GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VỊÊT NAM(IBS)
3.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁP TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CTCK NHCTVN
CTCK NHCTVN
3.1.1.Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước. Trên thực tế, thị trường chứng khoán đã mở ra kênh huy động vốn trung, dài hạn cho Chính phủ, chính quyền địa phương, cac doanh nghiệp cũng như đem lại những tiềm năng, vận hội mới đối với các nhà đầu tư.
Trong thời gian tới, để thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, Chính phủ và UBCKNN đã đề ra chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2010 đó là
1. Mở rộng quy mô của thị trường chứng khoán tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2010 đạt mức 10 - 15% GDP: Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng co hiệu quả sản suất, kinh doanh của các công ty niêm yết.
2. Xây dựng và phát triển các TTGDCK, Sở GDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng TTGD chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh thành SGDCK với hệ thống giao dịch chứng khoán, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hoá hoàn toàn, kết nối với thị trường chứng khoán trong khu vực.
Chuẩn bị đến năm 2010 chuyển thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội thành thị trường Giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Thành lập trung tâm lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký chứng khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của SGDCK và TTGDCK; mở rộng phạm vi lưu ký của các chứng khoán chưa niêm yết.
3. Phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường chứng khoán Việt Nam: Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước. Phát triển các công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam.
4. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân: Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các Ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư... tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường. Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán NHCTVN.
3.1.2.1. Đánh giá những kết qủa đạt được và những tồn tại, những yếu điểm trong hoạt động kinh doanh của CTCK NHCTVN trong năm 2005.
Trong năm 2005, CTCK NHCT đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Hội đồng Quản trị NHCTVN giao. Một số lĩnh vực kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực và thu được kết quả khá tốt như: Môi giới, tự doanh, tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư. Lợi nhuận toàn công ty tăng 26% so với năm
2004. Tiền lương và thu nhập của cán bộ, nhân viên được nâng lên cao hơn năm trước. Các mặt công tác khác được quan tâm, tăng cường quản lý, có nhiều chuyển biến tốt.
Tuy nhiên còn một số mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra như: - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Đầu tư phát triển công nghệ thông tin cả phần cứng và phần mềm; - Chất lượng và năng lực cạnh trnah của các sản phẩm dịch vụ; - Các cơ chế động lực;
- Xây dựng văn hoá kinh doanh và thương hiệu;
- Vấn đề quản trị và điều hành công ty chưa thực sự hiệu quả.
Yêu cầu đặt ra đối với tất cả cán bộ và nhân viên của công ty với thái độ sầu thị tự kiểm điểm, đánh giá lại toàn bộ những kết quả và tồn tại thuộc chức năng nhiệm vụ ccủa mình trong nănm qua, rút ra các bài học kinh nghiệm, để khắc phục ngay những tồn tại yếu kém, không được lặp lại những sai sót, tồn tại cũ, tích cực phát huy các mặt đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng hướng, để tạo ra bước phát triển mới trong năm 2006.
3.1.2.2.Định hướng về chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2006.
Công ty tiếp tục thực hiện phương châm chiến lược: Phát triển, hiệu quả, vững
chắc và phấn đấu đạt được các mục tiêu tổng quát trong năm 2006 của công ty chứng
khoán NHCT bao gồm:
- Phấn đấu tổng số lợi nhuận đạt tối thiểu 17 tỷ, tăng 20% so với năm trước. - Tổng số lợi nhuận đạt tối thiểu17 tỷ, tăng 20% so với năm 2005.
- Môi giới: Tổng thu phí môi giới đạt 2.4 tỷ đồng (tăng 2 lần so với năm 2005); Thị phần đạt tối thiểu 10%.
- Tự doanh: Doanh số tăng 35% so với năm 2005;Trong đó cần tăng tỷ trọng tự doanh cổ phiếu phù hợp với thị trường. Chính sách trong đầu tư cổ phiếu là đầu tư ngắn hạn, tăng vòng quay vốn, có hiệu quả là bán, không được đầu cơ, không được đầu tư dài hạn.
- Bảo lãnh và phát hành doanh số tối thiểu đạt 1500 tỷ. - Uỷ thác đầu tư: Tối thiểu 1200 tỷ.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp. Thực hiện chính sách khách hàng có chọn lọc; chỉ thực hiện các hợp đồng lớn; khách hàng chiến lược, thực sự có hiệu quả. Doanh thu từ hoạt động tư vấn đatj 3 tỷ.
- Tiền lương kinh doanh bình quân đầu người tăng tối thiểu 15% so với năm 2005.
