Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Công ty

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tài chính Cổ phần Hóa chất Việt Nam VCFC (Trang 35)

III/ Thuế và các khoản phải nộp 4.927 16.904 6

3. Cho vay từ nguồn vốn uỷ thác 382.649 890.048 587

2.2.3 Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Công ty

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu Tài chính tổng hợp cơ bản của VCFC giai đoạn 2009 – Quý I/2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 Quý I/2011

Quy mô vốn

Vốn điều lệ (triệu đồng) 300.000 600.000 600.000

Tổng tài sản Có (triệu đồng) 2.568 2.999 2.593

Tỷ lệ an toàn vốn 27,33% 31,93% 38,71%

Kết quả hoạt động kinh doanh

Số dư huy động vốn (triệu đồng) 2.208.298 2.136.327 6.085 Số dư cho vay (triệu đồng) 559.732 578.816 615.302

Nợ quá hạn (triệu đồng) 0 0 0

Nợ xấu (triệu đồng) 0 0 0

Tỷ lệ LN sau thuế/vốn điều lệ 47,75% 8,45% 1,15%

Tỷ lệ LN sau thuế/tổng tài sản 2,0% 1% 0,27%

Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay 0% 0% 0%

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay 0% 0% 0%

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngay (lần) 0,2 0,21 0,22

(Nguồn: Công ty Tài chính Cổ phần Hóa chất Việt Nam)

Tuy mới thành lập nhưng VCFC đã đạt được nhiều thành tích đáng kể: lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng hơn 218% so với năm 2009, hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng, tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Từ năm 2009 đến quý I năm 2011, các chỉ tiêu tài chính của công ty đều khá tốt. Tính đến hết quý I năm 2011, công ty không có số dư nợ xấu và nợ quá hạn, điều này có thể cho thấy hoạt động tín dụng của công ty đang thực hiện rất tốt, việc huy động vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng cũng được phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận nguồn vốn và bộ phận tín dụng, nhằm đảm bảo cho khoản vay của khách hàng. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ ở mức dưới 10%, tuy không cao so với các tổ chức tín dụng khác nhưng đây là một bước đi an toàn, tránh khả năng tăng trưởng quá nóng.

Mặt khác Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản luôn > 1, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có lãi và có hiệu quả

2.2.3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

Để có được những nhận định chính xác về hiệu quả sử dụng VCĐ của VCFC, chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại PVFC 2009 – Quý I/2011

Đơn vị: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 Quý I/2011

1. Doanh thu thuần 115.361 344.411 91.590

2. Lợi nhuận sau thuế 23.261 50.673 20.699

3. VCĐ bình quân 300.000 450.000 600.000

4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) 0,38 0,77 0,15

5. Hàm lượng VCĐ (3/1) 2,6 1,3 6,65

6. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2/3) 0,077 0,113 0,034

(Nguồn: Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam)

Qua bảng số liệu thực tế trong hai năm và đến Quý I/2011, ta thấy Hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty tăng mạnh từ 2009 đến 2010 nhưng sang Quý I/2011 Công ty đã đạt được 0,15. Điều đó có nghĩa năm 2009, với một đồng VCĐ, Công ty đã tạo ra được 0,38 đồng doanh thu thuần, năm 2010 với một đồng VCĐ Công ty tạo ra được 0,77 đồng doanh thu thuần, Quý I/2011 mới chỉ có 3 tháng với một đồng VCĐ Công ty tạo ra được 0,15 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất sử dụng VCĐ tăng từ 2009 sang 2010 đó là do năm 2010 Công ty có 344.411 tỷ đồng doanh thu thuần trong khi năm 2009 chỉ có 115.361 tỷ đồng, lượng VCĐ bình quân Quý I/2011 tăng 70,5% so với 2009 và năm 2010 lượng vốn điều lệ của Công ty tăng thêm 300 tỷ đồng. Điều này làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ tăng lên. Bên cạnh đó, Quý I/2011 vốn điều lệ của Công ty tăng thêm 300 tỷ đồng nữa mà mới chỉ đến hết Quý I/2011 doanh thu thuần

đã đạt được 91.590 tỷ đồng, trong khi lượng VCĐ bình quân đã tăng 33,3% làm cho hiệu quả sử dụng VCĐ tăng lên đáng kể.

