Thể á cấp tính

Một phần của tài liệu đề cương bệnh lý học thú y (Trang 57)

+ Quá trình viêm kéo dài hơn thể cấp tính, có thời gian trung bình từ vài ngày đến vài tuần lễ.

+ Đặc điểm: những phản ứng của huyết quản (xung huyết, phù) giảm đi; thành phần tế bào đi vào ổ viêm cũng thay đổi, bạch cầu trung tính vẫn chiếm ưu thế nhưng lẫn vào đó là các tế bào một nhân, có khi thể hiện phản ứng bù của cơ thể như sự tạo xơ và sinh huyết quản…

- Thể này nếu sự cân bằng giữa nguyên nhân gây viêm và sức đề kháng của cơ thể thay đổi thì bệnh có thể chuyển thành hoặc thể cấp tính, hoặc thể mãn tính.

Câu 49.Đặc điểm của viêm rỉ? Nêu tóm tắt các loại viêm rỉ? Giải thích tại sao có các loại viêm đó?

Đặc điểm của viêm rỉ

- Đây là quá trình viêm trong đó phản ứng huyết quản thể hiện rõ, hiện tượng rỉ viêm chiếm ưu thế.

- Do thành mạch quản bị tổn thương là tăng tính thấm khiến cho các thành phần trong máu như nước, các thành phần Protít và các loại bạch cầu thoát mạch đi vào ổ viêm.

- Thể viêm này hiện tượng biến chất, tăng sinh xảy ra ở mức độ nhẹ.  Các loại viêm rỉ

Viêm thanh dịch

- Viêm thanh dịch là quá trình viêm trong đó có nhiều huyết tương tràn ra.

- Là loại dịch thể trong, chứa nhiều albumin, dễ bị đông lại trong không khí hoặc trong xác chết.

- Viêm thanh dịch hay xảy ra ở các xoang thanh mạc, nơi có hệ thống mạch quản phong phú phân bố rộng rãi khắp các vách xoang. Viêm thanh dịch cũng xảy ra ở niêm mạc. Phổi là cơ quan hay xảy ra thể viêm này nhất là ở giai đoạn đầu của một quá trình viêm phổi nào đó.

- Viêm thanh dịch thường tiến triển cấp tính, có ít trường hợp ở thể á cấp tính như khi viêm bao khớp, viêm bao dịch hoàn.

- Nguyên nhân gây viêm thanh dịch có rất nhiều, thường là những kích thích nhẹ và gây tổn thương nhẹ hoặc trùng bình như các kích thích bệnh lý (bỏng) hay cơ học, các chất hoá học và các nguyên nhân vi sinh vật học. Viêm thanh dịch ở phổi hầu hết là do virut, vi khuẩn.

Viêm tơ huyết

- Là loại viêm trong đó thành phần dịch rỉ viêm chứa nhiều protein huyết tương, chủ yếu là tiền tơ huyết.

- Chất này khi đông lại thành tơ huyết phủ lên bề mặt cơ quan hoặc tích tụ lại trong các xoang trong cơ thể.

- Viêm tơ huyết thường xảy ra ở niêm mạc và thanh mạc.Gồm hai loại:

+ Viêm tơ huyết thể bạch hầu

• Loại viêm này chỉ xảy ra ở niêm mạc, hiếm thấy ở thanh mạc.

• Đặc điểm của thể viêm này là tơ huyết quện với tổ chức hoại tử phía dưới tạo thành một vẩy chắc khó long ra. Khi tróc ra được để lộ ở dưới một vết loét xuất hưyết. điển hình cho thể viêm này là bệnh bạch cầu của trẻ em.

+ Viêm tơ huyết thể màng giả

• Loại viêm này tơ huyết tạo thành lớp màng mỏng phủ lên bề mặt tổ chức bị viêm, hoặc kết vón lại thành cục, sợi hoặc thỏi có khi chèn đầy các xoang trong cơ thể; mô bào phía dưới chỉ tổn thương nhẹ, vì vậy khi bóc lớp tơ huyết đi không để lại vết loét sâu như loại viêm tơ huyết thể bạch hầu.

• Viêm tơ huyết thể màng giả có thể xảy ra ở niêm mạc và thanh mạc (xoang ngực, xoang bao tim và xoang bụng).

• Viêm tơ huyết thể này hay xảy ra ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá (nhất là ruột) và đường sinh dục.

• Viêm mủ

- Là quá trình viêm trong đó mủ là thành phần chính của dịch rỉ viêm.

- Mủ hình thành do: BC đa nhân trung tính, các enzyme phân hủy protit và tổ chức bị hoại tử.