Đây là định hướng chiến lược phát triển của toàn công ty nói chung và của hoạt động môi giới nói riêng. Để đạt được mục tiêu đề ra này, các phòng ban cảu công ty cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, đào tạo, đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản, tài chính, lao động tiền lương trong năm 2006 trình Hội đồng quản trị NHCTVN phê duyệt.
- Các phòng ban nghiệp vụ kinh doanh phải tổ chức nghiên cứu xác định rõ chiến lược khách hàng, chiến lược đầu tư kinh doanh; chiến lược Marketing phù hợp với sản phẩm dịch vụ của phòng mình để xây dựng các kế hoạch biện pháp triển khai thực hiện một cách chủ động.
- Phải tổ chức tốt việc nghiên cứu, dự báo thị trường; phân tích hoạt động kinh doanh của các khách hàng; thu thập cập nhật các thông tin cần thiết có liên quan làm cơ sở căn cứ để ra các quyết định kinh doanh.
- Bổ xung hoàn thiện các cơ chế, chính sách quy trình nghiệp vụ phù hợp với luật pháp hiện hành vừa phải đáp ứng được yêu cầu quản lý kiểm soát được các loại rủi ro, kinh doanh có hiệu quả. Tất cả các hoạt động, các dịch vụ đều phải có quy chế, quy trình nghiệp vụ rõ ràng, minh bạch. Tất cả các dịch vụ với khách hàng phải được thực hiện trên cơ sở pháp lý bằng các hợp đồng cụ thể.
- Tổ chức học tập, quán triệt các quy định của luật phòng chống tham nhũng cho toàn thể cán bộ. nhân viên, đông thời cụ thể hoá các quy định của luật vào các quy chế, cơ chế nghiệp vụ và các quy định nội bộ của CTCK.
- Tập trung đẩy nhanh tiến bộ Đầu tư hiện đại hoá công nghệ thông tin cả phần cứng và phần mềm ứng dụg trong toàn bộ các sản phẩm dịch vụ, các lĩnh vực
quản trị điều hành. Khẩn trương xây dựng Webside có khả năng giao dịch trực tuyến.
- Triển khai xây dựng Thương hiệu và hệ thống quản lý chất lượng theo tieu chuẩn ISO 9001-2000 đối với các sản phẩm dịch vụ và quy trình nghiệp vụ Quản trị điều hành.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản trị điều hành nội bộ theo hướng: phải tôn trọng tuyệt đối quy trình nghiệp vụ, đảm bảo cơ chế dân chủ và công bằng; phân cấp quản lý, phân công nhiệm vụ, uỷ quyền một cách rõ ràng, hợp lý, hợp pháp; tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho cán bộ các cấp và nhân viên phát huy được quyền chủ động, sáng toạ gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân. Lấy tiêu chuẩn chất lươựng, hiệu quả để đánh giá, nhận xét cán bộ,
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ hành nghề chuyên nghiệp cần thiết cho cán bộ nhân viên, đảm bảo nguyên tắc tất cả cán bộ làm việc gì đều phải được đào tạo chuyên sâuy về nghiệp vụ hành nghề của nghiệp vụ đó. Tổ chức nhiều hình thức đào tạo, chủ yếu là tổ chức các lớp học ngoài giờ ở cơ quan. Đầu tư chi phí thích đáng cho công tác đào tạo. Tiếp tục tuyển dụng, bổ sung cán bộ đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh doanh và các quy định của pháp luật.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đảm bảo mọi hoạt động đều được kiểm tr, kiểm soát kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm để chấn chỉnh khắc phục.
- Phát động các phong trào thi đua và đưa ra các giải thưởng hấp dẫn, xứng đáng đối với các cá nhân, đơn vị có thành tích lao động sáng tạo cải tiến kỹ thuật, nghiệp vụ, giảm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả.
Như vậy trong năm 2006 định hướng phát triển của công ty đối với nghiệp vụ môi giới là phải nâng cao được thị phần hoạt động môi giới của công ty lên mức tối thiểu là 10%. Không những vậy doanh thu của hoạt động môi giới phải phấn đấu tăng gấp đôi so với năm 2005 (đạt 2.4 tỷ đồng), tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới phải
tăng lên tối thiểu là gấp 1.5 lần. Đây là định hướng hết sức rõ ràng và phòng môi giới của IBS hoàn toàn có thể đạt được khi mà trong thời gian từ đầu năm 2006 đến bây giờ số lượng tài khoản mới của khách hàng mở tại công ty liên tục tăng (bình quân đạt khoảng 9 tài khoản mới trong ngày), lượng tiền mới đổ vào các tài khoản giao dịch đạt bình quân khoảng 2.75 tỷ đồng/ngày.... Với giải pháp nào để công ty phát triển hơn nữa nghiẹp vụ môi giới của mình. Bằng sự hiểu biết của mình tôi xin đưa ra các giải pháp sau: