- Việc phát hiện, xử lý vi phạm về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường có lúc chưa
3.2.4. Hiệu quả về mặt môi trường
Tổng quan môi trường của xã Đại Thành khá tốt. Với diện tích cây trồng lâu năm khá lớn và phân bố đều cả 3 thôn tạo ra độ che phủ và không gian xanh trên toàn xã.
Tác động tích cực:
Diện tích đất trồng cây lâu năm không những tạo ra độ che phủ cho đất mà còn làm giảm nguy cơ sói mòn đất, bảo vệ môi trường.
Diện tích đất trồng lúa nước có kết hợp trồng màu xen canh vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường đất, giúp trả lại cho đất một khối lượng lớn chất hữu cơ và làm thông thoáng cho đất.
Tác động xấu:
Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo tập quán của người dân đã có những tác động nhất định đến môi trường. Ngoài tác dụng chính là diệt sâu bệnh, nâng cao năng suất thì thuốc bảo vệ thực vật và phân bón còn có những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường.
Lượng tồn dư của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất và khi bị rửa trôi vào nước sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chính người nông dân sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đó. Những tác động cụ thể được đánh giá trên 3 hệ thống sử dụng đất chính là đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm như sau:
Bảng 3.9: Tác động của các HTSDĐ đến môi trường
HTSĐ
Sử dụng Tác động đến môi trường
Phân
Đất chuyên trồng lúa nước - Lân tổng hợp - Đạm đỏ - Kali - Thuốc trừ sâu cuốn lá - Thuốc trừ sâu đục thân - Thuốc diệt rầy - Thuốc diệt cỏ - Bón nhiều lân sẽ làm chua đất. Trong lân cũng có nhiều kim loại nặng như As, Cd, Pb khi tích lũy trong đất sẽ gây hại cho hệ sinh thái đất, động vật và con người.
- Đạm dễ bay hơi nên lượng NH3 bay vào không khí làm ô nhiễm môi trường.
- Do có tác dụng rộng nên thuốc trừ sâu có thể diệt được nhiều loại côn trùng khác nhau trong đó bao gồm cả các côn trùng có ích, các loài chim ăn sâu.
- Lượng thuốc tồn dư trong đất gây ô nhiễm môi trường đất, đất bị nhiễm độc ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong đất và hệ sinh thái đất.
Đất trồng cây lâu năm - Đạm đầu trâu - Phân gà - Thuốc diệt bọ xít Lượng phân bón sử dụng với lượng vừa đủ, có tác động cải tạo đất. Lượng tồn dư không nhiều, ảnh hưởng đến môi trường đất là không nhiều.
-Thuốc bảo vệ thực vật chỉ dùng 2 lần một năm. Lượng tồn dư không nhiều, hạn chế được ảnh hưởng đến đất và môi trường xung quanh - Ảnh hưởng đến các loài động vật như ong. Đất trồng cây hàng năm - Phân chuồng - Đạm - Lân - Kali - Thuốc trừ sâu vẽ bùa - Thuốc trừ sâu đục quả - Thuốc diệt bọ phấn - Thuốc chống sương mai
- Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, sẽ tạo ra nhiều axit hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc tồn đọng trong đất.
- Sử dụng nhiều lân cũng khiến cho đất bị chua và tích tụ những kim loại nặng như As, Pb, Cd trong đất
- Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu sẽ diệt trừ các côn trùng có ích, các loại chim ăn sâu. - Lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất sẽ làm đất bị nhiễm độc.
