Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu hỗ trợ cho chính sách neo giữ tỷ giá và tự do hóa tài khoản vốn. Sự tăng giá tỷ giá hiệu quả thực tế là một hàm số của sự tăng GDP, dự trữ ngoại hối và việc giảm cung tiền cùng với những biến khác. Hiện tại tất cả các biến gây áp lực tăng giá đồng RMB. Cả thu nhập quốc gia và dự trữ ngoại hối ở Trung Quốc đang gia tăng. Sự gia tăng nhanh chóng của dự trữ ngoại tệ và can thiệp vô hiệu hóa bằng chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (POBC) đã kiểm tra tốc độ tăng nhanh cung tiền. Bên cạnh, chính sách Trung Quốc cho phép chuyển đổi hoàn toàn đồng RMB cùng với cho phép những áp lực thị trường để tăng giá đồng tiền trung và dài hạn chứ không phải trong nhất thời.
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cũng không có sự sai lệch lớn và liên tục của tỷ giá hối đoái RMB/USD có hiệu quả thực với giá trị cân bằng dài hạn của nó. Tỷ lệ dao động trong biên độ hẹp +3% và -5% của tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn trong vòng 25 năm qua. Vì vậy, không có bằng chứng cho thấy việc cố ý tăng giá trong điều kiện tốt nhất sẽ có ảnh hưởng ngắn hạn lên các biến kinh tế. Các biến số kinh tế đang làm tăng giá đồng tiền trong dài hạn. Điều này không có nghĩa là không có giải pháp cho vấn đề mất cân đối cán cân thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Những phương pháp thay thế như chính sách tài khóa mở rộng ở Trung Quốc, giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ hỗ trợ xuất khẩu, tăng lương cho người lao động và phân bổ dữ trữ của PBOC giữa khu vực tư và công, những giải pháp này nằm ngoài phạm vi nghiên cứu.
Tóm lại đồng RMB đang chịu áp lực tăng giá trong trong dài hạn từ các biến số kinh tế và vì tăng giá RMB thời điểm này là dư thừa.
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 34
CHƯƠNG VI: MỞ RỘNG 6.1. Liên hệ thực tiễn Việt Nam:
Trong khi RMB được cho là định giá thấp thì đồng nội tệ Việt Nam lại đang bị định giá cao, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thị trường tự do tồn tại song hành với thị trường phi chính thức và hiện tượng đô la hoá còn trầm trọng. Các đại lý thu đổi ngoại tệ, tiệm vàng cũng tiến hành giao dịch ngoại tệ với giá tự thiết lập. Mặc dù đã có tương đối đầy đủ các biện pháp để kiểm soát, chế tài hành vi sử dụng ngoại tệ trong định giá, thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng do kiểm tra xử phạt không được chú trọng nên vi phạm diễn ra khá phổ biến, làm giảm uy tín VND, đồng thời sự chênh lệch giữa tỷ giá tự do và tỷ giá niêm yết gây bất an cho dân chúng nên nó ảnh hưởng đến tâm lý nắm giữ, tích trữ USD không chỉ của cá nhân mà cả doanh nghiệp.
Dự trữ ngoại hối quá mỏng khiến biện pháp can thiệp trực tiếp của NHNN lên tỷ giá hối đoái hầu như không có hiệu quả, đồng thời làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư vào việc duy trì sự ổn định của đồng nội tệ.
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 36
So sánh dự trữ ngoại hối của Việt Nam và các nước trong khu vực
Nguồn: World Bank.
Sự phá sản của Vinashin, kéo theo mối hoài nghi về khả năng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của hệ thống tài chính ngân hàng. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng bị hạ bậc, vị trí của các ngân hàng lớn theo xếp hạng của Moody’s hay S&P cũng giảm theo. Điều này làm ảnh hưởng đến việc huy động vốn quốc tế của một số doanh nghiệp lớn của nước ta.
6.2.Một số đặc điểm của tỷ giá VND/USD:
Tỷ giá VND/USD được khống chế trong biên độ do NHNN ấn định so với tỷ giá công bố chính thức, các NHTM được ấn định tỷ giá giữa VND với tất cả các ngoại tệ còn lại, trên thực tế tỷ giá giữa VND với các ngoại tệ còn lại được
tính chéo trên cơ sở tỷ giá VND/USD với tỷ giá giữa USD và các ngoại tệ đó. Tuy nhiên do tỷ giá chính thức neo trong thời gian khá dài cộng với biên độ giao dịch chậm thay đổi trong thời gian rất dài nên trên thực tế tỷ giá VND/USD không phản ánh đúng diễn biến USD trên thị trường thế giới. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và vay nợ của các doanh nghiệp sử dụng các đồng tiền khác như EUR, JPY làm đồng tiền thanh toán, do vậy làm hạn chế khả năng đa dạng hoá đồng tiền, thanh toán quốc tế.