- Nguyên nhân gây viêm mủ rất nhiều. Thông thường nhất là các trực khuẩn sinh mủ, các loại cầu trùng sinh mủ …

* Viêm mủ cata:

- Có thể xảy ra trên thanh mạc gây hiện tượng tích mủ ở các xoang: xoang ngực tích mủ, xoang bụng tích mủ…

* Viêm mủ tấy:

- xảy ra ở mô liên kết thƣa, điển hình nhất là mô liên kết dưới da hay trong các kẽ cơ.

- Mủ lan nhanh rộng, không có ranh giới với tổ chức xung quanh. * Viêm mủ bọc:

- Là quá trình viêm mủ tạo thành túi sâu nằm trong các cơ quan đặc chắc nhu gan, phổi

- Nơi hình thành mủ tập trung số lượng lớn BC đa nhân trung tính

- Tổ chức tại chỗ bị hoại tử tan rữa nhanh chóng tạo thành đám mủ bao bọc bởi một màng xơ chắc.

- Viêm mủ thể hiện của phản ứng nhanh, nhạy, mãnh liệt của cơ thể, chống lại với kt bệnh

- mủ chứa số lượng lớn các loại VK gây bệnh. • Viêm xuất huyết:

- Trong quá trình viêm thành mạch bị tổn thương nặng, tính thấm tăng lên, HC thoát ra mạch nhiều đi vào ổ viêm gây quá trình viêm-xuất huyết.

- Thành phần chính của dịch rỉ viêm xuất huyết là HC

- Biểu hiện của vùng viêm xuất huyết đa dạng có thể xuất huyết điểm, vệt, vết ban, tùy theo mức độ máu chảy.

- Gặp trong viêm cầu thận chảy máu, viêm phế nang chảy máu trong cúm,… • Viêm cata:

- Xảy ra ở niêm mạc

- Thành phần chính của dịch rỉ viêm là dịch nhầy, có thể có ít bạch cầu, liên bào long, mảnh vỡ tế bào, mảnh vụn tơ huyết, có khi cả hồng cầu.

- thường xảy ra ở niêm mạc đƣờng tiêu hóa. Gồm các loại:

+ Viêm cata thanh dịch :

Chất dịch rỉ viêm loãng, thành phần chủ yếu là nước, liên bào long, niêm dịch và bạch cầu ít.

+ Viêm cata nhầy :

Chất rỉ viêm đặc và dính do chứa nhiều niêm dịch

+ Viêm cata mủ :

Chất rỉ viêm đặc, đục, màu vàng xám.

Thành phần chính trong dịch rỉ viêm là bạch cầu Mặt niêm mạc tổn thương nặng hơn

+ Viêm cata - xuất huyết:

Là hỗn hợp của hai loại viêm trên

Chất rỉ viêm có màu hồng hoặc đỏ sẫm, có bạch cầu lẫn vào dịch rỉ viêm.

Câu 50. Đặc điểm của viêm thanh dịch? Loại viêm này thường gặp trong bệnh nào?

- Viêm thanh dịch là quá trình viêm trong đó có nhiều huyết tương tràn ra. + Đó là loại dịch thể trong, chứa nhiều Albumin (3 - 5 %), dễ bị đông lại khi ra ngoài không khí hoặc trong xác chết.

+ Ngoài huyết tương ra dịch rỉ còn lẫn vào một số liên bào long, một ít bạch cầu. Khi có lẫn nhiều bạch cầu dịch rỉ chuyển sang màu trắng đục.

- Viêm thanh dịch hay xảy ra ở các xoang thanh mạc, nơi có hệ thống mạch quản phong phú phân bố rộng rãi khắp các vách xoang như:

+ Viêm thanh dịch màng phổi + Bao tim viêm thanh dịch

+ Màng bụng viêm thanh dịch. + Viêm thanh dịch dạ dày

+ Viêm thanh dịch đường ruột + Viêm thanh dịch nội mạc tử cung.

+ Viêm thanh dịch cũng xảy ra ở niêm mạc

+ Viêm thanh dịch còn xảy ra ở da như các bọng nước hình thành do côn trùng đốt hoặc khi bỏng độ hai.

- Dịch rỉ viêm thanh dịch thường trong, màu vàng nhạt, nó không cố định mà biến đổi tuỳ mức độ nặng nhẹ của viêm.

+ Khi dịch rỉ viêm có lẫn tơ huyết dịch sẽ vẩn đục và trên bề mặt cơ quan viêm có phủ lớp màng mỏng fibrin

+ Khi dịch rỉ viêm ít bạch cầu nước sẽ lờ đục và có màu hồng khi lẫn máu.

+ Khi dịch rỉ viêm ít, quá trình viêm dừng lại thì thanh dịch bị hấp thu nhanh chóng và không lưu lại tổn thương gì trong mô bào.

