẩu. Từ đó có thể thấy khả năng xuất khẩu sản phẩm bao bì của công ty sang thị trường Đức là rất có tiềm năng, được thể hiện ở chỗ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Đức trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ngày càng tăng và khá ổn định.

3.2.2.Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Đức :

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty sang Đức là bao bì nhựa, bao bì giấy (thường theo đơn đặt hàng) và các sản phẩm in như poster, bưu thiếp....Nhưng từ năm 2006 đến nay, sản phẩm in ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu hàng xuất khẩu, thể hiện ở tỷ trọng ngày càng cao.

Cơ cấu các mặt hàng bao bì xuất khẩu của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức được thể hiện qua bảng số liệu sau :

Bảng 9 : Cơ cấu mặt hàng bao bì xuất khẩu của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức sang thị trường Đức

Đơn vị :%

Sản phẩm Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng 2008

Bao bì nhựa 18 16 17

Bao bì giấy 34 37 32

Sản phẩm in 48 47 51

Có thể thấy sản phẩm in là mặt hàng chủ lực của công ty trong việc xuất khẩu sang thị trường Đức. Đến năm 2008, sản phẩm in đã chiếm tỷ trọng 50% khối lượng sản phẩm xuất khẩu. Trong đó, sản phảm in chủ yếu được xuất khẩu nhiều nhất là catalogue, poster, bưu thiếp, các loại lịch, các chứng từ có số nhảy, ép nhũ, thúc nổi không gian 3 chiều,...

3.3. Các giải pháp công ty thực hiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trườngĐức Đức

Để xuất khẩu sang thị trường Đức, công ty đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trong đó chủ yếu là những giải pháp về : mở rộng sản xuất, trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm... Cụ thể như sau

Thứ nhất là các biện pháp về mở rộng sản xuất, trang bị thâm thiết bị máy móc, công ty hiện đang chú trọng nhập thêm các loại máy móc phục vụ mở rộng sản xuất như : máy in Offset, máy nén khí D-4, máy cắt và gấp giấy carton, máy nén khí, máy dán mạng... để mở rộng quy mô sản xuất. Việc đầu tư máy móc thiết bị và tăng vốn kinh doanh là yếu tố then chốt cho Công ty để nâng cao sản lượng sản phẩm, tức là Công ty đã thực hiện đầu tư theo chiều rộng. Để tạo vốn sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có Công ty đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như vay ngắn hạn ngân hàng bổ sung vốn lưu động, vay dài hạn ngân hàng để đầu tư máy móc thiết bị.

Thứ hai, công ty chú trọng công tác mở rộng thị trường, ngoài thị trường Đức, công ty cũng đã tạo mối quan hệ với các công ty nhập khẩu ở Pháp, Ý ....và bước đầu đã có mối quan hệ thương mại tốt đẹp.

Thứ ba là việc nâng cao chất lượng sản phẩm : Công ty đã chú ý hơn đến vấn đề nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu. Qua đó cũng góp phần đáng kể nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Với năng lực sản xuất trên kết hợp với đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề, Công ty đã thực hiện sản xuất cho những hợp đồng kinh tế lớn, đem lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao.

Riêng 3 năm trở lại đây, một điểm đáng chú ý là các chỉ tiêu trong SXKD đã đạt được mức tăng ổn định như dự kiến. Đây có thể coi là một tiến bộ đáng biểu dương của Công ty, là một cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên.

3.4.Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức

Nhìn vào thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty sang thị trường Đức từ năm 2006 đến nay. Ta thấy có một số thành tựu và hạn chế sau:

Qua những năm gần đây có thể thấy, công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức đã có những bước tiến đáng kể thể hiện qua việc doanh thu tăng đều qua các năm. Công ty vẫn giữ vững thị trường ổn định như xuất khẩu các loại bao bì, sản phẩm in sang các nước EU, ngoài ra năm 2009 Công ty tiếp tục phát triển thêm sản phẩm mới và thị trường mới như Pháp với sản phẩm túi đựng bánh mỳ các loại. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào Đức tăng với tốc độ bình quân khá cao, trung bình gần 40%/năm. Xuất khẩu của công ty sang thị trường Đức chiến trung bình 60%/năm trong giai đoạn 2006-2008

Công ty đã phát huy được lợi thế của mình trong việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường Đức, thể hiện ở chỗ số lượng đơn đặt hàng ngày càng gia tăng. Đặc biệt các sản phẩm in của công ty được khách hàng Đức đánh giá cao, đặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn.

