Lựa chọn và ra quyết định chiến lược

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình hoạch định chiến lược của ngân hàng VIETTINBANK (Trang 54)

4.1. Thực trạng lựa chọn và ra quyết định chiến lược

Sau khi phân tích điều kiện môi trường kinh doanh, vị trí cạnh tranh, điểm mạnh điểm yếu của Vietinbank và sự lựa chọn mục tiêu phù hợp, từ đó ngân hàng đề ra chiến lược nhằm đạt mục tiêu đề ra. Sau đây là các chiến lược kinh doanh ngân hàng lựa chọn đưa ra dưới bốn góc độ:

Về mặt tài chính

- Nguồn vốn : Lựa chọn chiến lược tăng vốn bằng cách tăng tỷ trọng tiền gửi của dân cư, các tổ chức và tiền thanh toán thông qua việc đa dạng hóa các hình thức khuyến mại thu hút vốn như :

Định giá vốn ( lãi suất) cho hợp lý đối với từng loại kỳ hạn đảm bảo chi phí trả lãi tối thiểu.

Duy trì dự trữ sơ cấp, thứ cấp ở mức hợp lý đủ đảm bảo tính thanh khoản.

Tính toán lãi rủi ro lãi suất, kỳ hạn và tỷ giá để tư vấn xét duyệt giới hạn chịu rủi ro của ngân hàng, làm cơ sở cho điều hành kinh doanh vốn điều lệ.

- Cơ cấu tài sản : chiến lược duy trì và đảm bảo cơ cấu tài sản ổn định bằng cách xây dựng và đưa vào thực tiễn hoạt động Hội đồng Quản lý tài sản nợ- có( ALCo) - nhằm quản lý các giới hạn đầu tư, giới hạn an toàn, chênh lệch kỳ hạn thực tế, chệnh lệch lãi suất, giới hạn chịu rủi ro… để nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống, đồng thời kiểm soát được những rủi ro về tài chính của Vietinbank. Cụ thể như sau :

Cơ cấu lại khoản mục tài sản nợ -có để nâng cáo chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu tài sản theo hướng tăng tỷ trọng hoạt động đầu tư phí tìn dụng ngắn hạn, tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Cơ cấu lại tài sản nợ theo hướng tăng tiền gửi thnah toán, tăng huy động dài hạn ( trái phiếu) để đảm bảo chênh lệch kỳ hạn ( với tín dụng

Quản lý giám sát tăng trưởng về quy mô tín dụng, đầu tư phải phù hợp với năng lực tài chính và tiêu chí cơ cấu tài sản đã đề ra.

Về mặt khách hàng

- Chiến lược khách hàng toàn diện :Tận dụng điểm mạnh của Vietinbank nên bên cạnh phân khúc thị trường là các tập đoàn, các công ty, doanh nghiệp lớn, Vietinbank phát triển sang các phân khúc thị trường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân, các ngân hàng bán lẻ.

- Chiến lược mở rộng quan hê hợp tác đối tác trong và ngoài nước: Hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho Vietinbank ra nhập thị trường quốc tế. Vietinbank hướng tới thị trường Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, thực hiện các cuộc trao đổi, hợp tác trong các lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán phát triển các dịch vụ ngân hàng mới ( mốc năm 2008, sau khi cổ phần hóa và trong quá trình thực hiện IPO, Vietinbank phối hợp cùng các đơn vị CPH xúc tiến việc nghiên cứu thị trường và tiếp cận các đối tác chiến lược tiềm năng trên Thế giới).

Về mặt nội bộ

- Quy trình quản lý hoạt động: Đưa ra chiến lược tập trung quản lý hoạt động nội bộ.Thực hiên quy trình IOS vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thiết lập quy trình sản xuất và phân phối cho từng loại sản phẩm( sàn giao dịch bất động sản…). Đặc biệt chú trọng thiết lập quy trình dự báo và quản lý rủi ro hoàn thiện chức năng và mô hình theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế:

Hoàn thành chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng cho từng loại rủi ro: tín dụng, thị trường và tác nghiệp.

