Do nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất trong khu vực chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông đáy bồi đắp lên. Mặc dù được bao bọc bởi các đê sông Đáy song hầu như hàng năm phần lớn diện tích đất canh tác ít nhiều đều được tưới bằng nước phù sa lấy từ hệ thống kênh tự chảy hoặc các trạm bơm.
Trên địa bàn xã bao gồm 2 loại đất chính là đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi hàng năm.
- Đất phù sa không được bồi – ký hiệu Pk
Đây là sản phẩm phù sa của hệ thống sông Hồng, do từ lâu không được bổ sung phù sa mới, hình thái phẫu diện đã có sự phân hoá, đất thường có màu sắc từ nâu sẫm đến nâu nhạt.
Về lý tính:
Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ cấp hạt sét (<0,002 mm) thay đổi từ 25 – 35%.
Về hoá tính:
- Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính ( pHKCl = 5,5 – 6,6). - Đạm tổng số từ trung bình đến khá (0,15 – 0,17%).
- Hàm lượng chất hữu cơ tổng số ở tầng mặt (OC%) thay đổi từ trung bình đến khá (1,4 – 1,92%).
- Lân tổng số khá (P2O5 = 0,09 – 0,12%), lân dễ tiêu thấp. - Kali tổng số từ trung bình đến khá, kali dễ tiêu thấp.
Hiện tại trên loại đất này, phần lớn diện tích đã được khai thác trồng 2 vụ lúa/năm, ở những chân ruộng cao hơn trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu.
Hàng năm được bổ sung một lượng phù sa của sông Hồng qua dòng chảy của sông Đáy vào mùa mưa, đây là loại đất có độ phì thực tế khá cao, phẫu diện đất còn trẻ, hình thái phẫu diện khá đồng nhất, đất có màu nâu tươi.
Về lý tính :
Loại đất này thường có thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt nhẹ, đất tơi xốp, thoáng khí.
Về hoá tính:
- Đất có phản ứng trung tính (pHKCL = 6,3-6,8).
- Chất hữu cơ tổng số ở tầng mặt ở mức trung bình và biến động từ 1,3- 1,6% và giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện.
- Đạm tổng số tầng mặt biến động từ nghèo đến trung bình.
- Lân tổng số tầng mặt đạt mức trung bình, lân dễ tiêu thay đổi từ trung bình đến khá.
- Ka li tổng số ở tầng mặt có hàm lượng khá , ka li dễ tiêu nghèo.
Đây là loại đất tốt, có độ phì thực tế cao, thích hợp với phần lớn các loại cây trồng cạn và cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, dâu, đậu đỗ.
3.Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: xã thuộc khu vực có lượng mưa lớn. Nguồn nước cung cấp chính cho sản xuất nông nghiệp là nguồn nước sông Đáy thông qua hệ thống kênh thủy lợi. Nguồn nước sông Đáy có hàm lượng phù sa khá, chất lượng tốt đối với cây trồng, có tác dụng vừa là nguồn nước tưới vừa là cải tạo đất tốt.
Nguồn nước ngầm: Khai thác qua hệ thống giếng khoan, giếng đào được nhân dân trong xã sử dụng tương đối tốt, chất lượng khá đảm bảo, tuy nhiên trong tương lai cần phải chú ý bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm.