Đối thoạ

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông (Trang 35)

Theo Hoàng Phê (1997), đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau, đối thoại là bàn bạc, thương lượng trực tiếp giữa hai hay nhiều bên để giải quyết các vấn đề cùng quan tâm [41, tr.535]. Còn theo Plannas và Civil (2009), đối thoại chính là hình thức sử dụng ngôn ngữ, suy nghĩ, tin tưởng, xác định giá trị và hành động có thể được sử dụng giữa các thành viên trong một nhóm để xác định, giải quyết một vấn đề nào đó và chỉ ra vai trò của mỗi thành viên của nhóm [103, tr.147].

Chúng tôi cho rằng, đối thoại là một tiến trình gồm ba phần: nói, nghe và cảm nhận. Ba phần này liên quan đến nhau và hỗ trợ cho nhau. Thông thường chúng ta chỉ muốn nói khi có người lắng nghe. Nếu người đó nghe, hiểu và thông cảm, thì ta mới thật sự đối thoại. Nếu có người sẵn

sàng nghe mà ta không muốn nói thì cũng không có đối thoại, hoặc nếu có người nói, có người nghe mà không hiểu và không thông cảm thì cũng chưa thể gọi đó là đối thoại. Nói một cách khác, đối thoại là cách thức trao đổi thông tin trực tiếp giữa người nói và người nghe, trong đó, người nghe không còn đóng vai trò thụ động mà phát huy được tính chủ động, chính kiến, sáng tạo riêng của mình. Như vậy, đối thoại cũng cần phải có những điều kiện cần thiết, mà điều kiện đầu tiên là phải cùng hệ thống ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ cơ thể. Điều kiện thứ hai là cả hai bên phải có thiện chí. Điều đáng suy nghĩ là ta đối thoại trong điều kiện nào, đối thoại với ai và đối thoại để làm gì.

Phương pháp đối thoại trong dạy học đã được sử dụng từ rất lâu: phương pháp đàm thoại vấn đáp, đàm thoại gợi mở được GV sử dụng trong các bài học thực chất cũng là một hình thức đối thoại nhưng ở mức độ thấp, chỉ là đối thoại một chiều - thầy hỏi trò trả lời, chứ ít khi có chiều ngược lại, trò nêu thắc mắc, câu hỏi, vấn đề để được giải đáp, tranh luận... Trên cơ sở nền tảng đã hình thành từ lâu, chúng ta có thể tiến hành đổi mới và cải tiến các phương pháp trên, chuyển lên một phương pháp đối thoại với mức độ cao hơn.

Theo Hà Thị Hải ()[128], để tiến hành thử nghiệm và áp dụng phương pháp dạy học đối thoại vào các cấp học khác nhau, chúng ta cần nắm được một số đặc điểm cơ bản của phương pháp đối thoại trong dạy học.

- Thứ nhất, đối thoại chỉ xảy ra khi hai bên cùng quan tâm đến một vấn đề, nội dung, cùng muốn giải quyết trên cơ sở lợi ích và mục đích chung (trong dạy học là tìm đến tri thức chân lý). Người học tham gia đối thoại để lĩnh hội những tri thức còn chưa hiểu, chưa nắm bắt được bản chất khi đọc tài liệu. Người thầy sẽ thực hiện được việc chuyển tải nội dung kiến thức của bài học một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng thầy đọc, trò chép, hay dạy

theo kiểu thuyết trình, dạy những cái mà người học đã biết, đã đọc trên các phương tiện thông tin/trong giáo trình khác. Sau đối thoại ít nhiều thỏa mãn được những thắc mắc hoặc nhu cầu mỗi bên, hoặc tạo ra những cơ sở cho các bước đối thoại tiếp theo.

- Thứ hai, đối thoại thể hiện sự bình đẳng, mang tính dân chủ. Vì vậy, các đối tượng tham gia đối thoại phải được bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Có như vậy mới tạo ra một không khí cởi mở, thẳng thắn và đối thoại mới đi đến cùng những vấn đề cần giải quyết. Trong đối thoại có thể có sự bất đồng ý kiến, quan điểm nhưng không tạo ra một tâm lý bất bình đẳng, tự ti.. Đối với dạy học, đối thoại giúp cho người học có được sự tự tin trước các vấn đề quan tâm, trước bạn bè, trước GV. Đây là một điểm yếu của HS nước ta khi đang ngồi trên ghế nhà trường.