Xác định hạn mức rủi ro toàn ngành cho từng giai đoạn đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho từng lĩnh vực, đơn vị thành viên và cán bộ nghiệp vụ.

Xây dưng và hoàn thiên hệ thống công cụ quản lý rủi ro: chỉ tiêu đo lường, chương trình quản lý.

Tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiểm ẩn theo định kỳ và đột xuất.

- Quy trình quản lý khách hàng: Xây dưng quy trình quản lý phân đoạn khách hàng. Xác định khách hàng mục tiêu.

- Quy trình cải tiến: ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Như việc áp dụng chiến lược sản phẩm dịch vụ tối ưu: Do tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn ở mức khiên tốn vì vậyVietinbank đầu tư nghiên cứu cải tiến sản phẩm đặc thù dựa trên sản phẩm tiêu chuẩn nhưng được điều chỉnh phù hợp với khách hàng ở thi trường mục tiêu của mình, để có thể tránh đươc sự cạnh tranh của các đối thủ xam phạm vào thị trường muc tiêu của công ty. Hướng theo chiến lươc, Vietinbank tiếp tục phân đoạn chuyên môn hóa khách hàng, sản phẩm và lĩnh vực đâu tư , đồng thời đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân bằng các dịch vụ như : tài trợ dự án, cho vay đồng tài trơ, cấp vốn cho các doanh nghiệp mượn quyền kinh doanh,tài trợ nhập khẩu máy móc..

- Quan tâm đến môi trường áp dụng ISO 9001:2008. Tạo điều kiện việc làm cho xã hội. Chú trọng an toàn sức khỏe. Thực hiện các phúc lợi xã hội( xây dựng nhà cho người thu nhập thấp, ủng hộ phong trào từ thiện xã hội…)

Về khả năng học hỏi và phát triển:

Khả năng học hỏi và phát triển là yếu tố đầu tiên, tiên quyết trong ngân hàng. Khả năng học hỏi – phát triển này là một loại tài sản vô hình và được chia làm 3 loại là: Vốn con người, Vốn thông tin, Vốn tổ chức.

Tất cả các yếu tố vốn con người, thông tin, tổ chức được ngân hàng thực hiện hoa một cách cụ thể qua các yếu tố như : kỹ năng, trình độ cán bộ, nhân viên, khả năng làm việc nhóm, công tác đào tạo, văn hóa chi nhánh ( xây dựng quy chế, phong cách ứng xử, làm việc…), khả năng lãnh đạo, cơ sở hạn tầng hệ thống thông tin quản lý…

Ngân hàng đưa ra các chiến lược ứng với từng yếu tố :

Thiết lập hệ thống cán bộ lãnh đạo phòng ban, chủ chốt kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc tốt và chuyên nghiệp. Đồng thời cải tiến đẩy mạnh công tác đào tạo cụ thể như:

Tiến hành cập nhật hóa, hiện đại hóa đòa tạo chuyên sâu theo từng nghiệp vụ, chuyên đề nhằm giúp đội ngũ cán bộ nhân viên Vietinbank có đủ trình đô, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

- Công nghệ thông tin : chiến lược công nghệ thông tin được lựa chọn theo 3 mục tiêu cụ thể là

Tăng năng lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Hỗ trợ thông tin quản lý kinh doanh liên tục, kịp thời cho các cấp.

Đảm bảo an toàn hệ thống khi vận hành. Vì vậy Vietinbank chú trọng thực hiện:

Chuẩn hóa hệ thống báo cáo tại các chi nhánh trên cơ sở khai thác tối đa nguồn thông tin tạo kho dữ liệu.

Tập trung xem xét, phê duyệt các đề án trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để thực hiên kêt nối các modul nghiệp vụ mới ( thẻ tín dụng, POS) với hệ thống điều hành.

- Vốn tổ chức: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp. Nâng cáo năng lực và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo. Tăng khả năng liên kết và làm việc theo nhóm.

