Các chất thuộc nhóm PAHs

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ độc hại trong nước sông hồng đoạn chảy qua lãnh thổ việt nam (Trang 60)

Kết quả phân tích tại 14 điểm lấy mẫu (bảng 2.1), nhóm PAHs đƣợc phát hiện gồm 15 chất khác nhau biểu thị qua các đồ thị sau:

Hình 3.6. Nồng độ của Naphthalene tại các điểm nghiên cứu

Nhìn vào đồ thị có thể thấy Naphthalene chỉ xuất hiện ở các điểm Red 10 (Chƣơng Dƣơng), Red 11 (Yên Lệnh), Red 12 (Tân Đệ), Red 13 (Sa Cao) và Red 14 (Ba Lạt). Nồng độ Naphthalene xuất hiện cao nhất ở Yên Lệnh và Tân Đệ. Nồng độ Naphthalene chỉ xuất hiện từ Chƣơng Dƣơng (hạ lƣu khi đi qua Tp. Hà Nội) trở đi do sự xả thải trực tiếp nƣớc thải của ngành dệt nhuộm chƣa qua xử lý, do quá

54

trình rửa trôi, chảy tràn xăng dầu, rò rỉ nhiên liệu động cơ do quá trình rửa xe tại các xƣởng, gara sửa xe…, nguyên nhân trên dẫn đến sự xuất hiện với hàm lƣợng lớn Naphthalene ở những điểm về hạ lƣu (hình 3.6).

Hình 3.7. Nồng độ của 2-Methylnaphthalene tại các điểm nghiên cứu

Qua đồ thị ta có thể thấy 2-Methylnaphthalene xuất hiện nồng độ cao nhất ở những điểm đầu của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam: Red 1(Cốc Lếu – Lào Cai) 0.003 µg/L, Red 2 (Bảo Hà – Lào Cai) 0.006 µg/L, ở các điểm từ cầu Yên Bái cho tới Red 10 (cầu Chƣơng Dƣơng) không thấy xuất hiện 2-Methylnaphthalene, tuy nhiên ở điểm Red 11 (cầu Yên Lệnh) và Red 12 (Tân Đệ) lại thấy xuất hiện 2- Methylnaphthalene với hàm lƣợng lần lƣợt là 0.006 µg/L và 0.002 µg/L. Điều này cho thấy sự xuất hiện của 2-Methylnaphthalene với hàm lƣợng cao chỉ là những đô thị có dân cƣ tập trung đông đúc gắn liền với các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, mật độ giao thông cao, cũng nhƣ quá trình chảy tràn xăng dầu, rò rỉ nhiên liệu động cơ từ các xƣởng sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị của các khu vực trên.

55

Hình 3.8. Nồng độ của 1-Methylnaphthalene tại các điểm nghiên cứu

Qua đồ thị có thể thấy 1-Methylnaphthalene chỉ xuất hiện ở 3 điểm là: Red 2 (cầu Bảo Hà), Red 11 (cầu Yên Lệnh) và Red 12 (cầu Tân Đệ). Là đồng phân của nhau nên nguồn gốc phát sinh 1-Methylnaphthalene có thể đƣợc giải thích tƣơng tự nhƣ 2-Methylnaphthalene. Sự xuất hiện của 1-Methylnaphthalene có nguồn gốc từ hoạt động của các làng nghề, các KCN phố Nối A, B, Yên Lệnh, Tân Đệ.

Hình 3.9. Nồng độ của Acenaphthylene tại các điểm nghiên cứu

Nhìn vào đồ thị có thể thấy Acenaphthylene chỉ xuất hiện ở 2 điểm là: Red 9 (cầu Thanh Trì) và Red 12 (cầu Tân Đệ) với hàm lƣợng lần lƣợt là: 0.001 µg/L và 0.002 µg/L. Đây có thể do trong sản xuất đã sử dụng acenaphthylene để làm thuốc

56

nhuộm, nhựa và thuốc trừ sâu từ các KCN Bắc Ninh và các KCN, KCX ngoại thành Hà Nội.

Hình 3.10. Nồng độ của Acenaphthene tại các điểm nghiên cứu

Đồ thị hình 3.10 cho thấy Acenaphthene chỉ xuất hiện tại 2 điểm là Red 4 (cầu Phong Châu - Phú Thọ) và Red 12 (Tân Đệ - Thái Bình) với hàm lƣợng lần lƣợt là 0.003 µg/L và 0.002 µg/L. Acenaphthene sử dụng để làm thuốc nhuộm, nhựa và thuốc trừ sâu, trong chất bảo quản gỗ, những hàm lƣợng xuất hiện trên có thể từ khu công nghiệp Việt Trì và điểm Tân Đệ là hội tụ của điểm, cụm công nghiệp của Nam Định và Thái Bình.