Cũng như vậy, tỷ suất lợi nhuận năm 2009 tăng so với 2010, nhưng Quý I/2011 đã đạt được 0,034. Cụ thể năm 2009, một đồng VCĐ có thể tạo ra được 0,077 đồng lợi nhuận, năm 2010 một đồng VCĐ để tạo ra 0,113 đồng lợi nhuận và Quý I/2011 một đồng VCĐ tạo ra được 0,034 đồng lợi nhuận.

Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trên trong giai đoạn 2009 – Quý I/2011, có thể thấy được Công ty đã có những phương án đầu tư kinh doanh hiệu quả, đạt được tỷ suất lợi nhuận cao.

2.2.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

Trước hết ta đi xem xét cơ cấu VLĐ của VCFC giai đoạn 2009 – Quý I/2011

Bảng 2.10: Cơ cấu VLĐ VCFC 2009 – Quý I/2011 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 Quý I/2011

I/ Tiền và các khoản tương đương tiền 1.787.363 913.693 717.520

II/ Các khoản đầu tư 32.009 918.156 917.804

III/ Các khoản phải thu 622.426 1.086.042 772.931

IV/ TS ngắn hạn khác 24.432 59.840 82.287

Tổng cộng 2.466.230 2.977.731 2.490.542

(Nguồn: Báo cáo Tài chính năm 2009, 2010, Quý I/2011 của Công ty)

Từ năm 2009 đến năm 2011, vốn lưu động của công ty có xu hướng tăng, đến quý I/2011 tổng số vốn lưu động của Công ty đạt 2.490.542 triệu đồng. Trong đó, các khoản đầu tư chiếm 36,85% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn, trong đó đầu tư trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu tổ chức tín dụng) chiếm 12,75%,các khoản trái phiếu này sẽ được cầm cố nhằm mục đích quay vòng vốn. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 28,81% trong tổng nguồn vốn lưu động, trong đó các khoản gửi tại các tổ chức tín dụng là 715.317 triệu đồng. Các khoản phải thu chiếm 31,03%, trong đó cho vay khách hàng chiếm 24,9%. Ta thấy, vốn lưu động của công ty có cơ cấu khá hợp lý đảm bảo khả năng lưu chuyển vốn tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho công ty. Bên cạnh đó, luôn luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ giai đoạn 2009 – hết Quý I/2011

Đơn vị: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 Quý I/2011

1. Doanh thu thuần 115.361 344.411 91.590

2. Lợi nhuận sau thuế 23.261 50.673 20.699

3. VLĐ bình quân 1.233.115 1.813.715 2.152.128

4. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (2/3) 0,019 0,028 0.010

5. Số vòng quay VLĐ (1/3) 0,093 0,189 0,042

(Nguồn: : Báo cáo Tài chính năm 2009, 2010, Quý I/2011 của Công ty)

Ta thấy, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động và số vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng từ năm 2009 đến quý I năm 2011. Đây là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên nếu xét trong tình hình từ năm 2009 đến quý I năm 2011, tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, có những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngành nói chung và ngành tài chính nói riêng. Vì vậy, với các chỉ tiêu như trên thì công ty vẫn hoạt động khá tốt.

2.2.3.3 Đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh nói chung của Công ty

Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu qảu vốn kinh doanh của Công ty

Chỉ số Năm 2009 Năm 2010

1. Hệ số thu nhập

trên vốn sử dụng 2,40% 3,70%

2. ROE 7,67% 16,67%

3. ROA 0,9% 1,68%

- Năm 2010 hệ số thu nhập trên vốn sử dụng là 3,70% tăng so với năm 2009. Hệ số này thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một doanh nghiệp dựa trên lượng vốn đã sử dụng. Điều này chứng tỏ Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả.

- ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Nếu tỷ suất này càng cao thì chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của các

cổ đông, tức là công ty đã có những phương pháp để cân đối vốn hài hòa để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn.

- ROA là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lời của một Công ty so với tài sản của nó. ROA cho biết hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA càng cao thì mức sinh lời càng cao càng tốt. Qua bảng trên ta thấy Công ty hoạt động rất hiệu quả, có cơ cấu vốn hợp lý.

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tài chính Cổ phần Hóa chất Việt Nam VCFC (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w