Phân tích thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty TNHH

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang (Trang 34)

các công trình sản xuất các vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất tuynel của Sông Giang nói riêng ngày càng có nhiều thách thức đặt ra. Nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng ngày càng đa dạng chất lượng ngày càng hoàn hảo. Chính vì vậy Sông Giang cần cố gắng hết mình để khẳng định vị thế của mình. Nhất là trong thời buổi hội nhập quốc tế Sông Giang không chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nước mà còn cả với các công ty nước ngoài. Những công ty đó không chỉ mạnh về tài chính, trang thiết bị mà còn mạnh cả về nguồn lực lao động. Sông Giang đang từng bước phát huy thế mạnh của mình, đặc biệt là phát huy nguồn lực sẵn có bằng cách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình đặc biệt với đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm phần đông.

2.2.2 Phân tích thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty TNHHSông Giang Sông Giang

Quy trình quản lý đào công nhân kỹ thuật của công ty sông Giang được thực hiện theo các bước sau

Bước 1: Đánh giá nhu cầu, mục tiêu đào tạo CNKT của công ty - Mục tiêu:

+ Cử đi học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

+ Công nhân được đi đào tạo cần hoàn thành tốt chương trình đào tạo, tiếp thu kiến thức để nâng cao trình độ

+ Chất lượng công nhân được cải thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất

Mục tiêu của Sông Giang không gắn liền với thực tế, chỉ mang tính lý thuyết. Không định lượng cụ thể kết quả sản xuất sẽ tăng như thế nào sau khi công nhân được đào tạo. Chưa có các công thức tính toán để đo lường số lượng, chất lượng cụ thể. Chất lượng sẽ đạt tiêu chuẩn tỷ lệ như thế nào sau khi đào tạo, kiến thức bắt buộc cần có ra sao

Quản trị nhân lực - K10

- Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang được xác định theo:

 Sông Giang xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu theo chiến lược, mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp (phân tích tổ chức xem xét sự hợp lý của hoạt động đào tạo trong mối liên hệ với chiến lược kinh doanh)

 Dựa vào phân tích công việc và khả năng của công nhân khi doanh nghiệp tiến hành phân tích công việc và kiểm tra trình độ chuyên môn

 Định kỳ đào tạo cho công nhân trong công ty

 Đào tạo lại, đào tạo mới, bổ sung nâng cao nghiệp vụ

 Đào tạo cho việc khắc phục phòng ngừa do làm hỏng - Điều kiện để được đào tạo:

+ Người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên + Có thời gian công tác tại công ty từ 2 năm trở lên

+ Người được đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phải trong diện quy hoạch cán bộ của công ty

Ưu điểm:Phần nào xác định được rõ số công nhân kỹ thuật mà công ty

cần có và lượng công nhân kỹ thuật công ty cần cho thời kỳ kế hoạch

Nhược điểm: Công tác đào tạo còn chưa sát thực với nhu cầu của

công nhân, chủ yếu dựa trên nhu cầu của công ty

Công ty chưa áp dụng những công thức cụ thể, chưa đo lường được hao phí lao động trong sản xuất để áp dụng vào tính số công nhân kỹ thuật cần thiết trong sản xuất

- Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty được lập dựa trên các số liệu tổng hợp từ các tổ, phân xưởng sản xuất. Quản lý, các tổ trưởng phụ trách đơn vị mình sẽ căn cứ vào khối lượng công việc được giao, xem xét mối tương quan giữa khả năng hoàn thành công việc và vốn nhân lực. Đồng thời đựa vào mức độ làm việc cá nhân còn yếu kém về mặt nào để đề xuất đào tạo công nhân cho đơn vị mình. Hoặc khi được chuyển giao công nghệ mới đơn vị cũng cần đề xuất để được đào tạo kịp thời

- Hàng năm công ty cũng cử người đi học tại các trường để nâng cao trình độ học vấn và để tiếp thu những công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.

Quản trị nhân lực - K10

- Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật của Sông Giang còn dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, thông qua hồ sơ và thông qua số lượng máy móc trang thiết bị của công ty

- Đào tạo để nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân, bên cạnh đó đáp ứng các nhiệm vụ sản xuất của công ty

Nhu cầu đào tạo của Sông Giang được biểu hiện qua bảng số liệu sau

Bảng số 5: Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty giai đoạn 2007 – 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Số CNKT 20 25 35

CNKTdt/∑CNKT 16% 19% 24%

(Nguồn: tự tổng hợp theo số liệu công ty)

Thông qua bảng trên ta thấy nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật của Sông Giang tăng qua các năm cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Điều đó nói lên Sông Giang đang ngày càng quan tâm tới

hoạt động đào tạo của mình

Bước 2: Tổ chức thực hiện đào tạo

- Kế hoạch đào tạo (chương trình đào tạo, giáo viên đào tạo, hình thức đào tạo, đối tượng đào tạo và chi phí đào tạo) do ban giám đốc sắp xếp và phê duyệt

Kế hoạch đào tạo sẽ được phòng tổ chức hành chính lập ra trên cơ sở xác định mục tiêu và nhu cầu đào tạo của công ty sau đó sẽ được trình lên ban giám đốc để phê duyệt

- Nội dung đào tạo

+ Công nhân kỹ thuật tại Sông Giang sẽ được đào tạo về những kỹ năng cần thiết trong công việc như cách thức thao tác, sử dụng máy móc công cụ, đọc và hiểu được những quy định kỹ thuật, bản vẽ và các tài liệu liên quan đến kỹ thuật, thống kê đơn giản. Đó là những kiến thức kỹ năng họ sẽ sử dụng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Nếu thiếu nó họ sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình cũng như vận hành các máy móc thiết bị.

Quản trị nhân lực - K10

thời cũng dựa vào tình hình sản xuất của doanh nghiệp để dự tình số lượng công nhân kỹ thuật cần phải đào tạo.

+ Khi Sông Giang trang bị những thiết bị mới thì phải đào tạo cho công nhân kỹ thuật để họ biết điều khiển sử dụng , vận hành các thiết bị mới đó một cách thuần thục, đạt công suất tối đa.

+ Khi công ty muốn công nhân viên của mình đảm nhiệm một ví trí hoặc công việc mới thì việc đầu tiên công ty cần làm là đào tạo cho công nhân đó nhứng kiến thức mới sao cho phù hợp với vị trí công việc.

+ Khi có sự cố kỹ thuật xảy ra mà lỗi do công nhân kỹ thuật chứ không phải la do máy móc hay khâu tổ chức sản xuất thì cần phải đào tạo lại cho công nhân. Vì đây là sự thiếu kỹ năng và hiếu biết của người công nhân dẫn đến làm hỏng công việc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, công trình của công ty. Đào tạo họ giúp khắn phục những thiếu xót của công nhân đẻ phòng ngừa những hậu quả xấu tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty

+ Phòng tổ chức hành chính phối hợp với các phòng ban và đơn vị cùng tổ chức lập kế hoạch về: Nội dung đào tạo, lựa chọn các hình thức đào tạo (lý thuyết và thực hành) thời gian và địa điểm, giáo viên giảng dạy cơ sở đào tạo. Sau đó giám đốc công ty phê duyệt

Nội dung đào tạo của công ty mang tính tập chung không có nội dung riêng cho từng ngành nghề cụ thể. Như thế sé dấ đến việc khó triển khai chương trình đào tạo co hiệu quả, sẽ dẫn đến khó xác định mục tiêu đào tạo cho từng ngành nghề.

+ Giáo viên đào tạo: Được công ty tuyển chọn qua các đợt thi tay nghề tại công ty hoặc là các kỹ sư có trình độ cao trong công ty có các kiến thức về chuyên môn trong ngành nghề

• Ưu điểm:

 Giáo viên là người của công ty , vì vậy hiểu biết rất rõ về công ty: Máy móc, trang thiết bị, dây truyền công nghệ…

 Tài liệu được soạn thảo phù hợp với tính chất của doanh nghiệp do được soạn thảo phục vụ riêng cho quá trình giảng dạy của doanh nghiệp.

