Đối với công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang (Trang 46)

- Chi phí cho hoạt động đào tạo: Công ty cần tăng cường hơn nữa các chi phí cho hoạt động đào tạo. Đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật. Cần có kế hoạch chi phí rõ ràng cho các hoạt động đào tạo cũng như phụ cấp và khen thưởng. Công ty cần đầu tư chi phí để thuê giáo viên từ ngoài vào và đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc đào tạo có chất lượng hơn. Đối với những công nhân được cử đi học công ty vẫn phải chi trả >70% lương cho công nhân, ngoài ra còn phải hỗ trợ: tiền học phí, phụ phí ăn, đi lại… và khuyến khích vật chất khi công nhân đạt kết quả cao trong quá trình đào tạo.

- Tuyển dụng: Cần tuyển dụng đúng người đúng việc để tạo điều kiện phát huy đúng năng lực của người được tuyển cũng như thuận lợi cho việc đào tạo lại sau nay. Giúp tránh lãng phí cho công tác đào tạo đồng thời cũng tăng hiệu quả của việc đào tạo sau này.

Công ty cần xây dựng bảng mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc, bản yêu cầu công việc một cách rõ ràng đối với từng công nhân kỹ thuật từng vị trí công việc ngành nghề trong Công ty. Lấy đó làm tiêu chuẩn để Công ty có thể lựa chọn đúng người, đúng việc khi tuyển dụng và lựa chọn người thích hợp với vị trí tuyển dụng nhất. Từ đó tạo điều kiện cho công ty có thể đào tạo đúng người để đáp ứng đúng yêu cầu và tính chất công việc.

- Phân tích công việc: Là một trong những việc rất quan trọng trong việc xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật. Chính vì vậy việc đánh giá phân tích công việc cần phải chính xác. Căn cứ vào đó sẽ biết được công việc nào là quan trọng hàng đầu, từ đó có kế hoạch hợp lý ưu tiên cho công việc nào được đào tạo trước, công việc nào đào tạo sau

Là cơ sở để biết được người lao động mạnh ở những mặt nào và yếu ở những mặt nào, người công nhân đó có phù hợp với công việc hiện tại hay không. Công ty cần dựa vào bản mô tả công việc để đánh giá khả năng của mỗi công nhân: trình độ, kỹ năng nghề, đánh giá khả năng, hiệu quả

Quản trị nhân lực - K10

trong công việc... Từ đó xác định có nên đào tạo hay không, nếu đào tạo thì sẽ đào tạo như thế nào.

- Xác định mục tiêu đào tạo: Công ty cần đưa ra những mục tiêu cụ thể rõ ràng cũng như các kết quả cần đạt được như thế nào sau khi đào tạo. Cần đưa ra số lượng công ty cần đào tạo là bao nhiêu, kiến thức cần đào tạo như thế nào, khi đào tạo xong công nhân phải đạt được những chỉ tiêu gì. - Đối với cán bộ phụ trách đào tạo: Là người lập kế hoạch đào tạo, xác định

nhu cầu đào tạo, các mục tiêu đào tạo. Chính vì vậy công ty cần có chuyên môn kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực nhân sự cũng như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời phải là người có cái nhìn khách quan về việc cử công nhân đi đào tạo. Tránh tình trạng quan liêu trong đào tạo

- Công ty cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề để cùng phát triển công tác đào tạo công nhân kỹ thuật. Côngng ty cần liên hệ với những cơ sở cùng ngành ghề để công tác đào tạo mang lại hiệu quả cao hơn: hợp tác để cùng mở các lớp cạnh doanh nghiệp, hợp tác cùng xây dựng các buổi hội thảo, hội họp, thuyết trình… như thế sẽ giúp giảm chi phí đào tạo và việc đào tạo có thể thường xuyên hơn

- Công ty cần có các chính sách tạo động lực: Khen thưởng bằng vật chất đối với những công nhân có thành tích tốt trong các khóa đào tạo. Tại các cuộc họp, buổi thuyết trình cần nêu cao những tấm gương tích cực trong rèn luyện để mọi công nhân cùng phấn đấu. Phát động các cuộc thi đua giữa các tổ, các phân xưởng sản xuất để từ đó sẽ khen thưởng cho các phân xưởng sản xuất có kết quả cao nhất, các cá nhân có thành tích cao trong hoạt động sản xuất

- Nâng cao vị trí quan trọng của phòng tổ chức hành chính trong công ty để việc quản lý, điều động, sắp xếp bố trí công việc cho công nhân viên trong công ty ngày càng hợp lý. Tránh tình trạng lãng phí hoặc thiếu hụt nhân lực trong các bộ phận. Công ty cần tạo điều kiện để phòng làm việc sao cho có hiệu quả cao nhất, điều hành đúng người đúng việc, đúng mục đích yêu cầu của công ty.

- Công ty nên tổ chức những cuộc thi tay nghề trong công ty để công nhân phấn đấu nâng cao tay nghề cho bản thân, hoặc có thể liên kết với các công ty khác cùng tổ chức hội thi tay nghề giỏi đối với các ngành nghề như: điện, hàn, tiện, mộc…từ các cuộc thi cũng là cơ hội để công nhân giao lưu và lĩnh ngộ thêm kiến thức cho bản thân mình. Ngoài ra công ty nên tổ chức những cuộc thi về sáng kiến mới trong sản xuất, những cải

Quản trị nhân lực - K10

tiến về máy móc thiết bị của công nhân nên được đề cao. Có như thế hoạt động sản xuất trong công ty ngày càng có hiệu quả, nhờ công suất máy móc của công ty ngày càng được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w