Hiện trạng và cơ cấu sửdụng đất xã Đồng Quang năm 2006

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại hai xã Đồng Quang và 145204 (Trang 26)

Để làm rõ hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Quang chúng tôi đã thu thập số liệu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2005 và tiến hành điều tra thực địa bổ sung về hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2006. Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 591,18 ha, trong đó:

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 312,61 ha chiếm 52,8% tổng diện tích đất tự nhiên.

- UBND xã quản lý, sử dụng 171,9 ha chiếm 29,1% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Các tổ chức kinh tế sử dụng 63,44 ha, chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Các tổ chức khác sử dụng 43,23 ha chiếm 7,3% tổng diện tích đất tự nhiên.

■ H ộgia đình, cá nhân

□ ƯBND xã

52.8% ■ TỔ chức kinh tế

B Tổ chức khác

H ình 2. C ơ cấu sử d ụ n g đấ t x ã Đ ồng Q uan g th eo đ ô i tượng sử dụ n g, quản lý đất năm 2006

Trong cơ cấu sử dụng đất của xã theo đối tượng sử dụng, quản lý đất, hộ gia đình cá nhân là thành phần sử dụng một nửa diện tích đất của toàn xã, chiếm 52,8%, chủ yếu là sử dụng đất nông nghiệp và đất ở. Các tổ chức kinh tế (các công ty TNHH, HTX và các doanh nghiệp ngoài xã) sử dụng một diện tích đất đáng kể với 63,44 ha, chiếm 10,8% diện tích toàn xã, các tổ chức khác (giáo dục, tôn giáo,...) sử

dụng 43,23 ha. Diện tích đất do UBND xã Đổng Quang quản lý, sử dụng gồm đất nông nghiệp công ích, đất chưa sử dụng và diện tích đất của các cồng trình công cộng trên địa bàn xã.

Phân theo mục đích sử dụng, quỹ đất của xã gồm 3 loại chủ yếu (bảng 2, phụ lục 1):

- Đất nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp. - Đất chưa sử dụng.

Bảng 2. Dỉện tích các loại đất chính của xã Đồng Quang năm 2006

STT Loại đất Diện tích (ha)

1 Đất nông nghiệp NNP 288,97

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 277,14

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 11,83

2 Đất phi nông nghiệp PNN 298,62

2.1 Đất ở OTC 59,05

2.2 Đất chuyên dùng CDG 208,52

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 8,90

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6,68

2.5 Đát sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 15,18

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,29

3. Đất chưa sử dụng CSD 3,59 Tổng diện tích tự nhiên 591,18 1 Đ ấ t n ô n g n g h i ệ p 48 9 /o ■ Đ ấ t p h i n ô n g n g h i ệ p □ Đ ấ t c h ư a s ử d ụ n g

3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp là 288,97 ha, chiếm 48,88 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 277,14 ha, chiếm 46,88% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đất sản xuất nông nghiệp hầu như toàn bộ đất trồng cây hàng năm ià đất trồng lúa với diện tích 276,98 ha còn lại là đất trồng cây hàng năm khác (rau) 0,05 ha và đất trồng cây lâu năm với diện tích 0,11 ha.

Hiện nay đất trồng lúa của xã chủ yếu là ruộng 2 vụ. Do chưa được chú trọng đầu tư và nhiều hộ phải thuê nhân công nên hiệu quả kinh tế của cây lúa đạt thấp, bình quân lợi nhuận chỉ đạt 10 - 12 triệu đồng/ha/năm so với mức bình quân 14 triệu đồng/ha của toàn huyện. Tại các chân ruộng thuộc địa hình vàn như tại khu cổng Bông, Cầu Mái, cổng Tây, Đồng Chằm,...có thể trồng thêm 1 vụ đông tuy nhiên người dân chưa tận dụng được tiềm năng này do coi nông nghiệp là nghề phụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất nuôi trồng thuỷ sản là 11,83 ha, chiếm 2% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích này chủ yếu là ao được người dân thả cá. Một số hộ tại thôn Đồng Kỵ đã xây dựng mô hình thả cá kết hợp với chãn nuôi và vườn cây ăn quả (mô hình VAC) đã cho hiệu quả kinh tế khá cao (60 - 80 triệu đồng/ha/năm) nhưng chưa được nhân rộng.

Qua số liệu điều tra của Phòng Kinh tế huyện Từ Sơn tại một số xã lân cận như ở xã Đình Bảng, hiện tại việc chuyển đổi một số diện tích lúa ruộng trũng sang mô hình VAC cho hiệu quả kinh tế bình quân đạt 70 - 80 triệu đổng^a/năm {10].

Từ hiện trạng diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Đồng Quang cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa tận dụng

các diện tích trồng rau màu và chưa khai thác khả năng chuyển đổi các chân ruộng

thấp trũng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản, mô hình VAC nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại hai xã Đồng Quang và 145204 (Trang 26)