học nói trên của Đảng và Nhà nƣớc đề ra. Với nhiều chƣơng trình thiết thực nhƣ chƣơng trình “Giờ trái đất” tại phƣờng đã tích cực tham gia tắt điện đúng giờ quy định của chƣơng trình. Tại phƣờng, giờ phát thanh cũng có những chƣơng trình nói về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đƣợc tuyên truyền, và những bài học bổ ích về bảo vệ môi trƣờng sống đƣợc đƣa lên phát thanh cho ngƣời dân toàn phƣờng nghe. Tại phƣờng, vấn đề đóng góp phí thu gom vệ sinh môi trƣờng đều đƣợc ngƣời dân thực hiện đầy đủ.
Nhìn chung, công tác bảo vệ môi trƣờng rất cần sự đóng góp, hợp tác của ngƣời dân trong phƣờng. Tại phƣờng, công tác thu gom rác thải rắn sinh hoạt đã đƣợc ngƣời dân quan tâm cho nên rác thải rắn đã đƣợc các hộ dân chú ý thu gom và vứt rác đúng giờ quy định, tại phƣờng đã không còn tình trạng xả thải rác thải bừa bãi.
3.4. Khả năng áp dụng tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung Khƣơng Trung
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trƣờng làm xuất hiện những mối quan hệ xã hội nhất định nhƣ quan hệ giữa cộng đồng với chủ dự án phát triển cụ thể, với cơ quan quản lý nhà nƣớc, quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng với nhau. Do đó, sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc pháp luật quy định trong văn bản pháp luật. Hình thành đƣợc khung pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
44
Các quy định của pháp luật sẽ xác định những lĩnh vực cần và có thể phải có sự tham gia của cộng đồng, ranh giới của sự tham gia của cộng đồng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật có liên quan tới sự tham gia của cộng đồng,... trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Các quy định nhƣ vậy cần tuân thủ những nguyên tắc nhƣ: bảo đảm quyền của cộng đồng, công bằng và hợp lý trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.
Bảo đảm quyền của cộng đồng là bảo đảm cho cộng đồng phát huy sức mạnh
trong xây dựng các phƣơng án bảo vệ môi trƣờng thông qua sự bảo đảm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp trong việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và trao quyền chủ động cho cộng đồng trong những lĩnh vực cụ thể, bảo đảm sự kiểm soát và tiếp cận của cộng đồng trong giải quyết những vấn đề môi trƣờng cụ thể.
Công bằng đƣợc hiểu là mọi tổ chức, cá nhân đều có cơ hội nhƣ nhau trong
việc xây dựng các phƣơng án bảo vệ môi trƣờng, trong việc tiếp cận thông tin, tham gia tiếp cận, tham gia giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trƣờng.
Hợp lý đƣợc hiểu là quá trình tham gia ở mức độ vừa bảo đảm đƣợc quyền
của cộng đồng nhƣng đồng thời cũng bảo đảm đƣợc các lợi ích về kinh tế - xã hội của các chủ thể khác trong mối quan hệ xã hội phát sinh. Pháp luật phải định ra ranh giới hợp lý, bảo đảm sự cân bằng giữa các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích môi trƣờng trong quá trình tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
Để thể chế hóa đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Những năm qua, Nhà nƣớc ta đã ban hành tƣơng đối nhiều văn bản pháp lý để bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, nhƣ: Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001, 2013); Luật Bảo vệ Môi trƣờng (BVMT) 1993, sửa đổi 2005, 2014; Luật Tài nguyên nƣớc 1998; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004; Luật Đa dạng sinh học 2008; Bộ luật Hình sự 2009 (sửa đổi, bổ sung); Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000; Luật Thuế tài nguyên 2009; Luật Đất đai 2003; Luật Dầu khí 2008 (sửa đổi, bổ sung); Luật Khoáng sản 2010; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Thủy sản 2003; Pháp lệnh Thú y 1993; Pháp lệnh Bảo vệ
45
và Kiểm dịch thực vật 2001; Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ 1996; Pháp lệnh Phí và Lệ phí 2001; Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989; Luật Đê điều,… Các Luật trên, đặc biệt là pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đã góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trƣờng tự nhiên nói chung và đảm bảo cho con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành nói riêng.
Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 1993 đã thể chế hóa quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành ở Lời nói đầu của luật và các chế định của luật. Có thể nhận thấy qua các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng (Chƣơng II, Chƣơng III); về báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (Chƣơng IV),…của Luật này. Tuy vậy, sau hơn mƣời năm thực hiện, Luật BVMT 1993 đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập, các quy định còn mang nặng tính chất chung, thiếu cụ thể và chƣa rõ ràng nên khó áp dụng trong thực tiễn; chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ môi trƣờng và bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong Luật Bảo vệ Môi trƣờng (sửa đổi) 2005, nguyên tắc quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành vẫn tiếp tục đƣợc thừa nhận và đƣợc mở rộng. Mặc dù chƣa đƣợc ghi nhận thành một nguyên tắc riêng, song nó đƣợc thể hiện qua các nguyên tắc, nhƣ: nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc coi trọng phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng, nguyên tắc sử dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng, nguyên tắc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng và nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền,… và đƣợc cụ thể hóa vào các quy định của Luật. Có thể nói, các nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là cơ sở của nhau, biểu hiện thông qua nhau, nên việc thực hiện tốt các nguyên tắc này sẽ góp phần đảm bảo cho nguyên tắc kia và ngƣợc lại. Cụ thể:
- Quyền sống trong môi trƣờng trong lành thể hiện qua nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng; thể hiện qua các quy định về những hoạt động bảo vệ môi trƣờng đƣợc khuyến khích, quy định về các hành vi bị cấm, đánh giá
46
môi trƣờng chiến lƣợc (ĐMC), đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trƣờng... nhằm phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng hay các quy định về bảo vệ môi trƣờng theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,… Các quy định này của luật góp phần quan trọng vào quá trình bảo vệ môi trƣờng sống trong lành, sạch đẹp.
- Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành thể hiện qua việc Nhà nƣớc sử dụng các chính sách, công cụ về thuế môi trƣờng, phí bảo vệ môi trƣờng, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, quỹ bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ bảo vệ môi trƣờng và chính sách ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng, nhãn sinh thái, tiêu chuẩn ISO 14000, hạn ngạch khí thải… đã đƣợc quy định và thực hiện có hiệu quả nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể trong hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng trong lành.
- Nội dung của nguyên tắc phát triển bền vững cũng chỉ rõ phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng. Đƣa bảo vệ môi trƣờng vào trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa từ khâu lập chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển các cấp đến lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tƣ cụ thể. Vừa bảo vệ môi trƣờng theo ngành, vừa bảo vệ theo lĩnh vực, khu vực,… góp phần đảm bảo giữ gìn môi trƣờng trong lành không chỉ cho hôm nay mà cho cả các thế hệ mai sau.
- Nguyên tắc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhằm huy động sức mạnh của không chỉ nhà nƣớc mà của toàn dân vào quá trình bảo vệ môi trƣờng trong lành, sạch đẹp. Luật BVMT 2005 đã mở ra khả năng cho các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình ĐTM (Điều 21); khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức có năng lực tham gia vào quản lý, xử lý chất thải (Điều 70), vào hoạt động quan trắc môi trƣờng (Điều 95); bảo đảm quyền đƣợc biết thông tin về môi trƣờng của mọi tổ chức, cá nhân (Điều 104, Điều 105); đề cao vai trò của các đoàn thể nhân nhân, tổ chức xã hội và mọi ngƣời dân trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng (Điều 124),... Bên cạnh đó để bảo vệ môi trƣờng đƣợc trong lành Luật
47
cũng quy định rất cụ thể về nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải bồi thƣờng nhằm đánh vào những hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng.
Các quy định pháp luật trên đã góp phần phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, bảo vệ môi trƣờng góp phần bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của nhân dân. Tuy nhiên, pháp luật và thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành ở nƣớc ta cũng cho thấy Luật vẫn chƣa thể hiện đƣợc nhiệm vụ bảo vệ quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của ngƣời dân mà mới chỉ ở mức độ ghi nhận phải bảo đảm. Cụ thể, môi trƣờng đất, nƣớc thì bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt ở các sông Tô Lịch (Hà Nội), sông Cầu, sông Đáy, Kênh Nhiêu Lộc (Thị Nghè, TP. Hồ Chí Minh),... Hơn nữa môi trƣờng không khí cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhƣ ở Hà Nội vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép gấp 2 - 3 lần, đặc biệt những nơi đang xây dựng trong khu đô thị nồng độ bụi vƣợt quá tiêu chuẩn 10 - 20 lần. Điều đó cho thấy quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của ngƣời dân Hà Nội nói chung và ở phƣờng Khƣơng Trung nói riêng vẫn bị xâm hại, có nơi ở mức độ nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ phận nhân dân và gây tác hại lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội của phƣờng, quận và thành phố Hà Nội.
