Các phương pháp nghiên cứu và đánh giá hệ thống sử dụng đất đai Đánh giá đất: đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất tại xã đại thành huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 28)

Đánh giá đất: đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của khoanh đất (vạt đất) cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng yêu cầu phải có.

Trong đánh giá đất, đất đai được định nghĩa như một vạt đất (khoanh đất) được xác định về vị trí địa lý, là một phần diện tích bề mặt Trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới bề mặt của nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động tác động từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng khoanh đất đó trong hiện tại và tương lai.

Mục đích, ý nghĩa của đánh giá đất:

Kết quả đánh giá đất đai cho phép xác định tiềm năng sản xuất của đất và là cơ sở, căn cứ cho việc quy hoạch sử dụng đất.

Phục vụ cho việc định hướng sử dụng đất, đặc biệt đối với khu vực miền núi để đảm bảo an toàn lương thực, chống xói mòn, thoái hóa đất và bảo vệ môi trường.

Kết quả đánh giá đất là cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư sản xuất và đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương.

Quy trình đánh giá đất theo FAO

Quy trình thực hiện đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất theo FAO gồm 9 bước: Bước 1: Xác định mục tiêu cần đánh giá

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu Bước 3: Xác định các đơn vị đất đai

Bước 4: Xác định các loại hình sử dụng đất Bước 5: Đánh giá khả năng thích nghi

Bước 6: Xác định và đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường Bước 7: Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất

Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất

Bước 9: Ứng dụng kết quả của việc đánh giá

Các bước trên không phải tách rời nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên có thể tách thành 2 công đoạn lớn:

1. Đánh giá đất đai (bước 1 -7)

2. Quy hoạch sử dụng đất (bước 8 -9)

Như vậy quá trình đánh giá đất đai bao gồm các nội dung chính sau:

Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội có liên quan đến sử dụng đất của vùng nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá đất đai.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản đồ đất đai dựa trên kết quả điều tra tài nguyên đất (loại đất, khí hậu, thực vật, thủy văn, nước ngầm...)

Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất với các thuộc tính chính liên quan đến: các chính sách mà mục tiêu phát triển, những hạn chế chủ yếu trong sử dụng đất.

Đối chiếu, xếp hạng thích nghi của đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng đất trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình với các tính chất của các đơn vị đất đai.

Lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp nhất, đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và đề xuất các hệ thống sử dụng đất tối ưu phục vụ quy hoạch sử dụng đất vùng nghiên cứu

Các phương pháp thực hiện

Trong đánh giá đất cả hai khâu điều tra tự nhiên và kinh tế xã hội đều quan trọng. Hai phương pháp đánh giá đất khác nhau được phân biệt bởi mối liên quan đến sự nối tiếp thời gian khi thực hiện nghiên cứu về tự nhiên hay về kinh tế xã hội

Phương pháp hai bước

Áp dụng đối với mục tiêu đánh giá lãnh thổ có diện tích rộng, bao gồm hai bước chủ yếu là đánh giá đất theo các thuộc tính tự nhiên và tiếp theo là phân tích kinh tế xã hội và môi trường. Phương pháp này thực hiện theo các hoạt động tuần tự, rõ ràng, vì vậy có thể bố trí thời gian hợp lý cho từng hoạt động và huy động các cán bộ tham gia

Phương pháp song song

Áp dụng cho các mục tiêu đánh giá lãnh thổ có diện tích nhỏ. Kết hợp đồng thời đánh giá đất theo các thuộc tính tự nhiên với phân tích kinh tế xã hội và môi trường. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và mang tính đồng bộ cao bởi có nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc, nhưng nó có nhược điểm là yêu cầu về nhân lực và mức đầu tư cao.

Trong thực tế sự khác nhau giữa hai phương pháp là không thật sự rõ nét. Với phương pháp hai bước thuộc tính quan trọng là kinh tế xã hội cần cho suốt cả bước thứ nhất khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất

Phương pháp điều tra khảo sát: ứng dụng trong việc khảo sát về hiện trạng sử dụng đất, phỏng vấn nông hộ.

Phương pháp phân tích các yếu tố hạn chế: dùng để xác định hạng thích nghi đất đai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp bản đồ: ứng dụng trong việc chồng xếp các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích nghi đất đai.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất tại xã đại thành huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 28)