TỔNG CÔNG TY BƢU ĐIỆN VIỆT NAM
45
2.2.1.1 Các loại hình dịch vụ
a/ Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ chuyển tiền BĐ là dịch vụ nhận gửi, trả tiền qua mạng bưu chính công cộng.
Dịch vụ chuyển tiền bao gồm chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế. Dịch vụ chuyển tiền trong nước bao gồm: Thư chuyển tiền (TCT), Điện chuyển tiền (ĐCT), Điện hoa, Chuyển tiền nhanh (CTN) và Phát hàng thu tiền (COD). Tuy nhiên, đến năm 2008, do hệ thống Điện báo bị bãi bỏ nên dịch vụ ĐCT cũng chính thức ngừng cung cấp trên toàn mạng lưới VietNamPost. Do đó, dịch vụ chuyển tiền trong nước chỉ còn dịch vụ TCT, CTN, Điện hoa, COD.
Dịch vụ chuyển tiền quốc tế (CTQT) là dịch vụ chuyển tiền trong đó phiếu chuyển tiền được trao đổi giữa Bưu chính Việt Nam với Bưu chính các nước và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế.
Dịch vụ chuyển tiền BĐ có các dịch vụ giá trị gia tăng sau:
- Nhận tiền tại địa chỉ: là dịch vụ BĐ nhận gửi tiền tại địa chỉ của người gửi tiền. - Trả tiền tại địa chỉ: là dịch vụ BĐ trả tiền tại địa chỉ của người nhận tiền. - Báo trả: là dịch vụ BĐ thông báo bằng thư, bằng điện thoại, tin nhắn… cho người gửi biết BĐ đã trả tiền cho người nhận.
- Trả tận tay: là dịch vụ BĐ phát giấy mời và trả tiền đích danh cho người nhận được người gửi chỉ định nhận tiền.
- Lưu ký: là dịch vụ BĐ giữ lại phiếu chuyển tiền tại bưu cục trả tiền để người nhận chủ động đến nhận tiền.
Khách hàng có thể sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ giá trị gia tăng nêu trên nếu các dịch vụ đó không loại trừ nhau.
b/ Dịch vụ ngân hàng hạn chế
Trước thời điểm 01/7/2011, VietnamPost cung cấp dịch vụ TKBĐ là dịch vụ nhằm thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển theo chủ trương của Chính phủ và theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, do Chính phủ giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam quản lý và thực hiện theo quyết định 215/TTg ngày 04/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
46
Kể từ ngày 01/7/2011, VPSC (đơn vị kinh doanh dịch vụ TKBĐ) được sát nhập với LienVietBank và đổi tên thành Chi nhánh TKBĐ – LienVietPostBank. VietnamPost trở thành đại lý của LienVietPostBank và kinh doanh dịch vụ ngân hàng hạn chế.
Các sản phẩm, dịch vụ bao gồm:
- Tiết kiệm có kỳ hạn rút một lần: là hình thức tiết kiệm trong đó khách hàng rút toàn bộ khoản tiền gửi tiết kiệm một lần khi thực hiện tất toán sổ tiết kiệm.
- Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt: là hình thức tiết kiệm trong đó khách hàng có thể rút một phần từ số tiền gốc ban đầu (rút khoản tiền gửi tiết kiệm nhiều lần) mà không ảnh hưởng tới kỳ hạn gửi tiền và lãi suất của số tiền gốc còn lại chưa rút.
- Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ: là hình thức tiết kiệm trong đó định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, số tiền lãi được thanh toán cho khách hàng theo hình thức chuyển khoản vào tài khoản Tiết kiệm cá nhân.
- Tiết kiệm gửi góp: là hình thức tiết kiệm mà theo định kỳ hàng tháng, khách hàng gửi vào tài khoản tiết kiệm gửi góp một khoản tiền nhất định, theo số tiền đã đăng ký lần đầu.
- Tiết kiệm cá nhân: là hình thức Tiết kiệm không kỳ hạn mà khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền và thực hiện các thanh toán bằng giấy tờ tùy thân.