Việc xác định tỷ giá VND/USD còn cứng nhắc: Tỷ giá chính thức do NHNN công bố là mức bình quân của tỷ giá trong ngày giao dịch gần nhất trước đó nên chưa phải là một cơ sở vững chắc để tỷ giá chính thức thực sự có ý nghĩa kinh tế. Theo Hoàng Công Gia Khánh (2009), quy mô của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn khá khiêm tốn (dưới 5%) so với tổng quy mô toàn thị trường, NHNN không phải lúc nào cũng can thiệp đúng mức chênh lệch trên thị trường nhưng lại giới hạn khung tỷ giá giao dịch trên thị trường nên tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ không thể phản ánh đúng cung cầu tiền tệ.
Thị trường ngoại tệ chưa phát triển, các nghiệp vụ phái sinh và quản trị rủi ro chưa đầy đủ. NHTW chỉ cho phép thực hiện giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi mà không cho thực hiện hợp đồng tương lai, chưa phân biệt hợp đồng quyền chọn đơn, quyền chọn kết hợp. Ngày 10/11/2004, NHNN cho phép giao dịch phi chứng từ trừ giao dịch bán ngoại tệ lấy VND giữa tổ chức tín dụng cho các cá nhân và tổ chức khác, quy định này là phù hợp với quốc tế, vì nó cho phép chuyển đỏi tự do giữa các ngoại tệ. Nhưng khi các tổ chức tín dụng lại sử dụng kỹ thuật này để lách biên độ tỷ giá, thì NHNN lại vội vã ban hành lệnh cấm. Điều này là bước thụt lùi trong tiến trình hướng tới nới lỏng giao dịch trên thị trường ngoại tệ, hạn chế sự phát triển.
Với tất cả những đăc điểm trên thì thực sự tỷ giá hối đoái của VND liệu có đang được định giá cao như nhiều người nhận định? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần phải có nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá 1 cách chính xác. 6.3. Đề xuất sử dụng biến để nghiên cứu
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 38
Dựa theo bài báo trên, khi áp dụng tại Việt Nam, nhóm đề xuất thêm vào một số biến quan sát mà theo nhóm sẽ ảnh hưởng đến việc ước lượng tỷ giá trong dài hạn như Thị trường chứng khoán, chỉ số CPI và cán cân thương mại của Việt Nam. Lạm phát có là một biến cũng rất quan trọng trong kinh tế vĩ mô, nó tác động đến hầu hết các mặt của nền kinh tế. Kiểm soát lạm phát cung là một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong thời gian qua. Các biến độc lập được sử dụng: Tốc độ tăng cung tiền, Dự trữ ngoại hối của NHTW, Lãi suất cơ bản, Tổng sản lượng quốc nội,Chỉ số thị trường chứng khoán,Lạm phát, Xuất khẩu ròng. Sau đó ta sử dụng lý thuyết đồng liên kết – Johansen và áp dụng tương tự như các phép toán của bài nghiên cứu để ước lượng tỷ giá trong dài hạn. Lạm phát: Theo ngang giá sức mua PPP, nếu quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng tiền nước đó sẽ bị mất giá. Sự thay đổi tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại quốc tế, từ đó ảnh hưởng đến cung – cầu ngoại tệ, dẫn đến thay đổi tỷ giá hối đoái. Khi lạm phát của một quốc gia cao hơn lạm phát quốc gia khác gây áp lực tăng tỷ giá hối đoái và ngược lại.
Dự trữ ngoại hối: thể hiện năng lực can thiệp của ngân hàng trung ương lên giá trị đồng tiền. Việc chính phủ một quốc gia tăng hay giảm dự trữ chính thức (ORB) cũng tác động đến tỷ giá. Thực chất của việc tăng hay giảm dự trữ chính thức là do tác động của cán cân thanh toán quốc tế BOP, từ đó ảnh hưởng đến cung – cầu ngoại tệ.
Khi chính phủ một quốc gia tăng dự trữ quốc gia (ORB), tức hấp thụ ngoại tệ của nền kinh tế, điều đó làm giảm cung ngoại tệ sẽ làm cho tỷ giá tăng. Ngược lại khi chính phủ giảm dự trữ chính thức, tức bơm ngoại tệ ra nền kinh tế, điều đó làm tăng nguồn cung ngoại tệ làm cho tỷ giá giảm.
