Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất tại xã đại thành huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 44)

3. Biến động sử dụng đất ở khu dân cư nông thôn

2.3.3.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Thực trạng phát triển ngành Nông nghiệp, thủy sản

Ngành trồng trọt

Diện tích đất canh tác ngày càng bị giảm do quá trình phát triển các khu dân cư và hạ tầng kinh tế, xã hội. Diện tích gieo trồng cả năm 2011 là 710,4 ha, như vậy, hệ số sử dụng đất đạt 2,4 lần diện tích canh tác (diện tích đất trồng là 236,2 ha). Sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 2.480 tấn. Một số giống cây trồng mới, quy trình sản xuất mới chuyển giao cho nông dân ứng dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể về cơ cấu, hiệu quả một số loại cây trồng như sau:

* Cây lúa

- Cơ cấu giống lúa: 50% Khang Dân18, 40% giống BC15, BTR45, Hương Thơm 7, Bắc Thơm 10 ; 10 % giống mới thử nghiệm (TH3-3,…) và nếp.

* Cây màu và cây vụ đông

- Cơ cấu cây vụ đông: Đậu tương 5ha, đậu trắng 15 ha, khoai lang 15-20ha, Ngô 3-4 ha, cà chua 10 ha và các loại rau màu khác 45 ha.

- Đất bãi chuyên màu 37 ha: trồng chủ yếu cây nhãn, táo, bưởi, ổi, … Trồng xen Khoai Sọ, Ngô, Lạc, Đậu.

* Cây Nhãn

Cây nhãn là một trong những cây trồng chủ lực của xã Đại Thành, đã tồn tại và phát triển ở vùng bãi sông Đáy từ trên một trăm năm nay. Trong giai đoạn gần đây, cây nhãn mang lại giá trị sản xuất khá lớn và góp phần đáng kể trong ngành trồng trọt của xã. Diện tích chuyên trồng nhãn trên đất chuyên cây lâu năm, trong khu dân cư (vườn) và một phần nhân dân đã trồng trên đất bãi Độ Chàng với tổng diện tích 115ha.

Bảng 2.4: Hiện trạng diện tích trồng nhãn xã Đại Thành

STT Thôn Tổng diện tích (ha) Các loại đất hiện trồng nhãn Đất cây lâu năm (ha) Đất nông nghiệp (ha) Đất thuê (ha) 1 Đại Tảo 32,65 19,5 6,82 6,33 2 Tình Lam 18,21 6,15 8,12 3,94 3 Độ Chàng 64,15 33,7 19,46 10,99 Toàn xã 115,01 59,35 34,40 21,26

(Nguồn: Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)

Bảng 2.5: Hiện trạng tình hình sản xuất nhãn xã Đại Thành

STT Thôn DT đã cho thu

hoạch (ha) Số lượng cây

Sản lượng (tấn) 1 Đại Tảo 26,58 8.166 398,02 2 Tình Lam 10,55 4.550 175,85 3 Độ Chàng 25,31 11.604 230,13 Toàn xã 62,44 24.320 804,0

(Nguồn: Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)

Xã đã tạo điều kiện thành lập hợp tác xã nhãn lồng chín muộn từ năm 2007 của tư nhân với nhiệm vụ tư vấn, cải tạo, chiết ghép giống nhãn chín muộn nhằm tạo điều kiện cho cây Nhãn phát triển. Các giống nhãn được trồng là giống nhãn chín muộn loại quả tròn, quả méo. Sản phẩm được thu tươi tiêu thụ chủ yếu địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, nhãn còn chế biến thành long nhãn, nguyên liệu chế biến từ nguồn nhãn ở xã và được thu mua ở các khu vực xung quanh trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh Hoà Bình, Sơn La.

Đại Thành có cây nhãn chín muộn đã hơn 100 tuổi, tại nhà cụ Nguyễn Thị Cước, là nguồn giống gốc để nhân giống trên địa bàn xã. Thời gian chín của nhãn muộn Đại Thành kéo dài hơn 1 tháng, từ 10/8 đến 15/9. Dù chín muộn nhưng chất lượng vẫn thơm ngon, nhiều nước nên giống nhãn này được các hộ nông dân trong vùng tập trung phát triển mạnh, nhất là từ năm 2000 đến nay. Trước đây phương pháp chủ yếu là chiết cành, trong 4 - 5 năm trở lại đây được sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội), các hộ ở đây ghép cải tạo rất nhiều.

Cây nhãn đã thực sự giúp nông dân Đại Thành vươn lên làm giàu và hiện cây nhãn được xác định là cây trồng chính trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng

ở Đại thành nói riêng, vùng bãi ven sông Đáy nói chung. Vì vậy, nhân dân trong và ngoài xã có nhu cầu mở rộng diện tích nhãn chín muộn này.

Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển theo phương thức hộ gia đình xã viên và hình thức trang trại vừa và nhỏ, thức ăn chủ yếu của chăn nuôi chủ yếu dùng sản phẩm phụ của trồng trọt và tận dụng lao động nông nhàn. Hiện nay, hệ thống chăn nuôi trang trại, gia trại chưa phát triển mạnh mẽ mà nuôi vườn tập trung trong khu dân cư.

Cơ cấu con vật nuôi chủ yếu là trâu bò, lợn, gia cầm,... Đàn trâu bò hiện nay có 105 con, giảm 121 con so với năm 2006. Đàn lợn năm 2011 có 1588 con, giảm 852 con so với năm 2006. Đàn gia cầm có 12,5 nghìn con, tăng 0,17 nghìn con so với năm 2006. Đàn ong hiện nay có 350 đàn, tăng 90 đàn so với năm 2006. Như vậy, xu hướng chăn nuôi trong giai doạn 2006-2011 là giảm đàn gia súc, tăng nhẹ đàn gia cầm và có xu hướng tăng mạnh đàn ong. Việc tăng mạnh đàn ong do lợi thế phát triển cây nhãn trên địa bàn xã, có thể tận dụng nguồn phấn hoa để phát triển đàn ong đặc biệt là trong giai đoạn tới xu hướng mở rộng diện tích trồng cây ăn quả nhằm khai thác lợi thế trên địa bàn xã.

Thực trạng chăn nuôi hiện nay cho thấy, xu hướng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là giảm chăn nuôi hộ gia đình, tăng chăn nuôi với quy mô lớn, tập trung ở một số hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi như có nấu rượu, máy xay sát, hoặc có gia trại chăn nuôi… Hiện nay, chăn nuôi bình quân được 3 lứa lợn/năm, gia cầm 2-3 lứa/năm,... Bên cạnh đó, các trang trại chăn nuôi đang phát triển chiếm phần lớn đầu con vật nuôi. Mặt khác, chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư sẽ gây áp lực lớn về ô nhiễm môi trường sống của nhân dân. Để giải quyết vấn đề này, kỳ quy hoạch cần quan tâm dành quỹ đất cho các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

Bảng 2.6: Số lượng, sản phẩm con vật nuôi chính

STT Loại con vật nuôi Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2011 Tăng/ Giảm I Số lượng

STT Loại con vật nuôi Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2011 Tăng/ Giảm 1 Trâu, Bò 226 105 -121 2 Lợn Con 2440 1588 -852 Trong đó: Lợn nái 150 100 -50 3 Gia cầm 1000 con 12,33 12,5 0,17 4 Đàn ong Đàn 260 350 90 II Sản phẩm 0 1 Thịt Trâu, bò tấn 13,0 6,3 -6,7 2 Thịt Lợn tấn 92,9 100,0 7,1 3 Thịt Gia cầm tấn 14,8 15,0 0,2 4 Trứng 1000 quả 185,0 187,5 2,5 5 Mật ong tấn 3,4 4,5 1,1

(Nguồn: Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực trạng phát triển Công nghiệp-TTCN và xây dựng

Ngành Công nghiệp – TTCN và Xây dựng ở Đại Thành trong 5 năm qua phát triển tương đối khá với bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành này trong giai đoạn 2006-2011 là 22,8%/năm. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN-XD năm 2011 đạt 13.700 triệu đồng, tỷ trọng đạt 20,0% tổng giá trị sản xuất (năm 2006, ngành này chiếm tỉ trọng 18,9%).

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hiện nay trên địa bàn xã như: xây dựng (thợ xây), mộc, chế biến nông sản... Trong đó, nghề mộc dân dụng phát triển ổn định. Hàng năm, phối hợp với cấp trên đã tổ chức lớp đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp giúp nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu việc làm cho nhân dân lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Thực trạng phát triển thương mại- dịch vụ

Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Năm 2006, cơ cấu ngành Thương mại - Dịch vụ chiếm 18,9% đến năm 2011 tăng lên 28,4 % tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Giá trị sản xuất đạt 19.500 triệu đồng năm 2011, gấp gần 3 lần giá trị sản xuất năm 2006. Bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành này trong giai đoạn 2006-2011 là 23,5%/năm.

Các ngành thương mại, dịch vụ kinh doanh chủ yếu ở Đại Thành là: Kinh doanh lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất, bán hàng tạp hóa, dịch vụ vật vật liệu xây dựng, dịch vụ giải khát.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất tại xã đại thành huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 44)