- Tiết kiệm không kỳ hạn: là hình thức tiết kiệm chỉ áp dụng đối với:
+ Các sổ tiết kiệm có kỳ hạn từ ngày 13/6/2000 trở về trước không được tái tục. + Các sổ tiết kiệm gửi góp đã được chuyển sang tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn vào thời điểm trước khi chuyển đổi dữ liệu để thực hiện Phần mềm giao dịch mới.
- Dịch vụ tín dụng
+ Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm: là dịch vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do LienVietPostBank phát hành qua mạng lưới Phòng giao dịch BĐ với khách hàng cá nhân là chủ sở hữu sổ tiết kiệm nộp hồ sơ vay vốn tại Phòng giao dịch BĐ.
+ Cho vay tiêu dùng: là dịch vụ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân là các cán bộ, nhân viên đã có thời gian làm việc tại VietnamPost, các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn vị thành viên (do VietnamPost sở hữu trên 51% vốn điều lệ) từ 3 tháng trở lên và hiện vẫn đang làm việc tại đơn vị
47
này theo Hợp đồng lao động xác định kỳ hạn trên 12 tháng hoặc Hợp đồng lao động không xác định kỳ hạn nộp hồ sơ vay vốn tại Phòng giao dịch BĐ.
- Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa LienVietPostBank phát hành tại các Phòng giao dịch BĐ trong mạng lưới VietnamPost, bao gồm các nghiệp vụ phát hành thẻ, giao dịch sử dụng thẻ.
c/ Dịch vụ thu hộ chi hộ
Dịch vụ thu hộ chi hộ là dịch vụ hợp tác giữa VietnamPost với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thu, chi tiền qua mạng lưới bưu cục và các điểm phục vụ của VietnamPost theo Hợp đồng ký kết giữa hai bên.
- Phí dịch vụ do Bên nhờ thu/chi (tổ chức, doanh nghiệp) trả hoặc BĐ thu ở người nộp tiền.
- BĐ sẽ thu hộ/ chi hộ theo dữ liệu sẵn có do Bên nhờ thu/chi cung cấp qua hệ thống mạng máy tính hoặc thu hộ/chi hộ theo yêu cầu của Người nộp tiền.
d/ Dịch vụ đại lý bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ)
Đại lý bảo hiểm nhân thọ Prévoir
- Sản phẩm chính Tân Bình An Phát Lộc, Bình An Tích Lũy bao gồm quyền lợi bảo hiểm và tiết kiệm, giúp khách hàng xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính trong tương lai.
- Sản phẩm chính Bình An Thành Tài bao gồm quyền lợi bảo hiểm và tiết kiệm giúp khách hàng xây dựng kế hoạch tài chính cho việc học đại học và sau đại học cho con trẻ.
- Sản phẩm bổ trợ bệnh hiểm nghèo: hỗ trợ tài chính khi khách hàng không may mắc bất cứ bệnh nào trong danh sách bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm của Prevoir (hiện nay đang bảo hiểm 20 bệnh).
Đại lý bảo hiểm PTI
- Bảo hiểm ô tô bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ôtô đối với người thứ ba và hành khách trên xe; Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái phụ xe; Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe ôtô đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; Bảo hiểm vật chất xe ôtô.
48
đối với người thứ ba; Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm vật chất xe mô tô, xe máy.
- Bảo hiểm con người gồm: Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tai nạn hộ sử dụng điện; Bảo hiểm kết hợp con người; Bảo hiểm toàn diện học sinh; Bảo hiểm du lịch trong nước.
Các sản phẩm khác: bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm công trình, bảo hiểm hàng hóa... tùy theo nhu cầu thị trường và khả năng của đơn vị.
2.2.1.2 Sự khác biệt giữa dịch vụ tài chính của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam với các tổ chức tài chính khác
- Về loại hình dịch vụ tài chính cung cấp: các loại hình dịch vụ tài chính do VietnamPost lựa chọn kinh doanh phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó các yếu tố quan trọng nhất gồm:
+ Quy định của các cơ quản quản lý Nhà nước có thẩm quyền về các lĩnh vực kinh doanh VietnamPost được phép/ không được phép tham gia.
+ Căn cứ trên năng lực của VietnamPost về tài chính, con người, kỹ thuật. + Xét về ưu thế mạng lưới rộng khắp cả nước, đến tận vùng sâu vùng xa, gần gũi với quảng đại đa số người dân.
