Duy trì tính đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái rừng ngập mặn tiên yên hà cối, tỉnh quảng ninh (Trang 53)

3.3.2.1. Nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài động thực vật

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, RNM có vai trò quan trọng là nơi cư trú, nuôi dưỡng và sinh trưởng thuận lợi của nhiều loài thuỷ hải sản. Môi trường nước, trầm tích, thảm thực vật ngập mặn, đặc biệt với bộ rễ chằng chịt của cây ngập mặn, .. trong RNM là nơi cư trú, sinh trưởng quan trọng của nhiều loài động thực vật. Vai trò của RNM là nơi sinh sản, nuôi dưỡng, và cung cấp thức ăn cho nhiều loài tôm cá có giá trị thương phẩm cao cũng được các tác giả Lee (1995), Rasolofo (1997), Slim et al. (1997), Athithan & Ramadhas (2000) khẳng định.

Cây ngập mặn có tác dụng che chắn, làm giảm bớt nắng nóng, tạo nơi cư trú thuận lợi, tránh sốc nhiệt cho các đối tượng thuỷ sản, điều này đã được Lê Bá Toàn (2007) khẳng định. Lá đước là giá thể rất tốt cho các sinh vật bám như tảo, động vật đáy, vi khuẩn, nấm và đây chính là nguồn thức ăn trực tiếp và gián tiếp cho sinh trưởng của tôm, cá (Nga và cs 2005).

RNM với hệ thống rễ chằng chịt, giữ phù sa, tạo môi trường trầm tích sống thích hợp cho nhiều loài động vật đáy. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Ngọc Khắc (2007) cho thấy sự khác biệt về thành phần, mật độ ĐVĐ theo các sinh cảnh RNM. Khu RNM tự nhiên có thành phần, mật độ lớn hơn nhiều so với rừng có tuổi 7 - 8 tuổi trở xuống và lớn hơn rất nhiều so với phía ngoài RNM. Điều này minh chứng cho vai trò của RNM nói chung cũng như RNM Tiên Yên - Hà Cối nói riêng chính là nơi cư trú của nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học.

Một trong những ví dụ về RNM Tiên Yên - Hà Cối là nơi cư trú, như là một hệ thống NTTS tự nhiên của nguồn lợi thuỷ sản như đối tượng cua, cá đối đã được nhiều báo cáo nghiên cứu đưa ra. Cua biển là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao tại khu vực Tiên Yên - Hà Cối, có mối quan hệ mật thiết với RNM, hầu hết vòng đời của cua biển sống trong RNM, chỉ khi thành thục cua mới ra biển để sinh sản. Trong khoảng thời gian từ tháng 8 - 11 hàng năm, ấu trùng cua biển từ biển vào RNM để sinh trưởng. RNM chính là cá nôi che chở cho hậu ấu trùng cua biển sinh trưởng và phát triển. Các hậu ấu trùng được thuỷ triều đưa vào RNM, hậu ấu trùng bé thường gặp ở lá dụng (cua rận), cua có kích thước lớn nấp ở gốc cây (cua hạt bưởi, cua móng tay, cua đít chén) chúng đào hang ở gần gốc cây để ở. Cá đối là họ cá có số lượng loài lớn ở vùng ven biển Tiên Yên - Hà Cối cũng có tập tính đẻ ngoài biển, sau đó con non theo nước triều đi vào kênh rạch RNM, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ phân hủy từ cây RNM. Người ta thường gặp từng đàn cá đối, có khi với số lượng rất lớn trong các kênh rạch RNM (Phan Nguyên Hồng và cs, 2007).

Kết quả thống kê một số nhóm động vật ghi nhận được ở RNM Đồng Rui, huyện Tiên Yên của Nguyễn Quang Hùng và cộng sự (2008 - 2009) cũng cho thấy thành phần loài xác định được theo các tiểu vùng RNM có sự khác biệt (Bảng 3.13). Điều này góp phần minh chứng cho vai trò của RNM Tiên Yên - Hà Cối là nơi cư trú, môi trường sống của nguồn lợi thuỷ sản.

