Thị trường Đức và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm bao bì vào thị trường Đức

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức.DOC (Trang 30)

bao bì vào thị trường Đức

1. Khái quát về thị trường Đức

1.1.Tổng quan về nước Đức

CHLB Đức nằm ở trung tâm châu Ấu, là một trong bảy quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và thương mại châu Ấu và quốc tế. Trong những năm qua, CHLB Đức đã xây dựng được một nền kinh tế công - nông nghiệp, dịch vụ, thương mại hiện đại với công nghệ tiên tiến hiệu quả cao. Đức được đánh giá là một trong những nước có nền công nghiệp rất phát triển, có tiềm năng to lớn về kinh tế và công nghệ. Các ngành công nghiệp chủ yếu của CHLB Đức là: chế tạo máy, thiết bị, công nghiệp hóa chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử...Hiện tại, Đức đang theo đuổi chính sách kinh tế “thị trường xã hội", với phương châm nhà nước chỉ hoạch định, điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội. CHLB Đức đứng thứ ba thế giới về GDP và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu. Nhưng kinh tế Đức tăng trưởng trì trệ trong 3 năm qua. Nguyên nhân bên ngoài là do yếu tố khách quan như kinh tế thế giới suy giảm, tình hình chính trị một số khu vực bất ổn. Nguyên nhân nội tại là do nước này còn thiếu những chính sách cải cách kinh tế năng động trước xu thế cạnh tranh thị trường gay gắt.

Hiện nay, thị trường CHLB Đức đang rất sôi động và đầy cơ hội cũng như thách thức. Thông qua thị trường này chúng ta có thể tiếp cận thị trường các nước Đông Âu. Doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi để tiếp thu được những công nghệ hiện đại của Đức vận dụng vào sản xuất một cách hiệu quả. Đồng thời, có thể tận dụng được ngày càng nhiều sự hỗ trợ của các tổ chức Đức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Đức

Từ nhiều năm nay, Đức luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu trên nhiều lĩnh vực chính trị ngoại giao, kinh tế - thương mại, đầu tư, văn hóa giáo dục và khoa học công nghệ... Hai nước đã ký kết nhiều hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế, nghiên cứu khoa học; đào tạo sĩ quan,

nghiên cứu sinh mỗi năm... Ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế Đức đã và đang đầu tư vào Việt Nam.

Một mặt, Việt Nam hấp dẫn Đức bởi tiềm năng dân số, chính trị ổn định, kinh tế năng động, vẫn đạt tăng trưởng trong suy thoái kinh tế. Mặt khác, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam có nhu cầu lớn về phát triển những lĩnh vực công nghệ, công nghiệp mà Đức có lợi thế. Trong năm 2009 đã có gần 50 đoàn Việt Nam sang Đức và hơn 10 đoàn Đức sang Việt Nam, chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh tế - thương mại.

Nước Đức có 82 triệu dân nhưng có tới 4 triệu doanh nghiệp một thành viên và những doanh nghiệp này làm ăn rất hiệu quả. Còn Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 doanh nghiệp như vậy. Với số lượng 4 triệu doanh nghiệp, Đức có đủ khả năng và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đặt quan hệ giao thương.

Đức hiện là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu. Theo thống kê chưa chính thức, năm 2009 lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Đức chiếm 19% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam vào 27 nước EU. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức trong năm 2006-2007 đạt gần 29%/năm. Số lượng sản phẩm của Việt Nam có mặt tại thị trường này tương đối lớn.Trong 900 tỷ USD nhập khẩu của Đức hàng năm thì Việt Nam xuất khẩu sang Đức gần 2 tỷ USD với khoảng trên 200 nhóm hàng, mặt hàng thông qua xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc dù Vỉệt Nam nhập siêu trong trao đổi thương mại với thế giới, Việt Nam vẫn xuất siêu đối với Đức theo tỷ lệ xuất/nhập trung bình là 2/1.

Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là hàng may mặc và giày dép, thuỷ hải sản chiếm tỷ lệ cao khoảng 70-80% nhưng chủ yếu là gia công nên sản phẩm xuất khẩu thường mang nhãn mác của công ty lớn trên thế giới. Sản phẩm mang nhãn mác của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, do trong thời gian qua chúng ta vẫn khuyến khích may gia công xuất khẩu sang Đức nhưng trong thời gian tới cũng nên tìm cách để các mặt hàng này của Việt Nam sẽ thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đức.

Theo đánh giá của cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Đức, những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đức vẫn còn tản mạn, chưa có số lượng lớn và hầu hết là các sản phẩm của Việt Nam đang cạnh tranh với chính sản phẩm của Việt Nam (như hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản...).

