Chuyển hoá protit không hoàn toàn, lượng protit trung gian như albumoza, polypeptit, axit amin tăng lên nhiều.

Một phần của tài liệu đề cương bệnh lý học thú y (Trang 51)

polypeptit, axit amin tăng lên nhiều.

- Nguyên nhân là do các men phân huỷ protít được phóng thích từ tế bào và vi khuẩn chết và cũng do hậu quả của rối loạn chuyển hoá glucoza.

Câu 45.Dịch rỉ viêm là gì? Cơ chế hình thành như thế nào?

Dịch rỉ viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm nước, các thành phần hữu

hình và các thành phần hoà tan. Trong đó đặc biệt lưu ý các chất có hoạt chất sinh lý.  Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm

Dịch rỉ viêm được hình thành do 3 yếu tố chính là :

- Do tăng áp lực thuỷ tĩnh trong các mạch quản tại ổ viêm, là hậu quả của rối loạn vận mạch dẫn đến ứ máu làm tăng áp lực thuỷ tĩnh, nước ra khỏi lòng mạch vào gian bào. + Tăng áp lực thuỷ tĩnh nơi viêm là do hậu quả của hàng loạt những biến đổi về huyết quản.

+ Sự giãn mạch gây xung huyết, rồi ứ máu, làm tăng tỷ lệ dòng chảy và huyết áp tăng có tác dụng đẩy các thành phần máu nhất là nước từ lòng mạch quản ra ngoài ổ viêm.

+ Cơ chế này chỉ cho thoát mạch loại dịch nghèo protein và các chất diện giải gọi là dịch thẩm thấu.

-Tăng áp lực thẩm thấu và áp lực keo ở mô bào, hậu quả của rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hoá và tổn thương mô bào, khi áp lực thẩm thấu và áp lực keo tăng trong mô bào có tác dụng gọi nước và giữ nước gây phù ở ổ viêm.

- Tăng tính thấm thành mạch là yếu tố quan trọng nhất.

+ Các chất có hoạt tính sinh lý tại ổ viêm như histamin, globulin hoạt... tác động và thành mạch làm giãn các khe hở giữa các tế bào biểu mô của thành mạch, làm tăng tính thấm thành mạch thoát protít ra ngoài kéo theo nước.

+ Tăng tính thấm thành mạch gây hậu quả tất yếu là phù viêm, một trong những đặc điểm chính của hầu như tất cả các phản ứng viêm cấp.

+ Các yếu tố gây tăng tính thấm thành mạch dẫn đến thoát mạch có rất nhiều: Có thể gộp lại hai cơ chế sau:

 Tác động trực tiếp của các yếu tố gây tổn thương

 Tác động gián tiếp qua các trung gian hoá chất hình thành trong(quanh vùng tổn thương). Gồm 2 pha:

Pha đầu: gây giãn mạch nhanh chóng nhưng chỉ là tạm thời và giảm đi mau lẹ do tác

động chủ yếu của histamin- một chất gây giãn mạch nhanh và cũng gây phá hủy trong mô bào, nên gọi là pha phụ thuộc - histamin.

Pha sau: giãn mạch kéo dài duy trì trong nhiều giờ thậm chí trong nhiều ngày,

không có vai trò của histamin, mà còn liên quan đến vai trò của các chất có lẽ là các kinin, có hoạt tính hết sức mạnh, có hiệu lực lâu dài, có thể được giải phóng ra từ các tiền chất globulin- pha này được gọi là pha không phụ thuộc histamin.

Câu 46. Thành phần và tác dụng của dịch rỉ viêm ?

Thành phần của dịch rỉ viêm

Tuỳ theo nguyên nhân gây viêm mà tính chất, mầu sắc và thành phần dịch rỉ viêm có khác nhau.

- Các thành phần bình thường từ máu thoát ra: như nước, muối, albumin, globulin, fibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Các thành phần này tạo thành vành đai có tác dụng ngăn cản viêm lan tràn.