Đồng thời, sự phát triển về xuất khẩu đã tạo ra cho sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sự đổi mới không ngừng về sản phẩm làm ra.

3.4.2. Những hạn chế tồn tại

Thứ nhất, vốn đầu tư để thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh bao bì thấp so

với đầu tư các ngành khác, nhiều đơn vị, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư tổ chức kinh doanh – sản xuất bao bì dẫn dến sự cạnh tranh quyết liệt trong kinh doanh – sản xuất bao bì. Vòng quay vốn lưu động chậm,vốn vay chủ yếu là của ngân hàng nên làm gia tăng các khoản chi phí khác. Nhu cầu về vốn ngày càng tăng nhưng chủ yếu là do vay ngân hàng làm cho chi phí vốn cao và gánh nặng trả nợ cao khi điều kiện kinh doanh khó khăn, làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp . Từ đó tác động đến hoạt động nhập khẩu, hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho công ty.

Thứ hai, máy móc thiết bị của Công ty phần lớn ở dạng chế tạo trong nước,

công nghệ và kĩ thuật lạc hậu, khó đáp ứng được sự phát triển về kiểu dáng và chất lượng bao bì thời mới. Hàng bao bì xuất khẩu còn nghèo nàn về chủng loại và chất lượng chưa đạt độ đồng đều.

Thứ ba, lực lượng cán bộ công nhân viên của Công ty phần lớn từ thời bao

cấp chuyển sang, tuổi bình quân cao, mặc dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh bao bì nhiều năm, có kinh ngiệm nhưng trước thay đổi của kinh tế thị

trường còn lúng túng, bị động. Nhất là khi một công ty xuất khẩu muốn phát triển tốt cần phải có những cán bộ tinh nhạy nhanh nhẹn để xử lí các tình huống.

Thứ tư, Công ty còn non nớt trong kinh nghiệm thương trường, còn nhiều bỡ

ngỡ với các thị trường quốc tế. Không nắm bắt cơ hội, kém hiểu biết luật lệ của thị trường Đức, thiếu thông tin, chưa biết tiếp cận thị trường, làm ăn tùy tiện, manh mún với một phong cách chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của Đức.

Thứ năm, môi trường đầu tư (Cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật) và môi

trường thương mại (Cơ chế, chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu) ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thu hút và hấp dẫn mạnh mẽ các doanh nghiệp Đức vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nên công ty không có nhiều cơ hội để nắm bắt.

Tóm lại, khả năng mở rộng và phát triển xuất khẩu của công ty sang thị trường Đức là rất lớn, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải nhanh chóng giải quyết những tồn tại và khắc phục các mặt hạn chế.

3.4.3. Nguyên nhân

a.Nguyên nhân chủ quan:

- Hình thức xuất khẩu hàng hóa của công ty sang Đức còn giản đơn: chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian, chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh doanh khác, đặc biệt với đầu tư, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chính vì vậy mà công chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.

- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức

Việc nghiên cứu thị trường là do từng phòng kinh doanh tự đảm nhiệm,mạnh ai nấy làm, thiếu sự hỗ trợ thông tin lẫn nhau làm cho thông tin và phán đoán công việc thiếu chính xác, nên làm giảm hiệu quả không chỉ ở kinh doanh nhập khẩu mà trên toàn doanh nghiệp

Hơn nữa những năm qua, phương pháp thu thập và xử lý thông tin ở công ty được tiến hành thủ công nên nhiều khi không theo kịp và phù hợp với điều kiện khách quan. Do làm ăn quen với quan hệ lâu dài nên công ty đã bỏ qua nhiều mối quan hệ làm ăn mới với giá thành thấp hơn mà đem lại hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức.DOC (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w