KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông (Trang 150)

- sẵn sàng xem xét, tham khảo các ý kiến khác

a G Ab G B c GC GB 

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây:

(1)Việc phát triển TDPB cho HS THPT trong quá trình dạy học môn Toán là cần thiết, hơn nữa nếu sử dụng đối thoại trong dạy học thì TDPB sẽ phát triển thuận lợi hơn.

(2)Luận án đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, góp phần làm rõ hơn về TDPB, các đặc điểm của TDPB, và các biểu hiện của một người có TDPB.

(3)Luận án cũng đã hệ thống hóa lý thuyết về đối thoại trong dạy học toán, làm rõ các tính chất của đối thoại, các hình thức đối thoại, cũng như các mức độ đối thoại. Luận án cũng đã giải thích cơ sở của việc thông qua đối thoại, TDPB được phát triển như thế nào; và đã đề xuất một số kỹ năng TDPB có thể phát triển thông qua đối thoại. (4)Luận án đã đưa ra các định hướng để xây dựng nên 5 biện pháp phát

triển TDPB thông qua đối thoại trong dạy học toán, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình tiếp cận và lĩnh hội tri thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.

(5)Luận án cũng đã tiến hành thực nghiệm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất, cũng như nêu lên những khó khăn sẽ gặp phải khi thực hiện các biện pháp vào thực tiễn dạy học.

Các kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ giả thuyết khoa học của luận án là chấp nhận được, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, các luận điểm đưa ra bảo vệ được khẳng định.

Các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài luận án đã công bố

Các bài báo khoa học

1. Nguyễn Phương Thảo (2010). Vận dụng quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng vào dạy học toán ở trung học phổ thông, tạp chí Giáo Dục, số 242, kỳ 2, tr.44-45.

2. Nguyễn Phương Thảo (2010). Đánh giá định hình trong dạy học toán, tạp chí Giáo Dục, số 247, kỳ 1, tr.46-48.

3. Nguyễn Phương Thảo (2012). Thiết kế tình huống gợi vấn đề cho HS thảo luận trong hoạt động tìm kiếm và sửa chữa sai lầm khi giải toán, tạp chí Giáo Dục, số 292, kỳ 2, tr.40-41.

4. Nguyễn Phương Thảo (2013). Xây dựng tình huống đối thoại thông qua một số bài toán trong dạy học môn Toán để kích thích Tư duy phản biện, tạp chí Khoa Học –đại học sư phạm Hà Nội, Volume 58, tr.184-189.

5. Đào Tam – Nguyễn Phương Thảo (2014). Các phương thức tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy phê phán trong dạy học toán ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, số 103, tr.10-14.

6. Nguyễn Phưsơng Thảo (2014). Sử dụng cách thức đặt câu hỏi trong đối thoại để kích thích tư duy phê phán, tạp chí Khoa học – Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 59, No.2A, 2014, tr.128-135.

7. Nguyễn Phương Thảo – Huỳnh Thanh Liêm (2014), Tổ chức đối thoại trong việc lựa chọn kiến thức toán học vận dụng vào giải quyết các bài toán thực tiễn, tạp chí Giáo dục, số 339 kì 1, tr.55-58.

8. Nguyen Phuong Thao (2014), An Investigation into dialogue used in teaching mathematics, Southeast Asian Journal of Sciences, Vol.3, No.1, pp. 76-86.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)