Chiến lược về công nghệ:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN (Trang 29 - 33)

VI. LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN:

a.Chiến lược về công nghệ:

Nhìn chung tình hình thiết bị công nghệ sản xuất của công ty trên mức trung bình, tuy nhiên do đặc thù hoạt động sản xuất của ngành phần nhiều là lao

đổi mới công nghệ là rất cần thiết nhưng có thể tận dụng các thiết bị hiện tại và chỉ tập trung vào một số khâu trọng yếu của công nghệ sản xuất, tính toán năng lực sản xuất của thiết bị để cân đối lại nhằm phát huy hiệu quả sản xuất, năng suất lao động của công nhân chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó chịu sự ảnh hưởng rất lớn của việc tổ chức sản xuất. Cho nên để nâng cao năng xuất lao động của toàn dây chuyền thì cần phải cân đối năng lực sản xuất giữa các dây chuyền. Đối với quy trình sản xuất bố trí theo băng tải thì năng lực sản xuất của toàn dây chuyền sẽ phụ thuộc vào năng lực sản xuất của khâu yếu nhất.

+ Dây chuyền Chặt gồm có 8 máy, công xuất một máy / ca = 365 đôi suy ra năng lực sản xuất của chuyền Chặt là : 2920 đôi

+ Dây chuyền Chỉnh lý có 16 người, năng xuất một người / ca = 205 đôi, suy ra năng suất của dây chuyền Chỉnh lý là : 3280 đôi / ca.

Lúc này năng suất lao động của toàn bộ dây chuyền chỉ là 2920 đôi bằng năng suất của dây chuyền Chặt là dây chuyền yếu nhất. Do vậy cần thêm một máy vào dây chuyền Chặt thì năng suất lao động của toàn chuyền sẽ là 3280 đôi/ ca tăng 365 đôi so với lúc đầu.

Tuy nhiên,để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới và đảm bảo khả năng theo kịp các doanh nghiệp khác trong ngành thì cần phải lựa chọn phương hướng hiện đại hoá thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm .Trong lĩnh vực sản xuất giầy da, xu hướng phát triển khoa học công nghệ là kết hợp công nghệ truyền thống ít phức tạp, chi phí đầu tư không lớn, sử dụng nhiều lao động với việc lựa chọn áp dụng hợp lý một số công nghệ tiên tiến hiện đại ở những khâu quyết định nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm vật tư.

Đối với Công ty Giầy Yên Viên, theo tôi phương hướng thực hiện chiến lược đổi mới công nghệ hợp lý là đầu tư các thiết bị chuyên dùng có trình độ cơ giới hoá cao, tự động hoá ở mức độ cần thiết. Việc đầu tư như trên sẽ giúp Công ty tiết kiệm chi phí, đồng thời phù hợp với tiềm lực tài chính :

+ Ở khâu pha cắt : Công ty trang bị loại máy Chặt mới hiện đại của Italia, có tốc độ và độ chính xác cao, cắt được nhiều lớp, tự thay đổi tốc độ và tự động mài dao. Các máy Chặt loại này có thể làm việc với nhiều loại vật liệu mũ, đế khác

nhau, có bộ nhớ nhiều chương trình cắt, chặt và có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu đáng kể. Ta có thể thấy được mức tiết kiệm nguyên vật liệu khi sử dụng máy Chặt của Italia như sau :

Theo như bảng tính giá thành giầy V01, để sản xuất ra 1.000 đôi giày, giàn máy Chặt của Đài Loan tiêu tốn hết 1.850 bia da Napa. Đơn giá là 28.990 đ/1 bia. Thành tiền là 53.561.500 đồng. Khi sử dụng máy Chặt của Italia, cùng để sản xuất ra lượng giầy như trên chỉ cần 1.780 bia cùng loại và tiết kiệm được 1.953.300 đồng.

+ Ở khâu may mũ giầy : sử dụng máy may JUKI tiên tiến của Nhật có bộ vi xử lý một số đường may khó của mũ giầy thể thao nhằm hỗ trợ công nhân đạt chất lượng và năng suất cao .

+ Trung tâm mẫu của Công ty : cần được trang bị hệ thống vẽ kỹ thuật AUTOCA - 2 D với một số Modun cần thiết trợ giúp việc nhảy cỡ chi tiết mũ và đế giầy, có khả năng tính được định mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến.

