Mất nước do thận: thường gặp trong các trường hợp suy thận, hư thận (bệnh

Một phần của tài liệu đề cương bệnh lý học thú y (Trang 29)

- Điều hoà nội tiết

5.Mất nước do thận: thường gặp trong các trường hợp suy thận, hư thận (bệnh

đái tháo nhạt ở người và động vật ăn thịt). • Hậu quả của mất nước

Khi cơ thể mất nước, khối lượng cơ thể giảm và vòng xoắn bệnh lý trở nên nguy hiểm. Các dấu hiệu rối loạn bắt đầu xuất hiện: thấy khát, mệt mỏi, đau đầu, phản ứng chậm, mắt trũng, lưỡi khô …; khi mất 20 - 25% lượng nước thì rất nguy hiểm vì rối loạn huyết động học và rối loạn chuyển hoá đều nặng, máu bị cô đọngtuần hoàn chậm lạiáp lực đầu vào thận tăng, có thể gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn con vật có thể tử vong.

Câu 24. Các cơ chế gây phù? Phân loại phù? Tác hại của phù?

Các cơ chế phù(5)

- Tăng áp lực thuỷ tĩnh : làm cho nước bị đẩy khỏi lòng mạch nhiều hơn lượng

nước trở về theo lực hút của áp lực keo. Cơ chế này có vai trò quan trọng trong phù do suy tim phải gây phù vùng thấp của cơ thể, suy tim trái gây phù phổi; trong phù do chèn ép tĩnh mạch (viêm tắc, có thai...), trong báng nước khi xơ gan (cản trở hệ tĩnh mạch cửa), đứng lâu, thắt garo...

- Giảm áp lực keo của huyết tương : khi lượng albumin trong máu bị thiếu hụt,

nước không thể trở về lòng mạch được ứ lại trong các khoảng gian bào gây phù. Gặp trong các loại phù do suy dinh dưỡng, suy gan, xơ gan, nhiễm mỡ thận.

- Tăng tính thấm thành mạch : tính thấm thành mạch tăng sẽ làm cho albumin dễ

dàng thoát ra khỏi thành mạch, làm cho áp lực keo hai bên tự triệt tiêu lẫn nhau, do đó áp lực thuỷ tĩnh tự do đẩy nước ra khỏi lòng mạch. Gặp trong các loại phù: phù do dị ứng (phóng thích các chất gây tăng tính thấm thành mạch, do côn trùng đốt, trong phù viêm, phù phổi khi hít phải khí độc, trong các trường hợp thiếu oxy hoặc ngộ độc (Khi ngộ độc gây rối loạn chuyển hoá các chất, dẫn tới tích tụ sản phẩm độc, các sản phẩm đó tác động gây tăng tính thấm thành mạch)

- Tích muối điện giải : Khi tích muối và điện giải làm tăng ASTT ở gian bào.

Cơ quan chủ yếu đào thải điện giải là thận, với sự điều hoà của aldosteron, cơ chế này có vai trò trong phù do viêm thận.

- Phù do tắc mạch bạch huyết : khi viêm hạch, tắc mạch lympho, giun chỉ...

Phân loại phù ( 3 loại)

- Phù toàn thân: thường do tác động của nhiều cơ chế toàn thân gây ra, trong đó

có một hoặc hai cơ chế mang tính chất khởi đầu và đóng vai trò chính còn các cơ chế khác đóng vai trò phụ hoạ điển hình là phù do suy tim, phù do gan (viêm gan, xơ gan), phù do thận (viêm thận, hư thận), phù do suy dinh dưỡng.

- Phù cục bộ: thường do một hoặc một vài cơ chế tác động; điển hình là phù viêm,

- Tích nước: là tình trạng nước tích lại nhiều trong các xoang tự nhiên của cơ thể

như xoang bụng, xoang ngực, xoang bao tim, xoang bao khớp...Trường hợp này thường gặp trong các bệnh truyền nhiễm ở gia súc, gia cầm do rối loạn tuần hoàn nghiêm trọng.

Câu 25. Nhiễm độc axit là gì? Các loại nhiễm độc axit thường gặp?

Nhiễm độc axit là tình trạng các axit từ tế bào hoặc từ ngoại môi thâm nhập vào

huyết tương làm cho pH có xu hướng giảm xuống, các hệ thống đệm sẽ tham gia điều hoà. Khi pH chưa giảm nhưng lượng dự trữ kiềm giảm gọi là nhiễm axit còn bù, chứng tỏ cơ thể còn hiệu lực để điều hoà. Khi pH giảm chuyển sang tình trạng mất bù.

Các loại nhiễm

độc axit thường gặp

Một phần của tài liệu đề cương bệnh lý học thú y (Trang 29)