Dự báo tổng trị giá trao đổi thương mại giữa hai nước năm 2010 có khả năng đạt khoảng 5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với 2009, trong đó xuất khẩu của Việt

Nam sang Đức sẽ đạt 3,5-3,6 tỷ USD, tăng 9-12% so với 2009 (bằng hoặc vượt con số 2008 là năm trước suy thoái), và nhập khẩu của Việt Nam từ Đức sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 7% so với 2009 (bằng năm 2008).

Trên chặng đường 35 năm qua, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp. Việt Nam hiện là đối tác chính trị quan trọng hàng đầu của Đức ở Đông Nam Á; phát triển quan hệ Đức - Việt là tiêu điểm cho mọi hoạt động của năm 2010. "Năm Việt Nam tại Đức" và "Năm Đức tại Việt Nam" là viên gạch tiếp nối đưa quan hệ hai nước phát triển cao hơn.

2. Thị trường bao bì Đức

2.1. Đặc điểm chung

Do đặc thù tính cần thiết trong việc phát triển sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế, ngành bao bì cũng được Đức chú trọng. Trong những năm gần đây, hầu như tất cả các nhà sản xuất Đức đã đẩy mạnh việc tìm kiếm khả năng hợp tác với các nước đang phát triển để đặt cơ sở sản xuất của họ tại đó do những khu vực đó có chi phí sản xuất thấp. Mức độ chuyên nghiệp hoá trong sản xuất của Đức là rất cao do nước này đồng thời là một trong những nước xuất khẩu các loại máy móc phục vụ sản xuất bao bì hiện đại nhất trên thế giới.

Hy vọng chính của các nhà sản xuất Đức là ngành bao bì sẽ tiếp tục được bảo hộ bởi EU và chính phủ các nước thành viên, đồng thời tập trung vào việc mở rộng quy mô sản xuất cho các thị trường bên ngoài nơi sản phẩm của Đức đang ngày càng được chấp nhận. Để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ ở các thị trường đang phát triển, nhiều công ty Đức đã đẩy mạnh chiến dịch đặt hàng sản xuất tại nước ngoài. Những khu vực được các nhà sản xuất Đức quan tâm bao gồm Bắc Phi, Trung Quốc, các nước Đông Âu và cả các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, Đức cũng là một thị trường nhập khẩu bao bì lớn trên thế giới. Bởi vì nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu nhập khẩu bao bì càng tăng để đáp ứng cho sản xuất của đất nước.

Các nước xuất khẩu bao bì sang Đức có thể kể đến như : Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ ...Cạnh tranh với các nước có thế mạnh hơn nhiều nên Việt Nam cần cố gắng nhiều để chiếm lĩnh được thị phần ở Đức. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia thường kỳ các triển lãm, hội chợ quốc tế tại Đức như Anuga Colonge, Tendence, Koblenz, Resale Frankfurt, EXPO Hannover . Thông qua các hội chợ, triển lãm này, các doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ với khách hàng, ký được nhiều hợp đồng với các nhà nhập khẩu Đức cũng như doanh

nhân nước ngoài khác.

Theo xu hướng ngày càng phát triển của nền kinh tế, chất lượng bao bì luôn là yếu tố hàng đầu được các nhà nhập khẩu ở Đức chú trọng. Bao bì không tự hủy sẽ dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm nên dần dần doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chú trọng phát triển loại bao bì có khả năng tái sinh, thân thiện với môi trường.

Nói tóm lại, Đức là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của bao bì Việt Nam. Điều này được thể hiện ở chỗ Đức là một trong những thị trường lớn trên thế giới, có nhu cầu đa dạng về bao bì để phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Hơn nữa Đức là một cường quốc kinh tế phát triển mạnh, mức tiêu thụ ở thị trường này lớn. Việc hồ nhập các tiêu chuẩn chung trên khắp châu Âu như việc giảm thuế nhập khẩu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng những quy định chung về thuế quan, cạnh tranh đã tạo điều kiện cho hàng hoá các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng vào thị trường Đức thuận lơi hơn. Tuy nhiên Đức là thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm tốt, có tính cạnh tranh cao. Nếu đảm bảo yêu cầu trên thì sản phẩm dễ dàng vào thị trường cũng như sản phẩm mặc nhiên đạt được những sản phẩm quốc tế và dễ dàng nhập khẩu vào thị trường khó tính khác.

2.2. Các quy định của chính phủ Đức đối với sản phẩm bao bì

Là một thành viên của EU, Đức áp dụng chính sách thương mại chung của EU đối với Việt nam. Theo đó, nhiều chủng loại hàng hoá của Việt nam được hưởng thuế suất ưu đãi trong đó có bao bì.