Việc thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu như trên giúp Công ty cải tiến chất lượng sản phẩm, giúp Công ty tiếp cận được thị trường giầy dép cao cấp đòi hỏi chất lượng cao, quy trình sản xuất phức tạp. Tuy nhiên, để thực hiện việc đầu tư trên đòi hỏi một lượng vốn lớn và cần thực hiện trong thời gian dài, bởi vì quá trình đổi mới công nghệ phải gắn liền với việc sử dụng hiệu quả và phù hợp với điều kiện của Công ty .

Giải pháp về vốn hỗ trợ chiến lược công nghệ

Tất cả chúng ta đều biết vốn có tầm quan trọng như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tiềm lực về vốn và công nghệ sẽ là 2 yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp chiến thắng đối thủ cạnh tranh .Tính đến cuối năm 2001, Công ty Giầy Yên Viên có số vốn kinh doanh là 7.2 tỷ đồng, còn quá bé nhỏ so với một số doanh nghiệp khác cùng ngành : Công ty Giầy Hiệp Hưng có tổng số vốn kinh doanh lên tới 140 tỷ đồng; Công ty Giầy Phú Lâm có tổng vốn kinh doanh là 100 tỷ đồng. Hiện nay Công ty Giầy Yên Viên cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác phải đối mặt với thực trạng tiềm lực vốn còn nhỏ bé, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Để giải quyết được vấn đề này, Công ty cần thực hiện các bước sau :

* Xác định nhu cầu về vốn kinh doanh: Với khả năng huy động vốn còn hạn chế và để sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn vốn có được thì trước tiên, Công ty cần xác định được số vốn còn thiếu của mình

Lợi nhuận thu được hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 750 triệu đồng, để đạt được mức lợi nhuận 750 triệu từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo giá trị sản lượng hàng năm là 25.000 triệu đồng, mức lãi thu trung bình đạt được hiện tại là 3% trên tổng doanh thu, bố trí lại lao động hợp lý, đưa thêm máy móc thiết bị vào sản xuất tăng năng xuất sản phẩm, giảm chi phí điều hành, lợi nhuận sẽ đạt là 3.5% trên tổng doanh thu, như vậy mức lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 25.000 triệu đồngx3.5%x năm = 875triệu đồng.

- Đối với vốn cố định : Trong năm 2002 Công ty dự tính đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới : máy Chặt của Italia, máy may của Nhật, một số máy móc thiết bị hiện đại thì cần khoảng 3 tỷ đồng.

- Theo như chiến lược phát triển của Công ty cho đến năm 2010, Công ty sẽ có từ 3-6 dây chuyền sản xuất, số công nhân lên đến 1500 người thì nhu cầu vốn cố định cần từ 20-25 tỷ đồng để đầu tư cho nhà xưởng và máy móc thiết bị .

- Đối với vốn lưu động : Trong năm 2002 Công ty cần thêm khoảng 2 tỷ đồng vốn lưu động, phục vụ cho khâu dự trữ nguyên vật liệu và các khâu liên quan đến khâu tiêu thụ. Chiến lược phát triển đến năm 2010, để phù hợp với quy mô sản xuất thì Công ty cần một lượng vốn lưu động khoảng 10-15 tỷ đồng.

* Huy động vốn từ các nguồn khác nhau :

Tính đến cuối năm 2001, Công ty có tổng số vốn kinh doanh là 7.2 tỷ đồng. Theo như mục tiêu phát triển năm 2002, để đáp ứng được yêu cầu Công ty cần một lượng vốn là 12.5 tỷ đồng, trong đó vay từ lương công nhân là 6,5 tỷ đồng và huy động vốn tự có là 4,5 tỷ đồng còn thiếu 1.5 tỷ

Để đáp ứng được số vốn kinh doanh quy mô lớn như trên thì Công ty nên tiến hành cổ phần hoá để thu hút vốn từ cán bộ công nhân viên và xã hội. Ngoài ra việc thực hiện cổ phần hoá sẽ tạo điều kiện cho người lao động làm chủ doanh nghiệp, họ sẽ gắn bó hơn với sự phát triển sản xuất của Công ty, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn : Trong phần phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động quá thấp. Để thực hiện được việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì Công ty cần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, đồng thời cần phải giảm lượng thành phẩm tồn kho và giảm các khoản phải thu của khách hàng, xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Việc xác định quy mô vốn hợp lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh sẽ là một trong các biện pháp quyết định đến hoạt đỗng kinh doanh của Công ty .

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN (Trang 29 - 33)