Bảng 3.13: Số lượng loài của một số nhóm động vật theo các tiểu vùng ở RNM Đồng Rui Tiểu khu Nhóm động vật Rừng tự nhiên Rừng trồng mới Khu đất trống Số loài xác định được Nhóm cua ghẹ 14 13 8 15 Hai mảnh vỏ 30 21 17 30 Một mảnh vỏ 31 25 16 38

Nguồn: Nguyễn Quang Hùng và cs, 2010

3.3.2.2. Nơi nuôi dưỡng, cung cấp ấu trùng, nguồn giống

RNM Tiên Yên - Hà Cối không những là nơi cư trú, môi trường sống của động thực vật, cung cấp nguồn lợi thuỷ sản khai thác có giá trị cao mà còn là nơi nuôi dưỡng con non, cung cấp nguồn giống động thực vật cho hệ sinh thái cỏ biển,

hệ sinh thái rạn san hô, vùng biển lân cận tại khu vực. Trong vòng đời của một số lớn nguồn lợi thuỷ sản như các loài cá, tôm, cua… có một hoặc nhiều giai đoạn bắt buộc phải sống trong các vùng nước nông, cửa sông có RNM. Vấn đề này đã được Hamilton và Snedaker (1984) khẳng định 90% các loài sinh vật biển sống ở vùng cửa sông RNM trong suốt một hoặc nhiều giai đoạn trong chu trình sống của chúng; đối với nhiều loài thủy sản mối quan hệ đó là bắt buộc. Jeyaseelan (1998) đã điều tra, nghiên cứu, mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố địa lý và nơi đánh bắt của 57 loài cá đẻ trứng và có ấu trùng sống trong vùng kênh rạch RNM Châu Á. Trong số 57 loài cá trên, Phan Nguyên Hồng (1999) đã liệt kê được 39 loài xuất hiện ở biển Việt Nam.

Các khu RNM ở vùng ven biển cửa sông Tiên Yên - Hà Cối thường là nơi nhiều loài đến kiếm ăn, sinh sản. Đặc biệt tại vùng ven biển cửa sông Tiên Yên, do được che chắn bởi cụm đảo Cái Bầu với nhiều hòn đảo lớn nhỏ như một bức rào cản chắn sóng, gió đã tạo ra nhiều chương, bãi triều vùng cửa sông ven biển với diện tích rộng lớn lớn thích hợp cho phát triển các khu RNM ở Đồng Rui, Hải Lạng, Tiên Lãng. Với hệ thực vật ngập mặn phát triển và có giá trị đa dạng sinh học cao, các khu vực này đã trở thành bãi đẻ của nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế.

Không chỉ là nơi phân bố thường xuyên đối với các loài cá cửa sông, chuyên sống ở nước lợ như các loài cá đối, cá nhụ, bống bớp, nhiều loài cá bống trắng,… các khu RNM trong vùng còn là nơi cư trú thích hợp của con ngán, một đặc sản rất có giá trị hiện nay.

Ví dụ điển hình về vòng đời của loài tôm he (Penaeus merguiensis), đây là loài giáp xác có giá trị kinh tế tiêu biểu khu vực Tiên Yên - Hà Cối cho thấy RNM

khu vực này là nơi nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lợi cho vùng biển. Loài tôm này có tập tính đẻ ở biển, cách xa bờ chừng 12 km (Ong và cs., 1980), do tác động của dòng nước và thay đổi của nước triều, sau khi trứng thụ tinh, ấu trùng chuyển vào vùng nước ven bờ, bơi dần vào cửa sông theo nước triều lên, thường tìm những vùng nước nông có giá bám như bụi cỏ, rễ cây…, sau đó đi sâu vào kênh rạch RNM. Chúng sinh trưởng và phát triển ở đó cho tới khi thành thục, thường từ 3 - 4

tháng. Ở giai đoạn trưởng thành thì chúng lại bắt đầu di cư ra biển để đẻ. Cá đối cũng có tập tính đẻ ngoài biển, sau đó con non theo nước triều đi vào kênh rạch RNM, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ phân hủy từ cây RNM. Tương tự, cua biển ở giai đoạn hậu ấu trùng được phát triển ở RNM, giai đoạn trưởng thành di cư ra ngoài RNM (Phan Nguyên Hồng và cs, 2007).

Kết quả thống kê trứng cá - cá con và ấu trùng tôm - tôm con tại RNM Đồng Rui, huyện Tiên Yên theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Hùng và cộng sự (2008 - 2009) cho thấy, mật độ cá thể ghi nhận được có sự khác biệt giữa 3 tiểu vùng, tỷ lệ thuận với độ che phủ (mật độ) cây ngập mặn (Bảng 3.14). Kết quả này minh chứng cho vai trò RNM Tiên Yên - Hà Cối với thảm thực vật ngập mặn là nơi nuôi dưỡng nguồn giống cung cấp cho hệ sinh thái RNM, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và vùng biển lân cận.

Bảng 3.14: Số lượng trứng cá - cá con, ấu trùng tôm - tôm con theo các tiểu vùng nghiên cứu ở RNM Đồng Rui

Vùng RNM tự nhiên RNM trồng mới Khu đất trống Trứng cá - cá con

(con/m3) 49 43 28

Ấu trùng tôm - tôm con

(con/m3) 29 22 17

Nguồn: Nguyễn Quang Hùng và cs, 2010

Như vậy, vai trò của RNM Tiên Yên - Hà Cối không những cung cấp sản lượng nguồn lợi động thực vật, thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, mà còn vừa là nơi bảo vệ, nuôi dưỡng con non, con giống cung cấp chi các hệ sinh thái, vùng cửa sông ven biển. RNM đóng góp đáng kể vào sản lượng khai thác thủy sản của vùng.

