0
Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Phân tích môi trường bên trong

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG VIETTINBANK (Trang 33 -33 )

3.1.1. Sản phẩm chủ yếu

Vietinbank cung cấp đa dạng dịch vụ và sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Một số dịch vụ chủ chốt góp phần lớn vào doanh thu thuần có thể kể đến như tiết kiệm, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, kiều hối....

Năm 2010, số lượng giao dịch và doanh số hoạt động thanh toán của Vietinbank tăng trưởng lớn, tốc độ thanh toán ngày càng cao và tạo được uy tín với khách hàng. Hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống năm 2010 đạt trên 13 triệu giao dịch, doanh số 4.726 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009, trong đó dịch vụ chuyển tiền đạt 3.532 nghìn tỷ đồng. Các kênh thanh toán đều có sự tăng trưởng đán kể so với năm 2009. Về thanh toán quóc tế, doanh số thanh toán nhập khâu đạt 10,29 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm 2009. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 5,67 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2009

Năm 2010, Vietinbank đã thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả để đẩy mạnh hoạt động kiều hối kết quả trong năm lượng kiều hối chyển về qua ngân hàng Vietnbank đạt 1,2 tỷ USD, tăng 30 % so với năm 2009, chiếm trên 15 % thị phần kiều hối chuyển về Việt Nam.

Tính đến hết năm 2010, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt gần 5 triệu thẻ, chiếm 18% thị phần; thẻ tín dụng đạt hơn 122 nghìn thẻ, chiếm 23% thị phần.

3.1.2. Thị trường

Vietinbank hoạt động chủ yếu ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, thị trường nước ngoài đã được mở ra,đặc biệt , trong quý II năm 2011,Vietinbank khai trương hai chi nhánh tại Cộng hòa liên bang Đức và thực hiện thủ tục mở Chi nhánh tại Lào và Myanmar

3.2. Đánh giá nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị

3.2.1. Hoạt động cơ bản

i. Hậu cần đầu vào (Huy động vốn)

Là hình thức huy động vốn mà Vietinbank sử dụng để tăng vốn điều lệ thông qua bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các

ii. Hậu cần đầu ra (Cho vay )

Vietinbank chủ yếu kinh doanh tín dụng, nguồn thu lợi nhuận chính cũng từ việc huy động vốn và cho vay. Vietinbank cho các khách hàng vay vốn với mức lãi suất thích hợp cho từng đối tượng khách hàng. Những biến động của thị trường tiền tệ vừa qua cho thấy,việc chỉ đứng trên một chân tín dụng sẽ có rất nhiều rủi ro; từ trong khó khăn này, ngân hàng đã chú ý tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ để có thể đứng vững trên cả” hai chân”. Điều này, cũng rất phù hợp với xu thế phát triển của thị trường vốn Việt Nam.

iii. Marketing và bán hàng

Có thể thấy rằng trong thời gian qua Ngân hàng Công Thương đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mãi làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trinh quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới các đợt khuyến mãi, Ngân hàng đã đưa ra rất nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tăng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sơ mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để lắp đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ. Bên cạnh đó với mạng lưới rộng khắp sẽ giúp cho khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ

iv. Dịch vụ

Vietinbank hiện được biết đến như một địa chỉ tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân như các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền kiều hối

Bên cạnh đó là vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các công ty và doanh nghiệp lớn, Vietinbank đã

hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ ngân hàng vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao

Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khách nhau như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng... thông qua các công ty con và công ty liên doanh

3.2.2. Hoạt động hỗ trợ

a) Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp

Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam Vietinbank đã không ngừng phát triển mạng lưới kinh doanh, trở thành Ngân hàng Thương mại có quy mô mạng lưới lớn thứ 2 Việt Nam với 1.093 đươn vị mạng lưới, tăng 146 đơn vị so với năm 2009. Năm 2010, Vietinbank cũng đã thành lập 01văn phòng đại diện tại Frankfrut

Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.

Có 6 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới

b) Quản trị nguồn nhân lực

Đội ngũ lao động tại Vietinbank lên đến trên 17.000 người nam 2010. Sau 2 năm cơ cấu mạnh mẽ, toàn diện lực lượng lao động, đến nay Vietinbank đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đáng kể cả về lượng và chất, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Vietinbank cũng đã áp dụng chương trình quản lý và chấm điểm công việc để giám sát và nâng cao hiệu quả công việc, tạo động lực thi đua trong toàn hệ thống. Năm 2010, Vietinbank đã tổ chức 322 lớp đào tạo với 21.015 lượt học viên, tăng

theo yêu cầu thực tiễn của Ngân hàng, đem lại nhiều công trình có giá trị ứng dụng tốt.

c) Phát triển công nghệ

Phần mềm quản lý nhân sự

Năm 2010, HĐQT Vietinbank đã phê duyệt chiến lược tổng thể công nghệ thông tin giai đoạn 2010 – 2015, bao gồm đồng bộ các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng, dịch vụ, tăng cường năng lực quản trị, giám sát, tập trung hóa nguồn lực. Nhiều module và dịch vụ tư vấn được đấu thầu và cung cấp bởi các công ty hàng đầu thế giới như Oracles, IBM, Microsoft,...Một số ứng dụng công nghệ thông tin đã được Vietinbank tự nghiên cứu xây dựng, triển khai nhằm đáp ứng yêu càu mở rộng hoạt động kinh doanh như hệ thóng định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn(FTP). Chương trình qunr lý nhân sự, tiền lương, quản lý tiền công và chấm điểm.

