Tăng cường quảng bá sản phẩm công ty; đào

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN (Trang 26 - 29)

VI. LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN:

1.Tăng cường quảng bá sản phẩm công ty; đào

sản phẩm công ty; đào tạo đội ngũ maketing có năng lực tìm hiểu thị trường; 2.Xây dựng hệ thống chính sách hoàn thiện tổ chức doanh nghiệp và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của công ty;

Đánh giá các chiến lược đã lựa chọn:

* Chiến lược liên kết dọc về phía sau để có hậu phương vững chắc:

- Sự phù hợp: Do yếu tố cạnh tranh hiện nay, Công ty Giầy Yên Viên cần củng cố mối quan hệ và liên kết với các một số nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài, đặc biệt Đài loan các hãng này có thái độ tốt, việc liên kết với các hãng sẽ đem lại cho công ty khả năng hoàn thiện, cải tiến và hiện đại hoá công nghệ mới.

- Tính khả thi: Công ty có ít khả năng trong việc nắm bắt các nguồn lực đầu vào do không chủ động và không có khả năng kiểm soát các yếu tố công nghệ để liên kết với các hãng này. Chiến lược này không đòi hỏi nhiều về nguồn tài chính, nhân lực... Chiến lược này tính khả thi không cao.

- Phản ứng của thị trường

Thúc đẩy nhà cung cấp bằng các liên kết trong hợp đồng liên doanh. Hạn chế cạnh tranh trong việc đáp ứng nguyên vật liệu sản xuất.

- Sự mạo hiểm: Công ty có thể gặp bất trắc về sự ép giá của các nhà cung cấp do bị lệ thuộc vào những điều kiện trong liên doanh.

* Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm

- Sự phù hợp: Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, việc đa dạng hoá các mặt hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng và chiếm lĩnh các phân đoạn thị trường khác nhau.

- Tính khả thi: Việc đa dạng hoá sản phẩm của công ty đòi hỏi cần có một số vốn nhất định không nhỏ, đảm bảo cho công ty hoạt động ổn định và tiêu thụ được các sản phẩm của mình. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn kinh doanh của công ty hiện có còn hạn chế so với các doanh nghiệp trong ngành, công ty lại chưa có hệ tiêu thụ sản phẩm thực sự, các sản phẩm do công ty sản xuất hiện nay chủ yếu do các đối tác đặt hàng gia công là chủ yếu, công ty thường bị động về mẫu mã và chủng loại sản phẩm. Chiến lược này không có tính khả thi cho công ty.

- Phản ứng của thị trường: Khi áp dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, công ty sẽ thu hút được nhiều khách hơn, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Sự mạo hiểm: Khi theo đuổi chiến lược đa dạng hoá, công ty cần thực hiện nhiều sự thay đổi cần thiết, việc đa dạng hoá cần có vốn lớn, nguồn nhân lực và áp lực quản lý đối với công ty và công ty khó có khả năng giải quyết vấn đề này . Do đó khi chiến lược thất bại thì tổn thất sẽ lớn..

* Chiến lược phát triển hội nhập dọc thuận chiều:

- Sự phù hợp: Nền tảng của chiến lược này là doanh nghiệp xây dựng hệ thống tiêu thụ nghiên cứu thị trường chủ động nắm bắt nhu cầu thị hiếu thị trường tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp hợp thời trang và

- Tính khả thi: Chiến lược này đòi hỏi cao về chi phí tiếp thị ban đầu, cần đầu tư nhiều cho đào tạo huấn luyện các chuyên viên lành nghề, thực hiện một số biện pháp khuyến khích người lao động, đầu tư một số trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Chiến lược này có tính khả thi cao.

- Phản ứng của thị trường: Công ty có thể tăng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, tạo dựng uy thế và tên tuổi của công ty tránh được sự cạnh tranh đối đầu trực tiếp đối với các doanh nghiệp khác trong ngành.

- Sự mạo hiểm: Chủ thăm dò tìm hiểu nhu cầu khách hàng về sản phẩm và có thể thoả mãn được các nhu cầu đa dạng. Mục tiêu chung của chiến lược này là đảm bảo sự phát triển đi nên cho doanh nghiệp trong dây truyền cung ứng sản phẩm và mang lại hiệu quả lâu dài cho công ty. Biện pháp này tác động lâu dài tới lợi ích của công ty nhưng trước mắt có sự mâu thuẫn giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất vì cứ đầu tư một đồng chi phí cho việc phát triển nghiên cứu thị trường thì tức là mức lợi nhuận giảm đi một đồng, và trong cuộc đua dài hạn có thể công ty sẽ thất bại. Do vậy, người quản lí phải đảm bảo giữ vững tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và còn phải có những khả năng giảm thiểu các chi phí có thể nhằm đảm bảo lợi nhuận.

Nói tóm lại, các chiến lược đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, chúng phù hợp trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Chiến lược liên kết dọc ngược chiều và chiến lược đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với các điều kiện môi trường bên ngoài và thực trạng doanh nghiệp. Theo tôi chiến lược thích hợp hơn cho Công ty Giầy Yên Viên là chiến lược phát triển hội nhập dọc thuận chiều. Vì trong công bộ phận nghiên cứu thị trường hầu như chưa phát triển, việc nghiên cứu còn hạn chế và công ty chưa chủ động trong khâu tiếp thị hàng hoá. Hay nói cách khác

công ty mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất trong dây truyền cung ứng sản phẩm hàng hoá ra thị trường, khả năng sản xuất các sản phẩm và đáp ứng các mức giá khác nhau của khách hàng bị hạn chế, tiềm năng thu lợi bị giới hạn và phụ thuộc vào số lượng sản xuất. Bằng cách triển khai chiến lược phát triển hội nhập dọc ngược chiều, công ty có khả phát triển từ chỗ là đơn vị chuyên doanh sản xuất xuất khẩu trở thành các nhà cung ứng, tiếp thị nhãn hiệu sản phẩm khi đó khả năng thắng lợi trong kinh doanh là rất lớn.

Các phương án thực hiện chiến lượchội nhập dọc thuận chiều: Để thực hiện chiến lược tổng quát có hiệu quả cần xây dựng các phương án cơ bản:

Phương án 1- Tiếp tục phát huy thế mạnh của công ty là chuyên doanh sản xuất giầy xuất khẩu, phát huy hiệu quả hơn nữa trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, củng cố các khách hàng hiện tại đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát huy thế mạnh về giá cả sản phẩm, giữ uy và củng cố tín.

Phương án 2 Mở rộng phạm vi hoạt động (hội nhập thuận chiều) Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua con đường hội nhập dọc thuận chiều là tiến hành nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với các khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo đội ngũ maketing có trình độ cao phát triển hoạt động maketing hiệu quả và xây dựng hệ thống phân phối và thiết lập hệ thống thông tin phục vụ quản lý. Tăng cường quảng bá sản phẩm công ty; đào tạo đội ngũ maketing có năng lực tìm hiểu thị trường; Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường trong nước. Qua phân tích đánh giá tình hình thực tế doanh nghiệp và các yếu tố biến động của môi trường kinh doanh, tôi đề xuất một số giải pháp chiến lược bộ phận nhằm hỗ trợ thực hiện phương án chiến lược kinh doanh thứ 2.

VI.2.Chiến lược bộ phận nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh phương án 2

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN (Trang 26 - 29)