+ Đối tượng khách hàng chủ yếu của VietnamPost.
Vì những yếu tố trên, các dịch vụ TCBC do VietnamPost cung cấp sẽ có sự hạn chế về mặt loại hình dịch vụ hơn so với các tổ chức tài chính khác. Dịch vụ tài chính phù hợp với đặc thù của VietnamPost là các dịch vụ tài chính bán lẻ có quy trình nghiệp vụ không quá phức tạp như dịch vụ TKBĐ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu hộ chi hộ. Bên cạnh đó, VietnamPost có thể tham gia làm đại lý cho các tổ chức tài chính, cụ thể như làm đại lý cho LienVietPostBank để mở rộng loại hình dịch vụ tài chính hơn (tham gia cung cấp dịch vụ tín dụng, phát hành thẻ,…).
- Về đặc điểm dịch vụ:
+ Dịch vụ TCBC do VietnamPost cung cấp thường có thiết kế dịch vụ đơn giản, phù hợp với tổ chức quản lý dịch vụ, với trình độ của người lao động (chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng không sâu bằng người lao động trong các tổ chức tài chính).
+ Thời gian toàn trình cho một giao dịch kéo dài hơn so với ngân hàng. Điều này có một phần nguyên nhân từ kỹ thuật, tuy nhiên phần lớn là do quy định của
49
pháp luật dẫn đến những hạn chế về dịch vụ TCBC của VietnamPost (không được phép kinh doanh tiền, không được mở tài khoản cho khách hàng…).
+ Không có yếu tố liên ngân hàng trong các dịch vụ tài chính của VietnamPost. Thông thường, mỗi dịch vụ tài chính của VietnamPost chỉ có sự tương tác, chuyển nhận thông tin với một ngân hàng nhất định.
+ Sự tương tác trực tiếp giữa nhân viên BĐ và khách hàng trong quá trình cung cấp/ sử dụng dịch vụ tài chính cao hơn so với các tổ chức tài chính. Một khách hàng muốn sử dụng dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng không cần phải đến tận quầy giao dịch để thực hiện giao dịch. Thay vào đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để chuyển khoản một cách nhanh chóng, tiện lợi với mức phí hợp lý, thậm chí không mất phí trong trường hợp chuyển khoản cùng hệ thống. Trong khi đó, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền BĐ thì sẽ phải ra bưu cục để thực hiện thủ tục chuyển tiền.
+ Hoạt động kinh doanh dịch vụ TCBC tương đối an toàn, có rủi ro thấp hơn so với dịch vụ của các tổ chức tài chính do VietnamPost chỉ là đại lý cung cấp các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, tiết kiệm, tín dụng. Công tác quản lý rủi ro do các đối tác chủ quản dịch vụ thực hiện (LienVietPostBank, PTI, Prevoir).
- Về thị trường: nếu như thị trường của các tổ chức tài chính tập trung chủ yếu ở các địa bàn có dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, thu nhập người dân cao như trung tâm tỉnh, thành phố thì thị trường của VietnamPost lại tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, những nơi mà ngân hàng còn bỏ ngỏ.
- Về công nghệ ứng dụng: trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các mảng hoạt động đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng để phát triển bền vững và hiệu quả cao. Do đó, các ngân hàng rất quan tâm đầu tư vào nền tảng và kiến trúc hệ thống công nghệ để đảm bảo một kiến trúc công nghệ tiên tiến nhất, có hiệu năng và độ mở rộng cao cũng như an toàn về bảo mật thông tin, bảo đảm có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, VietnamPost cũng luôn chú trọng phát triển các ứng dụng cho dịch vụ TCBC tuy nhiên vẫn chưa thể so sánh với hệ thống công nghệ thông tin của ngành ngân hàng về khả năng liên kết, xử lý dữ liệu cũng như bảo mật thông tin.
50
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính bƣu chính
2.2.2.1 Thực trạng phát triển chung các dịch vụ tài chính bưu chính
a/ Về nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ
Hiện tại nhân lực thực hiện cung cấp dịch TCBC bao gồm nhân lực quản lý dịch vụ TCBC tại Văn phòng Tổng công ty (Ban Dịch vụ Tài chính Bưu chính) và nhân lực tại 63 BĐT. Lực lượng này có khoảng 27.120 người, trong đó lao động quản lý chiếm 20%, lao động nghề chiếm 74%, lao động phục vụ và lao động phụ trợ chiếm 6%.