3.3. Xác định các năng lực cạnh tranh

3.3.1. Năng lực tài chính

Theo số liệu được công bố, trong những năm qua các NHTM Việt Nam không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Quy mô vốn điều lệ của những NHTM (nhà nước và cổ phần) đã có sự tăng nhanh, đặc biệt là khối cổ phần

Mặ c dù

vậy,

nếu so

sánh với một số NHTM trong khu vực Đông Nam Á thì quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam là quá nhỏ bé

Quy mô vốn chủ sở hữu của một số NHTM trong khu vực ASEAN năm 2009

ĐVT: triệu USD

Ngân hàng Quốc gia Vốn chủ sở hữu

Dvềlopment Bank of Singapore Limited Singapore 18.649

Maybank Malaysia 7.917

Bangkok Bank Public Company Limited Thái Lan 6.263 Banco de Oro Unibank, Inc. Philippines 1.505

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2009. Các Báo cáo thường niên được lấy từ trang web của các NHTM kể trên)

Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam

Ngân Hàng Năm 2008 Năm 2009 % Tỷ VND Triệu USD Tỷ VND Triệu USD Agribank 11.020 596 11.650 630 5,72 BIDV 8.756 473 10.499 568 19,91 Vietinbank 7.717 417 11.252 608 45,81 Sacombank 5.116 277 6.700 362 30,96 VCB 12.100 654 12.100 654 0,00 Eximbank 7.220 390 8.800 476 21,88 ACB 6.355 344 7.814 422 22,96 Techcombank 3.642 197 5.400 292 48,27 SCB 2.180 118 3.635 196 66,74 DongAbank 2.880 156 3.400 184 18,06

lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) của đa số NHTM đều trên mức tối thiểu 8% theo yêu cầu của Basel II, và vì vậy đảm bảo hoạt động an toàn của các NHTM

Tỷ lệ CAR của một số NHTM tiêu biểu năm 2009

ĐVT : % Agri bank BIDV Vietin bank VCB Exim bank Techcom bank ACB Sacom bank DongA bank 8,05 7,55 8,0 8,11 26,87 14,1 9,73 11,41 14,21

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2009) Về chất lượng Tài Sản Có, mặc dù đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của những ngân hàng chiếm thị phần lớn ở Việt Nam đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Ở một khía cạnh liên quan, tỷ lệ nợ xấu của những ngân hàng khối cổ phần có dấu hiệu được kiểm soát tốt hơn các ngân hàng quốc doanh. Thật vậy, theo Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC), nợ xấu ở các nhóm nợ có rủi ro tín dụng cao (nhóm 3, 4 và 5) của khối ngân hàng quốc doanh trên tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng tính đến tháng 5/2009 lên đến lần lượt là 57,58%, 35,95% và 59,69%

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số NHTM

ĐVT: % STT Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 1 Agribank 1,90 2,50 2,68 2,95 2 BIDV 11,9 4,80 2,71 2,82 3 Vietinbank 1,38 1,02 1,81 0,61 4 VCB 2,65 2,66 4,61 2,47 6 Techcombank 3,10 1,40 2,52 2,20 7 ACB 0,20 0,08 0,90 0,40 8 Sacombank 0,95 0,39 0,99 0,88 9 DongAbank 0,80 0,40 1,65 1,99 10 Eximbank 0,80 0,88 4,71 1,82

Cùng với sự tăng nhẹ của tỷ lệ nợ xấu, mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM cũng vì thế mà tăng lên qua các năm.

Cuối cùng, về phương diện khả năng sinh lời, Biểu đồ 1 dưới đây chỉ ra ROA và ROE năm 2009 của một số NHTM tiêu biểu. Theo đó, kết quả kinh doanh năm 2009 cho thấy mặc dù có quy mô lớn nhưng các NHTM nhà nước hoạt động không hiệu quả bằng các NHTM cổ phần quy mô nhỏ hơn như ACB, Techcombank,… Đáng chú ý là ACB có ROE và ROA vượt bậc so với các ngân hàng còn lại. Đặc biệt, có thể thấy rằng các ngân hàng có quy mô tài sản càng nhỏ càng có hệ số ROA cao. Ngược lại, các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn như Agribank, BIDV, VCB, có hệ số ROE thuộc nhóm dẫn đầu.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ của một số NHTM

ĐVT: %

STT Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Agribank 1,14 1,83 1,90 2,01 2 BIDV 1,50 2,20 2,55 4,59 3 Vietcombank 2,20 2,48 2,66 3,26 4 Vietinbank 0,07 1,67 1,78 1,50 5 MHB 1,35 1,24 1,04 - 6 Techcombank 1,31 0,97 2,30 2,25 7 Eximbank 0,40 0,40 1,77 1,80 8 ACB 0,40 0,40 0,65 0,80 9 Sacombank 0,60 0,50 0,72 0,65 10 DongAbank 0,20 0,40 0,84 -

ROA và ROE năm 2009 của một số NHTM - ĐVT: %

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2009)

3.3.2. Năng lực thị phần

Biểu đồ 2a, 2b chỉ ra thị phần huy động và thị phần cho vay của các NHTM năm 2008 với một đặc điểm rõ nét là sự vượt trội của các NHTM khối nhà nước. Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ưu thế này sẽ ít có khả năng thay đổi trong tương lai gần. Mặc dù vậy, cùng với sự năng động trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các NHTM khối cổ phần được dự báo sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế và chiếm giữ thị phần ngày càng cao trên thị trường.