Hình 3.11. Nồng độ của Fluorene tại các điểm nghiên cứu

Đồ thị hình 3.11 cho thấy hàm lƣợng Fluorene xuất hiện cao nhất trong nƣớc sông Hồng tại cầu Cốc Lếu - Lào Cai 0.006mg/L sau đó mới xuất hiện ở các điểm

57

cuối nhƣng hàm lƣợng giảm đều rõ rệt nhƣ: cầu Thanh Trì 0.001mg/L, cầu Chƣơng Dƣơng, cầu Yên Lệnh, cầu Tân Đệ đều có hàm lƣợng 0.002mg/L. Đây có thể Fluorene nằm trong dòng thải từ các nguồn rò rỉ xăng dầu, nhiên liệu động cơ từ các cơ sở sửa chữa các phƣơng tiện cơ giới, ngoài ra Fluorene còn đƣợc phát sinh từ quá sản xuất thuốc nhuộm, nhựa, thuốc trừ sâu ở ngoại thành Hà Nội về hạ lƣu sông Hồng.

Hình 3.12. Nồng độ của Phenanthrene tại các điểm nghiên cứu

Qua đồ thị ta thấy hàm lƣợng Phenanthrene xuất hiện trong nƣớc sông Hồng với hàm lƣợng cao nhất tại cầu Cốc Lếu 0.017mg/L, sau đó hàm lƣợng giảm khi về cuối nguồn, tuy nhiên trong nƣớc sông Hồng tại vị trí cầu Yên Lệnh cho thấy hàm lƣợng Phenanthrene là 0.014 mg/L, cao nhất trong các điểm nghiên cứu về cuối nguồn. Điều này có thể do các hoạt động dân sinh đốt rơm rạ, gỗ củi cũng nhƣ than đá cháy không hoàn toàn làm phát tán Phenanthrene vào không khí và dƣới tác động của mƣa và chảy tràn Phenanthrene đã phân bố vào trong nƣớc sông Hồng, ngoài ra các hoạt động giao thông, rò rỉ nhiên liệu của các cơ sở sản xuất, sửa chữa các phƣơng tiện cơ giới, các hoạt động giao thông đƣờng thủy cũng góp phần đƣa Phenanthrene vào trong nƣớc sông Hồng dẫn tới hàm lƣợng của Phenanthrene tăng lên.

58

Hình 3.13. Nồng độ của 3-Methylphenanthrene tại các điểm nghiên cứu

59

Hình 3.15. Nồng độ của 9-Methylphenanthrene tại các điểm nghiên cứu

60

Hình 3.17. Nồng độ của Pyrene tại các điểm nghiên cứu

Nhìn vào đồ thị có thể thấy hàm lƣợng Pyrene trong nƣớc sông Hồng tại cầu Cốc Lếu - Lào Cai cao nhất 0.009mg/L, sau đó hàm lƣợng giảm dần ở các điểm về phía hạ lƣu nhƣ: cầu Phong Châu - Phú Thọ, cầu Thanh Trì - Hà Nội, cầu Yên Lệnh – Hà Nam, phà Sa Cao - Thái Bình, tuy nhiên nhiều điểm nghiên cứu còn lại không thấy có sự xuất hiện của Pyrene. Tại các điểm có sự xuất hiện của Pyrene có thể do các hoạt động đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong sinh hoạt cũng nhƣ các hoạt động các làng nghề, cơ sở sản xuất, ngoài ra Pyrene còn đƣợc sử dụng trong sản xuất nhựa, thuốc nhuộm, thuốc bảo vệ thực vật.

Trong thời điểm nghiên cứu lấy mẫu và phân tích sự xuất hiện của Benzo(a)anthracene, Chrysene & Triphenylene, Benzo(j&b)fluoranthene chỉ xuất hiện duy nhất tại điểm đầu khi sông Hồng chảy vào địa phận Việt Nam, tại vị trí lấy mẫu (cầu Cốc Lếu – Lào Cai) hàm lƣợng đo đƣợc của: Benzo(a)anthracene: 0.002mg/L, Chrysene & Triphenylene: 0.003mg/L và Benzo(j&b)fluoranthene: 0.002mg/L. Điều này có thể giải thích Cốc Lếu là điểm đầu của sông Hồng khí vào Việt Nam, với sự phát triển cũng nhƣ tập trung dân cƣ đông của thị trấn Hà Khấu (Trung Quốc ) và Cốc Lếu ( Lào Cai) các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch nhƣ:

61

dầu mỏ, than đá để tạo năng lƣợng, sƣởi ấm cũng nhƣ phục vụ các cơ sở sản xuất sẽ là nguồn lớn đƣa các chất nguy hại trên vào nƣớc sông Hồng.

Bằng cách sử dụng phần mềm AIQS-DB trên thiết bị sắc ký khối phổ chúng ta đã phát hiện đƣợc toàn bộ các chất thuộc nhóm PAHs có độc tính cao đƣợc quy định trong tiêu chuẩn Mỹ EPA bao gồm những chất nhƣ: Acenaphthylene, Benzo(ghi)perylene, Chrysene & Triphenylene, Phenanthrene, Benzo(j&b)fluoranthene, Benzo(a)anthracene. 6 chất này là tác nhân quan trọng gây ung thƣ đối với con ngƣời.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ độc hại trong nước sông hồng đoạn chảy qua lãnh thổ việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)