Sự bất đồng trong việc đánh giá tỷ RMB/ USD của Trung Quốc và Mỹ do đứng trên 2 quan điểm khác. Trung Quốc đang theo đuổi trình tự chính sách tự do hóa tài khoản vốn – chế độ tỷ già hối đoái thả nổi. Bằng chứng là Vào ngày 18 tháng 3 năm 2006, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), Ngân hàng trung ương Trung Quốc, đã công bố những thay đổi lớn trong chính sách kiểm soát tài khoản vốn của Trung Quốc. PBOC cho rằng sự gia tăng mạnh mẽ trong việc dự trữ ngoại tệ (lên tới 941 tỷ USD vào cuối tháng Sáu, với sự gia tăng dự kiến đến 1 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2006) đòi hỏi những thay đổi lớn trong các chính sách kiểm soát vốn. Những thay đổi chính sách bao gồm nới lỏng các hạn chế nắm giữ đồng ngoại tệ ở khu vực tư. Ví dụ, theo quy định mới, người dân Trung Quốc có thể mua tới 20,000.00 USD, tăng 150% so với số tiền cho phép trước đó là 8,000.00 USD. Hơn nữa, các tổ chức Trung Quốc được phép mở các tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Cuối cùng, các công ty bảo hiểm Trung Quốc đủ năng lực (công ty có các nhu cầu chính đáng về các giao dịch ngoại hối) được phép đầu tư vào chứng khoán nước ngoài và các ngân hàng thương mại của Trung Quốc được phép đầu tư vào chứng khoán ở nước ngoài thay mặt cho các khách hàng của họ. Lý do cho chính sách này là Trung Quốc đang phát triển thị trường giao ngay và thì trường kỳ hạn có thể thực hiện tốt chức năng và đứng vững là một điều kiện tiên quyết cho việc thích ứng một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, giúp doanh nghiệp và ngân hàng Trung Quốc bảo hiểm rủi ro đối với những tổn thất ngoại tệ. Ngoài ra, nước này muốn ổn định hệ thống tài chính quốc gia và xúc tiến xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại Mỹ lại thích chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thực hiện trước những nỗ lực tự do hóa tài khoản vốn hoàn toàn dựa trên quan điểm mong muốn Trung Quốc chia sẻ gánh năng trong việc làm giảm sự mất bằng thương mại toàn cầu nói chinh và mất cân bằng thương mại Mỹ Trung nói riêng. Mỹ cho rằng Trung Quốc đang định giá thấp đồng Nhân dân tệ.