Biểu đồ 2a: Thị phần huy động cho vay ĐVT: %

(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng do công ty cổ phần chứng khoán MHBS thực hiện. 05/2009)

3.3.3. Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực

Theo VPC, chất lượng nguồn nhân lực tại các NHTM Việt Nam chưa cao, chưa thật sự nhạy bén với những thay đổi của ngành, đặc biệt tại các NHTM khối nhà nước.

Do lực lượng lao động cũ còn nhiều, nên trình độ lao động của các NHTM Nhà nước còn nhiều bất cập: nhiều cán bộ nâng cao trình độ dưới hình thức hoàn chỉnh đại học làm cho số trình độ đại học tăng lên về lượng nhưng chưa thật sự nâng cao trình độ về chất.

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của một số NHTM năm 2009 Ngân hàng Tổng số lao động Trên đại học Đại học Cao đẳng Trình độ khác Agribank 35.021 1,22% 71,63% 6.3% 20,855 Vietinbank 17.758 1.77% 55,77% 6,37% 21,11% BIDV 14.550 4,02% 74,43% 12,78% 8,77% Vietcombank 10.401 3,44% 76,30% 10,59% 9,67% MHB 3.023 71% 29% Techcomban k 4.624 82% 15% 3% Eximbank 3.780 1,35% 62,07% 16% 20,58%

ACB 6.669 1,78% 85,41% 9,37% 3,44% (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM năm 2009)

Mặc dù vậy vẫn phải khẳng định rằng trình độ lao động của các NHTM đã được nâng lên đáng kể, tỷ lệ trên đại học và đại học trong cơ cấu lao động của các NHTM, đặc biệt là khối cổ phần khá cao. Điều này chứng tỏ các NHTM cổ phần đang đẩy mạnh vấn đề tìm kiếm, bổ sung thêm nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, thậm chí xem đây là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

3.3.4. Năng lực cạnh tranh về công nghệ

Với sự thành công của Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán do World Bank tài trợ, năng lực công nghệ của các NHTM Việt Nam tiếp tục được nâng cấp, thể hiện qua việc hệ thống thanh toán không ngừng phát triển theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ở một khía cạnh liên quan, số lượng máy ATM và POS được trang bị không ngừng tăng lên qua các năm đã tạo điều kiện giảm tải các giao dịch tại các ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng cá nhân và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Biểu đồ: Số lượng máy ATM ĐVT: Máy

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM năm 2009)

3.3.5. Năng lực cạnh tranh về hệ thống kênh phân phối

Biểu đồ cho thấy số lượng chi nhánh, phòng và điểm giao dịch của các NHTM đã có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, phản ánh sự năng động của các NHTM trong việc củng cố, mở rộng và phát triển thị phần cũng như mạng lưới bán lẻ.

Biểu đồ: Mạng lưới( chi nhánh, phòng và điểm giao dịch)của một số NHTM

ĐVT: Chi nhánh, phòng và điểm giao dịch

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM năm 2009)

Tuy vậy, việc tăng cường hệ thống kênh phân phối trong thời gian qua, đặc biệt là mạng lưới bán lẻ cũng đặt dấu hỏi về hiệu quả kinh doanh. Lấy ví dụ tại Đà

giành giật nhau ở một thị trường chưa đầy 1 triệu dân (số liệu thống kê thời điểm 1/4/2009). Điều này đặt ra một vấn đề trong phân bổ mạng lưới của các TCTD, vừa tạo ra những làn sóng cạnh tranh dữ dội không cần thiết, vừa có thể gây lãng phí trong hoạt động ngân hàng.

3.3.6. Năng lực cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ

Việc các NHTM Việt Nam chưa phát huy hết hiệu quả của mạng lưới rộng khắp cũng như trình độ nhân lực ngân hàng có giới hạn đã hạn chế sự phát triển các sản phẩm dịch vụ với những tiện ích mới và phong phú hơn; và vì thế gây lãng phí rất lớn đối với không chỉ ngân hàng mà còn cho cả khách hàng. Thật vậy, trong một thời gian khá dài, người dân kể cả các đối tượng có trình độ như cán bộ công nhân viên chức, nắm giữ các loại thẻ ngân hàng chỉ để “rút tiền lương hàng tháng”. Tình hình này thời gian gần đây có vẻ khả quan hơn khi một số

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG VIETTINBANK (Trang 33 -33 )

×