Quản trị nhân lực - K10

 Người giảng dạy không có nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy, đôi khi cách giảng giải, giải thích khiến người học khó hiểu

 Tài liệu soan thảo không được hợp logic khoa học

+ Đối tượng đào tạo: Công nhân kỹ thuật đang làm việc tại công ty tiến hành đào tạo lại, hoặc là bổ sung thêm kiến thức về công nghệ mới. Hoặc đối tượng mới được công ty tuyển dụng bổ sung thêm Hình thức đào tạo:

 Hình thức đào tạo: Với cơ cấu ngành nghề của Sông Giang bao gồm rất nhiều loại công nhân kỹ thuật khác nhau: Hàn, điện, xây dựng, lò, vận hành máy… điều đó gây nhiều khó khăn trong công ty trong quá trình đào tạo cũng như lựa chọn các phương pháp đào tạo hợp lý cho từng loại công nhân kỹ thuật. - Kèm cặp trong sản xuất: Hình thức được công ty sử dụng

nhiều nhất trong chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật của Sông Giang. Giáo viên hướng dẫn thường là trưởng các bộ phận, công nhân xuất sắc trong công ty chỉ dẫn về các nguyên tắc vận hành an toàn, quy trình và các thao tác cần thiết để sản xuất sản phẩm

- Sông Giang còn có lớp cạnh doanh nghiệp để cùng phối hợp với công ty khác mời chuyên gia về giảng dạy về những kiến thức mới cho công nhân vào buổi tối theo định kỳ hàng tháng - Ngoài ra các nhân suất sắc trong công ty còn được gửi đến các

trường chuyên ngành để học tập

Ưu điểm

- Ít tốn kém thời gian, và chi phí cho công ty trong công tác đào tạo công nhân kỹ thuật

- Công nhân vừa học vừa thực hành nên vẫn có thể đảm bảo về năng suất cho công ty

- Đào tạo được nghiều công nhân kỹ thuật cùng một lúc

Nhược điểm:

- Việc xác định đối tương được đào tạo nâng cao chưa được tổ chức rõ ràng hay cụ thể

- Việc xác định đối tượng được đào tạo nâng cao còn quan liêu, thiên vị do ban giám đốc quyết định

Quản trị nhân lực - K10

- Khả năng thích ứng với công nghệ, tinh thần hợp tác của một số công nhân chưa cao

 Kết quả công nhân sau khi đào tạo:

• Đào tạo công nhân kỹ thuật theo cơ cấu ngành nghề

Bảng 6: Đào tạo công nhân kỹ thuật theo loại thợ giai đoạn 2007 - 2009

Đvị tính: Người

Nội dung đào tạo Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Xây dựng 2 3 4 1. Mộc 2 2 4 2. Sắt 3 3 4 3. Bê tông 1 2 3 4. Điện 2 3 3 5. Cơ khí 2 2 3 6. Lò 1 2 3 7. Vận hành máy 7 8 14 8. Tổng 20 25 35

(nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của công ty)

Qua bảng 6 ta nhận thấy công ty đào tạo nhiều loại công nhân kỹ thuật khác nhau. Trong đó công nhân vận hành máy chiếm số lượng nhiều hơn cả so với các loại công nhân khác và thay đổi số lượng đào tạo lớn nhất. Các công nhân kỹ thuật khác thì số lượng không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Bởi vì máy móc trong công ty chiếm số lượng lớn công nhân kỹ thuật điều hành, và máy móc ngày càng được đổi mới và thay thế từng ngày. Máy móc đang dần thay thế cho sức lao động của con người, nhưng cần có sự điều khiển của con người. Chính vì thế vai trò của công nhân vận hành máy ngày càng trở lên quan trọng đối với Sông Giang