3.3.2.3. Nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản

Vai trò của RNM là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thuỷ sản đã được nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra từ khá sớm. Odum và Heald (1972), Snedaker và Lugo (1973) công bố một số tài liệu về vai trò của mùn bã thực vật trong mạng lưới thức ăn của quần xã RNM vùng cửa sông. Odum mô tả lá của cây RNM rụng xuống, qua quá trình phân hủy chuyển thành các mẩu nhỏ, mùn bã hữu cơ được các động vật sử dụng làm thức ăn, bắt đầu hình thành chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái RNM. Alongi

et al (1989) và Alongi (1990), cũng đưa ra sự hình thành chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái RNM bắt từ những mảnh vỡ vụn do phân huỷ vật rụng thực vật ngập mặn.

Đối với khu vực Tiên Yên - Hà Cối, chính nguồn mùn bã hữu cơ phong phú của RNM trước đây đã làm tăng năng suất đầm nuôi tôm quảng canh, một đối tượng nuôi quan trọng ở các địa phương thuộc vùng biển Tiên Yên - Hà Cối, phát triển nghề nuôi nhuyễn thể (tu hài, ngao, sò, ngán, ốc hương…) ở ven biển tại khu vực này. Tuy nhiên, hiện nay theo kết quả thống kê ở tỉnh Quảng Ninh, do mất RNM, số lượng sinh vật phù du và sinh vật đáy làm thức ăn cho các loài thuỷ sản giảm đáng kể, dẫn đến tình trạng giảm sút năng suất tôm nuôi theo hình thức quảng canh: năm 1980 là 200 - 250 kg/ha/vụ, đến nay chỉ còn 70 - 80 kg/ha/vụ. Theo ước tính cứ 1 ha RNM trước đây có thể khai thác được từ 700 - 1000 kg thuỷ sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước đây.

RNM hình thành mùn bã hữu cơ do lá và các bộ phận khác của cây rụng xuống được vi sinh vật phân huỷ là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều động vật ở nước, trầm tích đáy như ngao, ngán, sò,… RNM cung cấp mùn bã hữu cơ khoảng 10,6 tấn/ha/năm (Hà và cs, 2004), lượng chất hữu cơ này đã tạo nên thức ăn chủ yếu cho các nhóm tiêu thụ như cua, tôm, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ và các loài cá ăn mùn bã hữu cơ. Sự phân huỷ rễ cây ngập mặn là một trong những nguồn quan trọng cung cấp lượng cacbon cho môi trường trầm tích RNM khu vực này.

RNM Tiên Yên - Hà Cối còn cung cấp các chất dinh dưỡng hoà tan như chất hữu cơ, nitơ, phốt pho,... có nguồn gốc từ quá trình phân huỷ trong hệ sinh thái RNM cho vùng ven biển tại khu vực. Theo kết quả nghiên cứu năng suất lượng rơi

của rừng trang (Kandelia obovata) trồng (quần xã điển hình tại RNM Tiên Yên - Hà

Cối) được thực hiện ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định của Vũ Đoàn Thái (2003) cho thấy, rừng trang 9 tuổi có tổng năng suất lượng rơi tổng số là 12,4 tấn/ha/năm, trong đó lượng lá rơi là 7,14 tấn/ha/năm (chiếm 57,7%). Sau khi phân huỷ lượng rơi này đã đưa vào môi trường trầm tích 1,24 tấn cacbon/ha/năm và 0,0218 tấn nitơ/ha/năm.

Mặt khác, cùng với lượng rơi từ thảm thực vật ngập mặn như cành, lá, hoa, quả, rễ, lớp trầm tích bề mặt luôn nhận được các chất dinh dưỡng nitơ, cacbon, phốtpho từ trầm tích, mùn bã hữu cơ lơ lửng có nguồn lục địa và các hoạt động của con người khu vực RNM do vai trò của cây ngận mặn lưu giữ, bẫy. Chính vì vậy, lượng các chất dinh dưỡng cacbon, nitơ, phốt pho ở RNM nhiều tuổi (tự nhiên, lâu năm) cao hơn RNM ít tuổi (rừng trồng mới) và khu đất trống.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Hùng và cộng sự trong 2 năm (2008 - 2009) tại RNM Đồng Rui, huyện Tiên Yên cũng cho thấy rõ vai trò của RNM Tiên Yên - Hà Cối là nơi cung cấp nguồn thức ăn là mùn bã hữu cơ, giun nhiều tơ cho nguồn lợi thuỷ sản. Với sự tồn tại của thảm thực vật ngập mặn đã lưu giữ nguồn thức ăn quan trọng này và cung cấp cho nguồn lợi thuỷ sản; những tiểu khu RNM tự nhiên và trồng mới tại Đồng Rui có tỷ lệ mùn và số loài giun nhiều tơ cao hơn khu đất trống (Hình 3.5).