- Sản phẩm của HTSDĐ này chủ yếu là rau xanh và quả nên lượng tồn dư trong lá và quả sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sau khi đánh giá các tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của các hệ thống sử dụng đất đến môi trường, có thể thấy rằng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học khi được sử dụng đã gây những ảnh hưởng xấu không nhỏ đến môi trường đất, môi trường nước và cả sức khỏe của những người lao động. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất này, ta lập bảng so sánh lượng phân bón và thuốc BVTV mà mỗi HTSDĐ đã sử dụng. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.10: So sánh lượng phân bón và thuốc BVTV của các HTSDĐ
HTSDĐ Thuốc BVTV
Loại Số lượng Phân bón
Chuyên trồng lúa nước - Thuốc diệt cỏ (Acemidax 17wp) 30 gói 15 gr x 1 lần 420 kg NPK 250 kg đạm đỏ 55 kg kali - Thuốc trừ sâu đục thân,
sâu cuốn lá (Regent
800wg) 30 gói 1gr x 1 lần
- Thuốc diệt rầy (Bassa
50 ec) 30 gói 15 ml x 1 lần Trồng cây lâu năm - Thuốc diệt bọ xít (Địch bách trùng) 15 gói 40 gr x 1 lần 7,5 tấn phân chuồng 6 tạ đạm đầu trâu. Trồng cây hàng năm
- Sâu vẽ bùa (Vertimex) 30 gói 10-20ml x 1 lần
10 tấn phân chuồng. 300 kg đạm. 400 kg lân 200 kg kali - Sâu đục quả (Match,
Ammate) 30 gói (15-30ml) x 1 lần 30 gói (8-10ml) x 1 lần - Bọ phấn (Selecron) 30 gói (15-30ml) x 1 lần Sương mai 2 lần (Daconil 75 wp) 30 gói 15 gr x 2 lần
Theo kết quả từ bảng so sánh lượng phân bón và thuốc BVTV mà các HTSDĐ đã sử dụng, có thể thấy rằng:
HTSDĐ chuyên trồng lúa nước và HTSDĐ trồng cây ăn quả lâu năm sử dụng lượng phân bón và thuốc BVTV thấp hơn so với HTSDĐ trồng cây hàng năm.
Hơn nữa, đối với HTSDĐ chuyên trồng lúa nước có thể trồng xen canh cây vụ đông (chủ yếu là các cây lạc, đậu tương...), điều này cũng phần nào trả lại dinh dưỡng cho đất. Đối với HTSDĐ trồng cây lâu năm tạo ra cảnh quan môi trường xanh, giúp giảm nguy cơ sói mòn đất.
Do đó ảnh hưởng đến môi trường của các loại hình sử dụng này là thấp hay nói cách khác đây là loại hình sử dụng đất có tác dụng bảo vệ môi trường tốt.
Đối với HTSDĐ trồng cây hàng năm, do đặc thù của loại cây trồng nên cần nhiều phân bón và thuốc BVTV hơn vì thế gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường.
Sau khi nghiên cứu, đánh giá hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của các hệ thống sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn xã Đại Thành ta có thể rút ra một bảng tổng hợp các kết quả đánh giá của các HTSDĐ như sau:
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả đánh giá của các HTSDĐ
HTSDĐ Kết quả
Đất trồng cây lâu năm
- Hiệu quả kinh tế mang lại là cao nhất
- Là loại hình sử dụng có tác dụng bảo vệ môi trường và được nhân dân địa phương ưu tiên.
- Diện thích nghi rộng, đặc biệt là trên đơn vị I
Đất trồng cây hàng năm
- Hiệu quả kinh tế mang lại khá cao nhưng tốn nhiều chi phí đầu tư và công chăm sóc.
- Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng nhiều, ảnh hưởng đến môi trường.
- Thích hợp với điều kiện tự nhiên của đơn vị II
Đất chuyên trồng lúa nước
- Hiệu quả kinh tế mang lại thấp.
- Mang lại nguồn lương thực chủ yếu cho nhân dân địa phương.
- Là loại hình sử dụng có lợi cho môi trường nhưng hiện không được nhân dân địa phương chú trọng phát triển. - Chỉ thích hợp với điều kiện tự nhiên của đơn vị I
Ngoài các tác động của 3 hệ thống sử dụng đất chính trên hệ thống sử dụng đất dân cư nông thôn cũng có những tác động không nhỏ tới môi trường. Các hoạt động phải kể đến đó là sinh hoạt và chăn nuôi.
Với dân cư đông và sống tập trung nên lượng rác thải sinh hoạt của nhân dân là không nhỏ. Đồng thời các hộ gia đình có chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như lợn, gà, vịt, ong... chất thải từ các hoạt động này cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Đây là một vấn về cần được quan tâm khi điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất, cần có nơi tập trung và xử lý rác thải đảm bảo yêu cầu.