Xuất khẩu ròng: Đây chính là một trong yếu tố quan trọng tác động đến cung cầu ngoại tệ. Khi xuất khẩu ròng tăng, cán cân thương mại thặng dư phản ánh luồng tiền vào lớn hơn luồng tiền ra. Điều này sẽ làm áp lực giảm tỷ giá và ngược lại.
GDP: phản ánh sự tăng trưởng của một quốc gia. Đây chính là yếu tố đại diện cho thu nhập của đất nước. Sự gia tăng hay sụt giảm trong thu nhập cũng là một trong các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái
VNindex: Thị trường chứng khoán sẽ tác động lên tài khoản vốn-FA của cán cân thanh toán, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cung cầu về ngoại tệ và ảnh hưởng đến tỷ giá. Khi giá chứng khoán nội địa tăng lên sẽ khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế xem xét lại lựa chọn danh mục đầu tư của họ. Đặc biệt hơn, họ sẽ cùng nhau mua nhiều tài sản nội địa và bán tài sản nước ngoài để có nhiều nội tệ sẵn sàng cho việc mua nhiều tài sản nội địa hơn, và do đó đồng tiền nội địa sẽ sụt giá. Sự tăng lên trong tài sản chứng khoán nội địa sẽ gia tăng sự giàu có. Nhu cầu gia tăng giữa các nhà đầu tư nội địa dẫn đến việc lãi suất sẽ cao hơn. Do đó, lãi suất cao hơn làm tăng nhu cầu nước ngoài với đồng nội tệ để mua tài sản nội địa mới, khi đó lần lượt dẫn đến tăng giá đồng nội tệ. Hơn nữa thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới nổi, được thành lập cách đây 15 năm. Tuy còn non trẻ, nhưng thị trường chứng khoán có những tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Một thị trường mới, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều cơ hội đầu tư với biên lợi nhuận cao với những rủi ro chấp nhận được, là mảnh đất màu mỡ cho những nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm vững chắc nắm bắt những cơ hội này. Từ đó sẽ thu hút lượng vốn đầu tư FDI và FII đáng kể vào Việt Nam, và góp phần tác động đến biến động của tỷ giá. Chỉ số VNINDEX sẽ là đại diện cho biến Thị trường chứng khoán này.
Ước lượng tỷ giá cân bằng đồng nhân dân tệ GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 3 – TCDN05 – CHK23 Trang 40
KẾT LUẬN ------
Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học từ trước đến nay.Các kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu này chỉ ra rằng có rất ít sai lệch RMB trong suốt 25 năm qua. Các hệ số ước lượng của kiểm định mô hình VAR về mối quan hệ đồng liên kết là phù hợp với lý thuyết kinh tế. Từ mô hình kiểm định, có thể dễ dàng nhìn thấy được rằng sự gia tăng của dự trữ ngoại hối và gia tăng của thu nhập quốc gia ở Trung Quốc có thể đóng vai trò là lực lượng chủ yếu cho việc định giá lại đồng nhân dân tệ trong tương lai gần. Dựa trên những phát hiện này và cũng dựa trên các chính sách của Trung Quốc hiện tại về việc di chuyển của đồng nhân dân tệ đến chuyển đổi hoàn toàn, việc định giá lại đồng tiền trên diện rộng có thể là dư thừa tại thời điểm này. Tuy nhiên, một tập hợp các chính sách thay thế là có sẵn cho các nhà hoạch định chính sách trong việc giải quyết sự mất cân bằng thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ. Cuộc tranh luận về chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc cần tập trung vào các phương án chính sách khác để mang lại những thay đổi ý nghĩa, dài lâu và cùng có lợi trong quan hệ thương mại Trung-Mỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------
Jack Johnston, John Dinardo (2003). Econometric Methods. Fourth Editions,
McGRAW - HILL International Editions
MacDonald, R., 2000. Concepts to calculate equilibrium exchange rates: An
overview. Discussion paper 3/00, Deutsche Bundesbank, 2000.
MacDonald, R.. What determines real exchange rates? The long and short of it.
IMF working paper, 1997.
Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định. Giáo trình Tài chính quốc tế. NXB Kinh Tế 2012.
Wang Yajie, Hui Xiaofeng, Abdol S. Soofi. Estimating renminbi (RMB) equilibrium