Số liệu về tỷ trọng trình độ lao động quản lý và thực hiện các dịch vụ TCBC thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Tỷ trọng trình độ lao động thực hiện các dịch vụ tài chính bƣu chính
Trình độ Lãnh đạo/Tổng lãnh đạo Lao động quản lý/Tổng lao động quản lý Lao động nghề/Tổng lao động nghề Tiến sỹ 0% 0,02% 0% Thạc sỹ 0,7% 0,2% 0% Đại học 57% 43,3% 4% Cao đẳng 4% 2,5% 1% Trung cấp 27% 40,8% 1% Sơ cấp 10,8% 10,2% 62%
Chưa qua đào tạo 0,5% 1% 32%
(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam năm 2013, Ban Tổ chức Lao động)
Nhân lực tại Văn phòng Tổng công ty là đội ngũ chuyên viên có trình độ, tuy nhiên VietnamPost mới được thành lập do đó nhân lực quản lý có nhiều biến đổi, bên cạnh những chuyên viên lâu năm làm việc với dịch vụ TCBC, nhiều chuyên viên mới phụ trách quản lý dịch vụ nên còn thiếu kinh nghiệm quản lý, hướng dẫn các đơn vị cấp dưới. Hàng năm, Tổng công ty vẫn cử cán bộ đi học các khóa học chuyên sâu, nâng cao hay hội thảo về quản lý, phát triển dịch vụ TCBC ở trong
51
nước như Học viện công nghệ bưu chính viễn thông và nước ngoài (Thái Lan, Thụy Sỹ, Úc…). Ngoài ra, những khóa học để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cũng được tổ chức thường xuyên cho các cán bộ, chuyên viên.
Tại các BĐT, BĐH và các Bưu cục, phần lớn người lao động đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành bưu chính. Lực lượng lao động tại các tỉnh, huyện không bị biến động nhiều sau khi chia tách, vì thế, hầu hết họ đều có kinh nghiệm làm việc với các dịch vụ TCBC. Tuy nhiên, mặc dù lực lượng này đã được Tổng công ty và các BĐT cho tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn về dịch vụ TCBC tập trung nhưng do hầu hết họ đều không có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, thêm vào đó là việc một GDV, kiểm soát viên (làm việc trực tiếp tại các bưu cục) lại phải thực hiện hầu hết các dịch vụ có tại bưu cục nên cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, mở rộng dịch vụ.
b/ Về hoạt động marketing dịch vụ
Hoạt động nghiên cứu thị trường
Năm 2008, Bưu chính Việt Nam mới tách khỏi viễn thông và hoạt động độc lập. Trước đó, do các dịch vụ bưu chính luôn có doanh thu thấp hơn nhiều so với các dịch vụ viễn thông, lực lượng lao động hoạt động cho bưu chính lại lớn, chi phí cao nên việc đầu tư nghiên cứu thị trường, phát triển dịch vụ không được quan tâm đúng mức. Sau khi chia tách, VietnamPost cũng còn khá nhiều việc cần giải quyết trước mắt. Chính vì thế, hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu mới dừng ở mức thu thập, tổng hợp và theo dõi số liệu dịch vụ, số lượt khách hàng sử dụng dịch vụ căn cứ vào cơ sở dữ liệu có trên các chương trình tin học ứng dụng.
Hoạt động marketing
Hoạt động marketing dịch vụ thường do các BĐT trực tiếp tổ chức tại đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn quản lý và kế hoạch giao chi phí từ Tổng công ty. Tuy nhiên, việc tách chi phí cho từng dịch vụ tại toàn Tổng công ty chưa thực hiện được nên rất khó để thống kê số liệu chi phí các đơn vị dành cho hoạt động marketing các dịch vụ là bao nhiêu. Tuy nhiên trong các năm vừa qua, Tổng công ty đã tổ chức thành công một số đợt khuyến mại tập trung toàn Tổng công ty cho tất cả các BĐT đối với các dịch vụ TCBC như chương trình “Chuyển tiền