+ Khi dịch rỉ nhiều sẽ gây chèn ép các cơ quan lân cận làm rối loạn chức năng tương ứng

- Viêm thanh dịch thường tiến triển cấp tính, có ít trường hợp ở thể á cấp tính như khi viêm bao khớp, viêm bao dịch hoàn.

- Nguyên nhân gây viêm thanh dịch có rất nhiều, thường là những kích thích nhẹ và gây tổn thương nhẹ hoặc trùng bình như các kích thích bệnh lý (bỏng) hay cơ học, các chất hoá học và các nguyên nhân vi sinh vật học.

- Quá trình viêm ở đây đầu tiên là viêm thanh dịch, sau phát triển thành viêm tơ huyết, viêm mủ.

- Viêm thanh dịch là loại nhẹ nhất trong các loại viêm rỉ.  Loại viêm này thường gặp trong bệnh như

- Bệnh lở mồm long móng, viêm màng mũi thối loét, viêm miệng mọng nước … Xảy ra ở niêm mạc ruột.

- Viêm thanh dịch ở phổi hầu hết là do virut, vi khuẩn.

Câu 51. Thế nào là viêm tơ huyết? Đặc điểm của các thể viêm tơ huyết? Thường gặp trong bệnh nào?

Viêm tơ huyết là loại viêm trong đó thành phần dịch rỉ viêm chứa nhiều protein

huyết tương, chủ yếu là tiền tơ huyết. Chất này khi đông lại thành tơ huyết phủ lên bề mặt cơ quan hoặc tích tụ lại trong các xoang trong cơ thể. Viêm tơ huyết thường xảy ra ở niêm mạc và thanh mạc.

Đặc điểm của các thể viêm tơ huyết

Viêm tơ huyết thể bạch hầu

- Chỉ xảy ra ở niêm mạc, hiếm thấy ở thanh mạc. - Đặc điểm của thể viêm:

+ Tơ huyết quện với tổ chức hoại tử phía dưới tạo thành một vẩy chắc khó long ra. + Khi tróc ra được để lộ ở dưới một vết loét xuất hưyết. điển hình cho thể viêm này là bệnh bạch cầu của trẻ em.

+ Gặp trong các bệnh

• bệnh tân thành gà (Newcastle)

• bệnh do trực trùng hoại tử đường ruột ở bò • bệnh dịch tả

• bệnh phó thương hàn lợn • bệnh viêm tử cung ở gia súc

Viêm tơ huyết thể màng giả

- Tơ huyết tạo thành lớp màng mỏng phủ lên bề mặt tổ chức bị viêm, hoặc kết vón lại thành cục, sợi hoặc thỏi có khi chèn đầy các xoang trong cơ thể; mô bào phía dưới chỉ tổn thương nhẹ. - Viêm tơ huyết thể màng giả có thể xảy ra ở niêm mạc và thanh mạc.

+ Viêm tơ huyết thể màng giả ở thanh mạc.

• Ở thời kì đầu của viêm chỉ thấy lớp tơ huyết rất mỏng phủ lên bề mặt thanh mạc khiến cho thanh mạc có trạng thái nhám, mờ đục.

• Quá trình viêm tiến triển, lớp tơ huyết cũng dầy thêm lên có khi tới 2 đến 3 mm hoặc hơn nữa.

+ Viêm tơ huyết thể màng giả ở niêm mạc.

• Tơ huyết đọng lại thành lớp màng mỏng màu trắng xám hay vàng xám phủ lên mặt niêm mạc. Khi màng này bong ra niêm mạc sưng đỏ và xuất huyết.

• Hay xảy ra ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá (nhất là ruột) và đường sinh dục. Các loài như trâu, bò, dê, ngựa, lợn hay xảy ra phế viêm tơ huyết.

• Xen lẫn trong lưới tơ huyết thường có hồng cầu, bạch cầu, đôi khi có tổ chức bào và cả liên bào vách phế nang long ra.

• Ở bò và dê cừu thường có limphô bào và bạch cầu lẫn trong đám tơ huyết.

• Phế viêm tơ huyết ở bò và lợn, tơ huyết có thể xuyên từ phế nang này sang phế nang khác tạo thành đám tơ huyết dày đặc.

Viêm tơ huyết thường gặp trong bệnh

- Viêm ruột tơ huyết ở lợn.

- Bò bị viêm màng não, viêm khớp khi nhiễm trùng huyết trực trùng đường ruột - Bệnh phế viêm tơ huyết trong sốt vận chuyển ở bò

- Bệnh bao tim viêm tơ huyết ở loài nhai lại (ở Việt Nam hay gặp ở trâu bò) - Bệnh do virut như: bệnh Tân thành gà, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm

gà, bệnh Derzy ở ngỗng; bệnh viêm ruột truyền nhiễm mèo; bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm mèo; bệnh sốt cata ác tính ở bò…

Câu 52. Viêm mủ là gì? Nêu tóm tắt biến đổi bệnh lý của các loại viêm mủ?