Hình 3.5. Hàm lượng mùn (%) và số lượng cá thể giun nhiều tơ (ct/m2) trong trầm tích RNM Đồng Rui

(Nguồn: Nguyễn Quang Hùng và cs, 2010)

Như vậy, vai trò của RNM Tiên Yên - Hà Cối đối với hệ sinh thái ven biển chính là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản như là tôm, cá, động vật thân mềm... Khi diện tích RNM này bị giảm sẽ làm suy giảm sản lượng nguồn lợi thuỷ sản trong và các vùng lân cận RNM, ảnh hưởng đến sản lượng khai thác thủy sản, kinh tế của cộng đồng cư dân ven biển.

3.3.2.4. Nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản có giá trị kinh tế

Kết quả nghiên cứu trong 2 năm (2010 - 2011) ở khu vực Tiên Yên - Hà Cối đã xác định được 69 loài cá kinh tế, trong đó ở vùng ven biển cửa sông Tiên Yên có 65 loài và vùng ven biển cửa sông Hà Cối có 41 loài. Về giáp xác và thân mềm, bước đầu xác định 23 nhóm loài Giáp xác, 45 loài và nhóm loài thân mềm có giá trị kinh tế. Chúng được chia thành các nhóm có giá trị thực phẩm hoặc/và xuất khẩu - TP/XK và nhóm có giá trị mỹ phẩm, mỹ nghệ - MN, phục vụ Y học - DL.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu thân mềm hai mảnh vỏ của Hoàng Đình Chiều (2010) cho thấy, tổng trữ lượng ước tính tức thời của động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở RNM Đồng Rui đạt 128 tấn, với khả năng khai thác 64 tấn. Trong số 30 loài thuộc 17 họ thân mềm hai mảnh vỏ xác định được ở RNM Đồng Rui, đã ghi nhận

được có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như sò huyết (Anadara granosa), hầu cửa sông (Crassostrea rivularis), ngao lụa (Meretrix lusoria), ngao Bến Tre (Meretrix lyrata), ngao dầu (M. meretrix)...

Xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên có 2.753ha là RNM trong tổng diện tích 4.953 ha đất tự nhiên. Có thể nói gần như 90% người dân xã Đồng Rui có cuộc sống phụ thuộc vào RNM; với khoảng 50% số hộ dân sống bằng nghề khai thác hải sản thì những cánh RNM là nơi cung cấp các nguồn hải sản tự nhiên. (Hình 3.6 và hình 3.7).

Hình 3.6: Người dân đang khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở RNM

Hình 3.7: Ngư cụ được ngư dân sử dụng để khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở RNM

Nguồn: Nguyễn Quang Hùng, 2010.

Theo kết quả tính toán lượng giá kinh tế RNM Đồng Rui của Nguyễn Quang Hùng và cộng sự (2010) cho thấy: Nguồn lợi thủy sản có giá trị thương mại của

vùng RNM Đồng Rui chủ yếu tập trung vào một số đối tượng thủy sản như: giun biển (sá sùng, bông thùa), sên biển (lư), giáp xác (tôm, cua cáy) cá, thân mềm (ngán, vạng, ngao, ốc, trai...). Tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên hàng năm trong vùng RNM Đồng Rui ước tính là khoảng 292,4 tấn, trong đó sản lượng vạng và sa sùng cao nhất đều đạt khoảng 90 tấn/năm (hình 3.8). Tổng giá trị thủy sản mà hệ sinh thái RNM Đồng Rui đem lại cho các ngư dân trung bình hàng năm là 11,138 tỷ đồng, trong đó giá trị lượng giá của sá sùng đạt cao nhất với 5,65 tỷ đồng/năm (hình 3.9). 1 0 .0 0 0 1 5 .0 0 0 4 .0 0 0 9 0 0 2 0 0 90.000 2 1 .6 0 0 2 .2 0 5 14 .4 0 0 90.000 8 .1 0 0 3 6 .0 0 0 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 S ả n lư ợ n g k h a i t h á c t ro n g n ă m (k g /n ă m ) Tôm Cá Ghẹ Cua Mực, Btuộc Vạng Ngán Ốc Lư Sá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái rừng ngập mặn tiên yên hà cối, tỉnh quảng ninh (Trang 53)