- Thứ ba, các bên đối thoại có thể đặt vấn đề ở mọi góc độ, mức độ, khía cạnh nhưng không thoát ra khỏi chủ đề được đặt ra (nội dung bài học) của buổi đối thoại (thực chất là một tiết học). Như vậy, vấn đề dạy học được người học nhận thức một cách đa chiều, có những ý kiến đúng – sai, ý kiến khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Thông qua đối thoại, HS có thể học tập lẫn nhau về tri thức, KN, cách đặt - lập luận - diễn đạt - giải quyết vấn đề, thậm chí là học cả những cái sai của người khác.

- Thứ tư, các bên tham gia đối thoại có thể khác nhau về lợi ích nhưng phải thỏa mãn được nhu cầu của hai bên (trong dạy học mục đích của thầy là truyền thụ tri thức, của trò là chiếm lĩnh tri thức). Điều đặc biệt là trò có thể tự đánh giá năng lực của mình khi so sánh với các bạn khác và với những kiến thức đã tìm ra; GV có thể đánh giá được năng lực, khả năng của người học từ đó làm cơ sở để điều chỉnh phương pháp dạy học cho thật sự phù hợp.

Tuy nhiên, theo tác giả Hà Thị Hải, để phương pháp này áp dụng thật sự có hiệu quả, khi áp dụng vào trong quá trình dạy học GV cần quan tâm một số vấn đề sau [128]:

- Các đối tượng tham gia đối thoại không cùng trình độ và mục đích. Trong dạy học trình độ của thầy và trò khác nhau – thầy là người dạy, trò là người học. Mục đích của thầy là hướng dẫn, truyền thụ tri thức, mục đích của trò là khám phá, tiếp nhận tri thức. Tuy nhiên, thông qua đối thoại, thầy sẽ thỏa mãn mục đích của mình là hình thành cho người học những tri thức KN, đồng thời trò lĩnh hội tri thức, KN, giải đáp được những thắc mắc của mình về các vấn đề.

- Đối thoại là bình đẳng. Tuy nhiên trong dạy học sự bình đẳng chỉ là tương đối. “Quyền lực” của người thầy vẫn còn rất lớn trong khi đó người học vẫn còn tự ti, nhiều lúc còn “sợ quyền lực” của người thầy. Điều này đã tác động đến tâm lý người học là ngại đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, thậm chí là “chất vấn” với GV. Do đó, buổi đối thoại thường trầm, ít sôi nổi, một chiều. Trong trường hợp này, GV cần tạo ra một tâm lý thoải mái, cởi mở, bình đẳng trong đối thoại, xem HS là đối tác thực thụ. Thầy – trò cùng hướng đến những tri thức chân lý, lấy chân lý là trọng tài và mục đích của đối thoại. GV cần chuẩn bị các chủ đề, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân thực hiện, những vấn đề không thể giải quyết hoặc còn có nhiều cách hiểu khác nhau có thể nêu lên với GV.

- Để đối thoại có hiệu quả không phải mọi nội dung, mọi tiết học đều có thể tổ chức đối thoại được. Vấn đề đưa ra đối thoại phải phù hợp, nhiều người quan tâm, thắc mắc, có nhiều ý kiến khác nhau. Dạy học hiện nay là dạy học định hướng. GV không thể truyền thụ hết những vấn đề liên quan đến bài học và sẽ là sai lầm nếu GV cứ cố gắng trình bày những gì mình biết và nghĩ rằng đó là những gì người học cần mà không quan tâm đến vấn đề người học biết đến đâu, còn thiếu hay có thắc mắc hay không.

Khi sử dụng đối thoại trong dạy học, GV có thể tham khảo các bước tổ chức dạy học thông qua đối thoại như sau:

- Bước một: Khi bắt đầu một kiến thức nào đó, GV nên yêu cầu HS đọc, tìm hiểu và ghi lại những vấn đề chưa rõ, còn băn khoăn, thắc mắc, sau đó tập hợp lại để đặt vấn đề với GV vào một thời gian thích hợp.

- Bước hai: Trong quá trình dạy học, trong mỗi chương, phần, bài tùy nội dung cần dạy học mà GV thiết kế thành các chủ đề, vấn đề. Những vấn đề, chủ để cần được xác định từ dễ đến khó. HS sẽ tự lực giải quyết những vấn đề dễ, giải quyết theo nhóm vấn đề khó, phức tạp theo hình thức thảo luận, nghiên cứu. Sau đó tập hợp những vấn đề chưa thống nhất, chưa rõ để đặt vấn đề và trao đổi, thảo luận lại với GV.

- Bước ba: Cuối mỗi học phần, chương, bài GV cần dành một thời lượng nhất định để đối thoại với người học tất cả các vấn đề liên quan mà người học chưa rõ, còn phải tranh luận, có nhiều ý kiến khác nhau. Như vậy, dẫn dần sẽ khuyến khích HS dành thêm thời gian tự nghiên cứu, thu thập tài liệu, làm việc theo nhóm.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)