Viêm mủ là quá trình viêm trong đó mủ là thành phần chính của dịch rỉ viêm.

- Mủ hình thành do: bạch cầu đa nhân trung tính, các enzim phân huỷ protit và tổ chức bị hoại tử.

- Trạng thái có mủ rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và điều kiện hình thành nó.

- Nguyên nhân gây viêm mủ rất nhiều. Thông thường nhất là các trực khuẩn sinh mủ, các loại cầu trùng sinh mủ. Ngoài ra còn do một số vi khuẩn gây lên.

Một số hoá chất như dầu ba đậu, tinh dầu thông cũng gây viêm mủ.  Biến đổi bệnh lý của các loại viêm mủ

Viêm mủ cata:

- Xảy ra ở niêm mạc đường hô hấp, đường niệu sinh dục

- Viêm mủ cũng hay xảy ra trên thanh mạc gây hiện tượng tích mủ trong các xoang như xoang ngực tích mủ, xoang bụng tích mủ v.v

Viêm tấy mủ:

- Xảy ra ở mô liên kết thưa, điển hình nhất là: mô liên kết dưới da, trong các kẽ cơ. - Đặc điểm: Mủ lan nhanh, rộng, không có ranh giới rõ ràng với tổ chức xung quanh. • Viêm mủ bọc:

- Là quá trình viêm mủ tạo thành túi sâu nằm trong các cơ quan đặc chắc: gan, phổi, cơ,…

- Nơi hình thành mủ tập trung số lượng lớn BC đa nhân trung tính

- Tổ chức tại chỗ bị hoại tử tan rữa nhanh chóng tạo thành đám mủ bao bọc bởi một màng xơ chắc, màng này có nhiều hốc sáng.

- Màng này là một mô hạt với nhiều huyết quản tân tạo, nguyên bào sợi, đại thực bào, BC đa nhân trung tính, lympho bào.

+ Các mao mạch trong màng liên tục cung cấp các đa nhân cho túi mủ để biến thành tế bào mủ nên gọi là màng sinh mủ.

- Bọc mủ có thể phát triển lớn dần, lượng mủ ngày càng nhiều làm cho áp lực mủ tăng lên, có khi làm rách màng sinh mủ, mủ thoát ra ngoài để lại vết loét. - Viêm mủ thể hiện của phản ứng nhanh, nhạy, mãnh liệt của cơ thể, chống lại với

kích thích bệnh

- Mủ chứa số lượng lớn các loại VK gây bệnh.

Câu 53. Phân biệt viêm tấy mủ với viêm mủ bọc? Trình bày biến đổi bệnh lý và tiến triển của ổ áp xe*?

Viêm tấy mủ Viêm mủ bọc

- Xảy ra ở mô liên kết thưa, điển hình nhất là: mô liên kết dưới da, trong các kẽ cơ.

- Đặc điểm: Mủ lan nhanh, rộng, không có ranh

giới với tổ chức xung quanh.

+ Do VK sinh mủ Streptococcus sản sinh ra enzyme hyaluronidaza thủy phân axit

hyaluronilic (thành phần cấu tạo quan trọng của cơ chất tổ chức), làm cho chất cơ bản từ

- Là quá trình viêm mủ tạo thành túi sâu nằm trong các cơ quan đặc chắc: gan, phổi, cơ,… - Nơi hình thành mủ tập trung số lượng lớn BC đa nhân trung tính

- Tổ chức tại chỗ bị hoại tử tan rữa nhanh chóng tạo thành đám mủ bao bọc bởi một màng xơ chắc, màng này có nhiều hốc sáng. - Màng này là một mô hạt với nhiều huyết quản tân tạo, nguyên bào sợi, đại thực bào, BC đa nhân trung tính, lympho bào.

dạng đông thành dạng lỏng.

+ VK streptococcus sản sinh ra enzyme Streptokinaza làm tan tơ huyết, tạo điều kiện làm tan VK, sản phẩm viêm (mủ) dễ tan trong tổ chức.

+ Các mao mạch trong màng liên tục cung cấp các đa nhân cho túi mủ để biến thành tế bào mủ nên gọi là màng sinh mủ.

- Bọc mủ có thể phát triển lớn dần, lượng mủ ngày càng nhiều làm cho áp lực mủ tăng lên, có khi làm rách màng sinh mủ, mủ thoát ra ngoài để lại vết loét.

- Viêm mủ thể hiện của phản ứng nhanh, nhạy, mãnh liệt của cơ thể, chống lại với kích thích bệnh

Mủ chứa số lượng lớn các loại VK gây bệnh

Một phần của tài liệu đề cương bệnh lý học thú y (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w