Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao kết hợp với bảo vệ môi trường để nâng cao năng suất thủy sản nuôi trồng tại địa phương và những biện pháp kinh tế nâng cao đời sống người dân ven biển làm giảm áp lực của việc khai thác, đánh bắt gây những hậu quả tiêu cực đến sự phát triển của RNM Tiên Yên - Hà Cối.
Cải tạo lại các ao đầm thủy sản hiện có thông qua công tác trồng cây ngập mặn khôi phục lại hiện trạng của RNM trước đây sẽ góp phần đáng kể cải tạo môi trường và nâng cao giá trị của RNM nơi đây nhằm mở rộng dần diện tích RNM trồng trên các bãi bồi cửa sông và phía biển.
Vùng ven biển Tiên Yên - Hà Cối có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đây là các đối tượng có thể nuôi trồng phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng tại chỗ của nhân dân. Nhưng cũng cần chú ý các loài lựa chọn nuôi đã hoặc đang có mặt tại khu vực dự định nuôi thể hiện tính thích nghi môi trường. Các loài đưa vào nuôi trồng nên đã có quy trình công nghệ và hấp dẫn đối với thị trường trong cũng như ngoài nước. Cần hướng dẫn kỹ thuật và quản lý khu vực nuôi để không làm ô nhiễm môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế, ngăn chặn dịch bệnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Về tính đa dạng sinh học hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối:
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được tại khu vực Tiên Yên - Hà Cối có 195 loài thực vật phù du thuộc 64 chi, 31 họ, 18 bộ, 9 lớp và 6 ngành; 19 loài thực vật ngập mặn thực thụ thuộc 14 chi, 12 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó 18 loài nằm trong lớp Ngọc lan - Magnoliopsida; 63 loài động vật phù du thuộc 30 họ, 9 bộ, 6 lớp và 6 ngành; 299 loài động vật đáy thuộc 113 họ, 44 bộ trong đó các nhóm Thân mềm có số lượng loài lớn nhất (127 loài); 259 loài cá thuộc 71 họ, 18 bộ trong 2 lớp cá mang tấm và cá vây tia; 46 loài lưỡng cư, bò sát thuộc 19 họ, 3 bộ (trong đó có 16 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, bộ Không đuôi (Anura); 30 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ) và 31 loài thú thuộc 18 họ, 9 bộ, chiếm khoảng 10% số loài thú có ở Việt Nam.
- Các quần xã điển hình trong hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối bao gồm: Quần xã rừng tự nhiên với 4 kiểu quần xã chính (quần xã ưu thế Đâng, quần xã ưu thế Sú, quần xã ưu thế Vẹt dù và quần xã ưu thế Mắm biển) phân bố cả trong khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi triều; quần xã rừng trồng chủ yếu là Trang phân bố tập trung tại khu vực bãi triều; quần xã thực vật vùng bãi lầy cửa sông và quần xã thực vật ở khu vực ven các bờ đê và bờ đầm.
2. Về chức năng sinh thái của hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối:
- Đã xác định được trong 5 quần xã RNM đặc trưng được lựa chọn, quần xã thực vật ưu thế Vẹt dù có lượng dự trữ carbon tiềm năng trong sinh khối thực vật lớn nhất với tổng lượng các bon dự trữ là 31,014 tấn/ha; xếp thứ 2 là quần xã thực vật ưu thế Sú, tổng lượng các bon dự trữ là 14,973 tấn/ha; thứ 3 là quần xã thực vật ưu thế Đâng, tổng lượng các bon dự trữ là 12,480 tấn/ha. Hai quần xã RNM có lượng dự trữ carbon tiềm năng trong sinh khối thực vật thấp nhất là quần xã Trang trồng và quần xã thực vật ưu thế Mắm biển với tổng lượng các bon dự trữ lần lượt là 5,513 tấn/ha và 3,501 tấn/ha.
- RNM Tiên Yên - Hà Cối là nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài động thực vật; là nơi nuôi dưỡng, cung cấp ấu trùng, nguồn giống; là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản; là nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản có giá trị kinh tế và là nơi duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học. Đồng thời, cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai; tăng bồi tụ, ngăn chặn hiện tượng xói lở; hạn chế xâm nhập mặn; lưu giữ, tích tụ các chất ô nhiễm; bể lọc sinh học và phân huỷ các chất ô nhiễm; là lá phổi xanh, ổn định môi trường; cung cấp sinh kế cho người dân và góp phần giảm tác động của BĐKH.
3. Định hướng sử dụng hợp lý hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối:
- Đề xuất sớm thành lập khu bảo tồn biển Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh; quy hoạch vùng khai thác, vùng bảo vệ, có kế hoạch bảo vệ bãi đẻ, bảo tồn đa dạng sinh học; đẩy mạnh trồng rừng và bổ sung hệ thống RNM ven biển; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học; phát triển du lịch sinh thái trong mối liên kết giữa khu vực Tiên Yên - Hà Cối và các khu vực lân cận thuộc tỉnh Quảng Ninh; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, nuôi trồng và khai thác thủy sản, ưu tiên vào những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.