Thông thường có những quy định liên quan đến bao bì như sau:

- Quy định chung về bao bì thị trường mục tiêu , bao gồm quy định của khối thị trường chung và từng quốc gia cụ thể Quy định về bao bì cho từng ngành, loại sản phẩm cụ thể (thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, v.v...)

- Quy định về chất liệu sản xuất bao bì xuất khẩu: bao bì được sản xuất từ chất liệu gì? Giấy, nhựa, kim loại, gỗ? Có quy định cho riêng từng loại chất liệu bao bì không? Chất liệu này có được chấp nhận tại thị trường mục tiêu hay không? Có chất liệu nào bị hạn chế sử dụng hay không? Ví dụ như PVC, nhựa,....

- Các quy định về hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng, trọng lượng của bao bì : hình ảnh có phảm ánh đúng với sản phẩm chứa đựng bên trong bao bì không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hình ảnh có mang tính phản bác tín ngưỡng hoặc văn hóa của một bộ phận người tiêu dùng nào đó trên thị trường mục tiêu không?...

- Các quy định liên quan đến việc ghi ký hiệu, nhãn mác trên sản phẩm như: ngôn ngữ sử dụng, tên sản phẩm, trọng lượng hàng hoá, thành phần/ dinh dưỡng, xuất xứ....

- Các quy định về môi trường tại thị trường mục tiêu

- Các quy định liên quan đến việc truy nguyên nguồn gốc lô hàng khi có sự cố xảy ra ...

3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩmbao bì vào thị trường Đức bao bì vào thị trường Đức

3.1. Những cơ hội

Thứ nhất, quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Việt Nam và Đức đang trong

thời kỳ phát triển toàn diện. Nhiều năm qua, liên tục có các cuộc thăm viếng của lãnh đạo nhà nước ta, trong tất cả các cuộc gặp gỡ cấp chính phủ hoặc cấp bộ ngành với chính phủ Đức hai bên đều quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam với Đức. Mạng lưới 240 văn phòng đại diện và chi nhánh thương nhân từ 9/16 bang của Đức đang hoạt động rất tích cực tại Việt nam.

Thứ hai, Đức là một thị trường lớn và tương đối ổn định. Sức mua của người

tiêu dùng Đức lớn và đa dạng. Doanh nghiệp Đức có tập quán kinh doanh nghiêm túc, làm ăn chắc chắn, có tính chiến lược và có kế hoạch dài hạn. Bên cạnh đó, Đức có công nghệ hiện đại, khả năng cung cấp hàng hoá lớn với chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được quan hệ bạn hàng lâu dài, vững chắc với các doanh nghiệp Đức. Nhiều sản phẩm của Việt Nam được hưởng thuế ưu đãi GSP áp dụng chung trong toàn lãnh thổ EU trong đó có bao bì.

Thứ ba, cộng đồng người Việt đang sinh sống làm việc và kinh doanh tại

Đức cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại, thắt chặt quan hệ hợp tác, tăng cường quảng bá và tiếp thị những hàng hoá là dịch vụ của Việt Nam trên lãnh thổ Cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài gốc Việt Nam đang sinh sống và kinh doanh tại Đức sẽ là cầu nối vững chắc để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

3.2. Những thách thức

Thứ nhất, chương trình mở rộng giao lưu hàng hoá của EU nói chung, và của

Đức nói riêng, với nội dung là đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan, tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế hợp lệ như rào cản kỹ thuật, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp trong

quản lý nhập khẩu, xoá dần chế độ hạn ngạch theo lộ trình của GATT, tiến dần tới việc bãi bỏ ưu đãi GSP, điều này trước mắt có thể sẽ gây trở ngại cho hàng xuất khẩu Việt Nam vốn yếu về năng lực cạnh tranh. Nhiều đối thủ cạnh ta như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan lại mạnh mẽ hơn ta, có lợi thế áp đảo ta về chủng loại về giá cả và chất lượng. Mức độ cạnh tranh trên thị trường Đức nói riêng và EU nói chung ngày càng gay gắt và có chiều hướng bất lợi cho một số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có bao bì. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về khả năng cạnh tranh và tính chuyên nghiệp trong thương mại quốc tế.

Thứ hai, ở Đức người tiêu dùng rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường

và xã hội. Bao bì có khả năng tái sinh và ngay cả việc quảng cáo được tiến hành theo cách thức thân thiện môi trường luôn giành được sự ưu ái của người tiêu dùng. Do đó đòi hỏi các nhà sản xuất bao bì Việt Nam phải chú trọng sản xuất loại bao bì thân thiện với môi trường, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức của công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức.DOC (Trang 30)