- Các chất mới hình thành do rối loạn chuyển hoá và tổn thương mô bào, bao

gồm:

+ Các chất hoá học trung gian : Histamin, serotonin, axetylcholin, các chất này có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, gây đau.

+ Các kinin huyết tương : các protít có trọng lượng phân tử nhỏ từ 8 –12 axit amin, do rối loạn chuyển hoá protit, các men phân huỷ protít, và do hậu quả của đông máu tạo nên. Chúng có tác dụng giãn mạch, gây đau, điển hình là bradikinin, kalidin.

+ Các chất chiết từ dịch rỉ viêm : Menkin – một nhà bác học Nga đã chiết được từ dịch rỉ viêm một số chất có hoạt tính sinh lý như leucotaxin, làm tăng tính thấm thành mạch và hoá ứng động bạch cầu; pyrexin gây sốt, necrosin gây hoại tử tế bào. + Các axit nhân : Trong viêm các axit nhân và các dẫn xuất của chúng tăng rõ rệt. Các chất này đều làm tăng tính thấm thành mạch, gây hoá ứng động bạch cầu, kích thích bạch cầu xuyên mạch, kích thích sản xuất bạch cầu, tái tạo mô và tăng sinh kháng thể.

+ Các men : Do huỷ hoại tế bào, phóng thích nhiều men nhóm hydrolaza từ lysosom. Ngoài ra còn có thể có men từ vi khuẩn tiết ra như hyaluronidaza có tác dụng phân huỷ axit hyaluronic là thành phần cơ bản của thành mạch nên cũng gây tăng tính thấm thành mạch.

Tác dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần dịch rỉ viêm rất phong phú và phức tạp, ở một mức độ nào đó có tác dụng rất tốt với cơ thể:

- Dịch thể có tác dụng hòa loãng hoặc hòa tan nhân tố gây bệnh, làm mất hoặc giảm hiệu lực của chúng.

- Fibrinnogen làm tăng hiệu lực thực bào. Fibrin như một hàng rào cơ học ngăn cản sự lan rộng của nguyên nhân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của bạch cầu.

- Nhiều dịch rỉ viêm sẽ gây chèn ép các cơ quan trong mô bào xung quanh, làm cản trở sự hoạt động cơ năng của các cơ quan.

Câu 47.Nêu mối quan hệ giữa ổ viêm đối với cơ thể? Ý nghĩa của phản ứng viêm ?

Mối quan hệ giữa ổ viêm đối với thể

Ảnh hưởng của cơ thể đối với phản ứng viêm

Ảnh hưởng của thần kinh : Trạng thái thần kinh có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình

phát sinh, phát triển của viêm.

- Trạng thái thần kinh hưng phấn thì phản ứng viêm mạnh.

- Trạng thái thần kinh có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình tiết dịch rỉ viêm và hiện tượng thực bào.

+ Dùng phản xạ có điều kiện có thể gây tăng bạch cầu, tăng thực bào, cafein làm tăng thực bào.

+ Thuốc mê làm giảm thực bào. • Ảnh hưởng của nội tiết

- Các nội tiết tố của tuyến yên và thượng thận có ảnh hưởng rõ rệt đến phản ứng viêm, ảnh hưởng của nội tiết có hai mặt:

+ Loại làm tăng phản ứng viêm như: STH, aldosterol có tác dụng tăng tính thấm thành mạch.

+ Loại làm giảm phản ứng viêm. Trước hết là sản phẩm của tuyến thượng thận cortison, hydrocortison; các chất này ức chế quá trình tiết dịch rỉ viêm, ức chế thoát bạch cầu, ức chế thực bào, làm chậm quá trình hình thành sẹo. Chúng có tác dụng ổn định màng lysosom, làm giảm các men nhóm hydrolaza tại các ổ viêm.