4.2. Thiết lập mô thức TOWS

4.2.1. Các điểm mạnh(Strengths)

1) Thương hiệu mạnh

2) Là một trong 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam

3) Có quy mô mạng lưới chi nhánh rộng khắp lớn thứ 2 tại Việt Nam

4) Đội ngũ quản lý mạnh

5) Tỷ lệ nợ xấu đạt chuẩn quốc tế

6) Tiềm lực về hoạt động ngân hàng buôn, kho quỹ, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế cũng như ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại

7) Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo. Do đó Vietinbank chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thẻ

8) Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại

4.2.2. Các điểm yếu (Weaknesses)

1) Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của Vietinbank còn thua kém các ngân hàng trong khu vực

2) Quá trình tái cơ cấu hoạt động và chuẩn bị cho cổ phần hóa kéo quá dài cũng làm ảnh hưởng tới việc tập chung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh

3) Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu nghiệp vụ mới

4) Sự liên kết giữa Vetinbank với các NHTM chưa thật chặt chẽ

5) Mức độ phối kết hợp trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng.

6) Chế độ tiền lương còn trong quá trình hoàn thiện

4.2.3. Các thách thức (Threats)

1) Việc mở cửa thi trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần

2) Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài

3) Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, cón nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng

4) Chịu tác động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập

5) Ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế, đặc biệt khi thị trường nhà đất bị đóng băng

6) Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập

7) Chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh doanh của cổ đông lớn, tình hình tài chính, chứng khoán, bất động sản...

8) Sự cạnh tranh từ các ngân hàng có chiến lược kinh doanh tương đồng như Vietcombank, BIDV

1) Hội nhập WTO tạo điều kiện :

Tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ

Tạo điều kiện cho Vietinbank từng bước mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế của Vietinbank trong các giao dịch tài chính quốc tế

Tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách Vietinbank. Học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài.

2) Thị trường thẻ thanh toán hấp dẫn

Mô thức TOWS của Vietinbank Những điểm mạnh-S 1. Thương hiệu mạnh 2. Tài sản lớn 3. Đội ngũ quản lý mạnh 4. Tiềm lực ngân hàng bán buôn

5. Quy mô mạng lưới lớn thứ 2 tại Việt Nam

6. Nhân viên chất lượng cao

7. Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiện đại 8. Tỷ lệ nợ xấu đạt chuẩn quốc tế 9. Chất lượng tín dụng tốt Những điểm yếu-W

1. Khả năng sinh lời yếu

2. Quá trình tái cơ cấu kéo dài

3. Liên kết yếu với các ngân hàng khác 4. Đào tạo cán bộ còn hạn chế 5. Kết hợp các sản phẩm còn chưa đồng bộ 6. Chế độ tiền lương còn trong quá trình hoàn thiện

Các cơ hội-O

1. Hội nhập quốc tế: Việt Nam gia nhập WTO

2. Thị trường thẻ thanh toán hấp dẫn 3. Nhu cầu vốn ở thị trường VN vẫn là rất lớn Các chiến lược SO 1. S1S2S3O2: CL đa dạng hóa sang lĩnh vực khác 2. S1S2S5O2: CL đa dạng hóa sản phẩm + khác biệt hóa băng chất lượng sản phẩm 3. S1S2S3S7O1O2: CL tích hợp: mở rộng chi nhánh + liên kết với các ngân hàng nước ngoài Các chiến lược WO 1. W1W2W4O1: Liên kết hợp tác với các Ngân hàng trong và ngoài nước 2. W1W6O2: đa dạng hóa sản phẩm + Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

1. Hội nhập quốc tế

2. Sự cạnh tranh từ các NH có chiến lược tương đồng

3. Áp lực cải tiến công nghệ

4. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện

5. Sản phẩm thay thế

6. Chảy máu chất xám 7. Suy thoái kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình hoạch định chiến lược của ngân hàng VIETTINBANK (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w