Kiến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá dự trữ carbon tiềm năng tích lũy trong trầm tích ở các quần xã RNM và lượng carbon bị đem ra khỏi rừng để xác định đầy đủ trữ lượng carbon và giá trị về mặt kinh tế cũng như môi trường của RNM.
- Đề nghị cơ quan quản lý tại các huyện Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và các xã tại địa phương cần bổ sung hoàn thiện qui chế của ban quản lý rừng, đồng thời tăng cường hơn nữa việc kiểm soát khai thác có trách nhiệm nguồn lợi thuỷ sản trong RNM Tiên Yên - Hà Cối.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng người dân địa phương trong việc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, khai thác hợp lý và có trách nhiệm nguồn lợi thuỷ sản, phát triển bền vững hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),
Sách Đỏ Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Kim Cúc và cộng sự (2008), Tình hình phục hồi và quản lý rừng ngập mặn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội
3. Phan Nguyên Hồng (1997), Vai trò của Rừng ngập mặn Việt Nam - Kỹ thuật trồng và chăm sóc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
5. Phan Nguyên Hồng (2005), Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam. NXB.
Nông nghiệp.
6. Nguyễn Quang Hùng (2010), “Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học của một số vùng rừng ngập mặn điển hình để khai thác hợp lý và phát triển bền vững”, Báo cáo tổng hợp đề tài độc lập cấp Nhà nước.
7. Trần Đức Thạnh, Phí Kim Chung, Nguyễn Đức Cự (1985), Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên và khả năng nguồn lợi dải ven biển Việt Nam - Đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi. Báo cáo tổng kết đề tài
cấp Nhà nước 48.06.14
8. Hoàng Văn Thắng (2009), Đa dạng sinh học vùng cửa sông ven biển Tiên Yên - Đầm Hà, Quảng Ninh và vấn đề bảo tồn, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia lần thứ
II - Môi trường và phát triển bền vững, NXB Nông nghiệp.
9. Nguyễn Hoàng Trí (1999), Sinh thái học rừng ngập mặn, NXB Nông nghiệp.
10. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia (1995), Chương trình Biển KT.03, 1991-1995.
11. Lê Xuân Tuấn (1999), “Việc phục hồi rừng ngập mặn và nguồn lợi cua giống ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”, Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái
Rừng ngập mặn.
12. Lê Xuân Tuấn (2010), “Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững”, Cục Khai thác và Bảo
vệ nguồn lợi thủy sản - Tổng cục Thủy sản.
13. UBND huyện Tiên Yên (2010), Quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ huyện Tiên Yên, Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2020.
14. UBND tỉnh Quảng Ninh (2006), Rà soát, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020.
15. UBND tỉnh Quảng Ninh (2009), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
16. UBND huyện Đầm Hà (2013). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2013; mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2014, huyện Đầm Hà
17. UBND huyện Hải Hà (2013). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2013; mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2014, huyện Hải Hà
18. UBND huyện Tiên Yên (2013). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2013; mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2014, huyện Tiên Yên
19. Nguyễn Huy Yết (2010), “Đánh giá mức độ suy thóai các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững”, thuộc Chương
trình “Khoa học và Công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội”, Mã số KC.09/06-10
Tiếng Anh
20. Aksornkoae, S. (1993), Ecology and management of mangroves. The IUCN
westlands programe. IUCN: 137.
21. Ball, M.C. (1988), Ecophysiology of mangroves.
22. FAO (1994), Mangrove forest management guidelines. FAO Forestry paper 117.
23. FAO (1992), “Management and utilization of mangroves in Asia and the Pacific”, FAO.
24. Mai Trọng Nhuan, Nguyen Thi Minh Ngoc, Do Thuy Linh, Nguyen Thi Hong
Hue, Tran Dang Quy, Pham Bao Ngoc, Quach Duc Tin (2008), Ulnerability assessment of Vietnamese coastal bays and gulfs for sustainable use planning of environment and natural resources: A case study in the Tien Yen – Ha Coi gulf (Quang Ninh province).
25. WWF. (1994), Eco-regional workshop: A conservation assessment of mangrove ecoregions of Latin America and the Caribbean. Washington
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Hình 1: Lập ô tiêu chuẩn tại khu vực RNM Đồng Rui, huyện Tiên Yên
Nguồn: Mai Trọng Hoàng
Hình 2: Xác định tên, đếm mật độ cây trong ÔTC tại khu vực RNM Mũi Chùa
Hình 3: Đo đếm mật độ cây trong ÔTC tại quần xã Vẹt dù, cửa sông Tiên Yên
Nguồn: Mai Trọng Hoàng
Hình 4: Cắt thu các bộ phận rễ, thân, lá, cành tại hiện trường
Hình 5: Cân xác định sinh khối tươi tại hiện trường
Nguồn: Mai Trọng Hoàng
Hình 6: Xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm
Hình 7: Chuẩn bị sấy mẫu tại phòng thí nghiệm
Nguồn: Mai Trọng Hoàng
Hình 8: Tiến hành sấy mẫu bằng tủ sấy
Hình 9: Phân loại, bảo quản mẫu sau khi sấy khô
Nguồn: Mai Trọng Hoàng
Hình 10: Cân mẫu để xác định sinh khối khô