Ảnh hưởng của hệ liên võng đối với phản ứng viêm

Hệ liên võng là nơi sinh kháng thể chống lại viêm, tăng sinh đại thực bào làm nhiệm vụ dọn dẹp, làm sạch ổ viêm, làm viêm chóng thành sẹo.

Ảnh hưởng của phản ứng viêm đối với cơ thể

Ảnh hưởng tại chỗ : Gây đau, tạo ra các hang hốc như viêm lao, gây khó thở như viêm

phế quản, gây dính các cơ quan... • Ảnh hưởng toàn thân :

- Quá trình viêm ảnh hưởng có tính chất phản xạ tới toàn thân, gây rối loạn thần kinh như mỏi mệt, ủ rũ, rối loạn chức phận các cơ quan; rối loạn tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, điều hoà thân nhiệt...

- Rối loạn chuyển hoá và tổn thương mô bào trong viêm đã sản sinh ra các chất có hoạt tính sinh lý, các chất này ngấm vào máu làm thay đổi thành phần máu gây rối loạn chuyển hoá làm tăng quá trình viêm, xuất hiện vòng xoắn bệnh lý.

- Quá trình viêm còn làm thay đổi tính phản ứng của cơ thể theo hướng tăng hoặc giảm tính mẫn cảm đối với kích thích bên ngoài. Ví dụ viêm màng phổi làm tăng tính mẫn cảm của cơ thể đối với mọi kích thích.

Bác sỹ thú y khi điều trị viêm cần lưu ý, không những cần tác động tiêu diệt yếu tố gây viêm mà còn phải nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể, cắt đứt các rối loạn diễn ra trong cơ thể, để hạn chế tác hại của vòng xoắn bệnh lý trong viêm.

Ý nghĩa của phản ứng viêm

- Viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể vì viêm làm tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng chuyển hoá tạo nhiều năng lượng cho phản ứng bảo vệ cơ thể, tăng thực bào, ẩm bào, tăng sinh kháng thể, tăng nội tiết, tăng hoạt động của hệ liên võng kích thích quá trình thành sẹo cần tôn trọng phản ứng viêm.

- Viêm nặng và kéo dài ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

+Các chất mới sinh gây rối loạn chuyển hoá, tổn thương mô bào lan rộng, rối loạn nhiều chức phận của cơ thể.

+ Với bác sỹ thú y: phát huy tác dụng bảo vệ ngăn ngừa các phản ứng có hại bằng cách: chống nguyên nhân gây viêm, ngăn ngừa các phản ứng sốt, nhất là sốt cao và kéo dài, giảm đau bằng cách phong bế thần kinh, giải phóng dịch rỉ viêm, đề phòng rối loạn chuyển hoá và các rối loạn chức phận, hạn chế những biến chứng có hại để hạn chế tác hại của vòng xoắn bệnh lý trong viêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 48. Phân loại viêm theo lâm sàng?

- Như viêm gan, viêm thận, viêm da… Khi cần phân loại chi tiết hơn nữa như viêm kẽ thận, viêm kỹ cơ tim…

- Cách phân loại này đơn giản, tiện trong lâm sàng nhưng không nêu được những đặc điểm và bản chất phức tạp của viêm.

Căn cứ vào thời gian tiến triển của viêm : 4 loại

- Viêm quá cấp tính

+ Quá trình viêm xảy ra mau lẹ, có khi chỉ vài tiếng đồng hồ con vật đã chết. + Thường do những kích thích rất mạnh gây nên.

+ Tổn thương ở thể này nhiều khi không kịp xuất hiện hoặc có cũng chỉ là những rối loạn tuần hoàn như phù, một vài xuất huyết điểm ở niêm mạc hoặc thanh mạc.

+ Ở gia súc thể viêm này hay gặp ở một số bệnh truyền nhiễm như Nhiệt thán, Đóng dấu lợn, Tụ huyết trùng… thể quá cấp.

Một phần của tài liệu đề cương bệnh lý học thú y (Trang 51)