- Tỷ lệ đào tạo

Số lượng công nhân kỹ thuật hàng năm được cử đi đào tạo tại Sông Giang chiếm từ 15% - 25% tổng số công nhân kỹ thuật toàn công ty . Do những kiến thức mà công nhân kỹ thuật tiếp thu được ở trường đào tạo quá ít so với thực tế. Chính vì thế sau khi công ty tuyển dụng họ thì lại phải đào tạo lại. Tuy nhiên việc đào tạo công nhân kỹ thuật cần có thời gian lâu dài mới đáp ứng được nhu cầu của công ty. Hiện tại sau khi đào tạo Công ty mới có khoảng >70% công nhân trong tổng số công nhân kỹ thuật đáp

Quản trị nhân lực - K10

ứng được về kỹ năng sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị trong Công ty. Để sử dụng đội ngũ công nhân sao cho đạt hiệu quả tối đa Công ty cần quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo công nhân kỹ thuật. Đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm trong Công ty,vì thế trình độ của họ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, giá trị sản phẩm của công ty và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty trên thị trường. Công nhân kỹ thuật được đào tạo sẽ làm tăng giá trị sản xuất, kinh doanh của Công ty. Tiềm năng của ngành xây dựng hiện nay là rất lớn, những giá trị mà Công ty đạt được có thể ngày càng phát triển góp phần đổi mới nông thôn và cũng là cải thiện đời sống công nhân

Bước 3: Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo công nhân kỹ thuật

Sau khi chương trình đào tạo kết thúc công ty sẽ áp dụng các phương pháp chụp ảnh, phỏng vấn, bảng hỏi…và áp dụng các kỳ kiểm tra về lý thuyết cùng với các kỹ năng thực hành.

Từ đó tổng hợp, thống kê để so sánh về mục tiêu đào tạo đã đặt ra và kết quả đạt được

Quản trị nhân lực - K10

Bảng 7: khả năng làm việc sau khóa đào tạo (cho toàn bộ CNKT) năm 2009

Mức độ Số lượng (người) %

Tốt hơn nhiều 5 14,3

Tốt hơn 18 51,4

Tốt hơn ít 9 25,7

Không thay đổi 3 8,6

Tổng 35 100

(Nguồn: phòng hành chính)

Qua bảng kết quả khả năng làm việc trên ta nhận thất hầu như khả năng làm việc của công nhân đều được cải thiện và tăng lên đáng kể sau khóa đào tạo. Tuy nhiên mức độ tốt hơn ít, và không thay đổi trong khóa đào tạo vẫn còn tồn tại do các nguyên nhân có thể bắt nguồn từ doanh nghiệp đào tạo không đúng người nghề hoặc có thể do ý thức học tập, trình độ nhận thức của công nhân chưa cao, hoặc chương trình học không phù hợp với người được đào tạo.

Bảng 8: Sự phù hợp của ngành nghề đào tạo năm 2009

Mức độ Số lượng (người) % 1. Rất phù hợp 5 14,3 2. Tương đối phù hợp 22 62,8 3. Ít phù hợp 6 17 4. Không phù hợp 2 5,9 Tổng 35 100 (Nguồn: phòng hành chính)

Qua bảng 6: Biểu hiện mức độ phù hợp nghề đối với các công tác đào tạo công nhân. Mức độ rất phù hợp và tương đối phù hợp đạt 77,1 % . Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp ít phù hợp và không phù hợp do đào tạo không đúng người, không đúng nghề.

Ưu điểm:

- Không tốn thời gian và chi phí

- Phần nào đánh giá được hiệu quả của công tác đào tào nguồn nhân lực

- Việc đánh giá mang tính khách quan và sát với thực tế

Nhược điểm

- Công ty chưa xây dựng cho mình được hệ thống đánh giá chuẩn cho kết quả đào tạo

Quản trị nhân lực - K10

- Chưa áp dụng những công thức rõ ràng để chỉ rõ được hiệu quả của chi phí và kết quả đạt được (do việc tính toán kết quả đạt được sau đào tạo là rất khó khăn)

2.3. Nhận xét công tác công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w