Sở dĩ có thực trạng trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chƣa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo đảm môi trƣờng trong lành, vẫn chú trọng đến tăng trƣởng kinh tế (GDP) hơn bảo vệ môi trƣờng. Ở đây có cả nhận thức của lãnh đạo thành phố, quận và phƣờng và cả ý thức của ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng chƣa cao.
- Công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ở cấp phƣờng còn hạn chế do lực lƣợng mỏng, các cơ quan hữu trách ở phƣờng chƣa đƣợc trang bị chuyên môn phù hợp và chƣa quyết liệt trong xử lý ngày từ đầu những cơ sở gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng trên địa bàn phƣờng.
48
- Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành vẫn còn chƣa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, chƣa cụ thể hóa cho cấp phƣờng.
- Quyền sống trong môi trƣờng trong lành chƣa ghi nhận là một quyền cơ bản trong Hiến pháp cũng nhƣ chƣa là một nguyên tắc chính thức của Luật Bảo vệ Môi trƣờng. Do vậy, thiếu cơ sở để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.
- Thiếu những cơ sở pháp lý về xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng gây ra; về bảo vệ các lƣu vực sông bị ô nhiễm, suy thoái,...; việc sử dụng các dữ liệu quan trắc môi trƣờng để xác định thiệt
hại do ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng vẫn chƣa hiệu quả,... - Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng chƣa triệt để, chế tài chƣa phù
hợp,... thiếu tính răn đe. Ví dụ, ngay trong các quy định về xử lý hình sự với hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng hầu nhƣ chƣa đƣợc áp dụng giải quyết.
- Vai trò của Tòa án (nơi bảo đảm công lý) trong việc bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành vẫn chƣa đƣợc thể hiện.
- Công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng trải qua một giai đoạn tăng trƣởng gây ô nhiễm trƣớc khi bƣớc vào thời kỳ bảo vệ môi trƣờng, một phần của mô hình “phát triển trƣớc, bảo vệ môi trƣờng sau”. Quá trình chuyển dịch “kinh tế nâu” sang “kinh tế xanh” đang đƣợc thúc đẩy khi nƣớc ta trở nên giàu có hơn, đủ điều kiện để đầu tƣ vào hệ thống xử lý nƣớc thải, cải thiện việc thực thi pháp luật và tiến hành biện pháp kiểm soát ô nhiễm khác. Khi thu nhập của các hộ dân tăng lên, họ sẽ chuyển mối quan tâm của mình từ “ăn no mặc ấm” sang “nâng cao chất lƣợng của cuộc sống”. Khi ngƣời dân đƣợc giáo dục tốt hơn, họ sẽ bắt đầu gây áp lực cho chính quyền và doanh nghiệp phải làm sạch môi trƣờng.
49
Đại hội Đảng năm 2011 cũng khẳng định “trách nhiệm tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình xây dựng chính sách bao gồm việc bảo vệ môi trƣờng”[5]. Tuy nhiên, ngƣời dân lại không đƣợc giao những quyền thực sự trong bảo vệ môi trƣờng. Ví dụ, các báo cáo Đánh giá Tác động môi trƣờng (ĐTM) không đƣợc công bố rộng rãi, không cho phép bên ngoài tham gia kiểm định. Rủi ro của cách tiếp cận này đƣợc minh họa bằng trƣờng hợp của Đập sông Tranh, khi xảy ra các sự cố động đất gây thiệt hại cho dân thì báo cáo ĐTM cuối cùng mới đƣợc tiết lộ và mới phát hiện ra báo cáo này đã bỏ qua các rủi ro địa chấn,… Trƣờng hợp của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, các báo cáo ĐTM hoàn toàn sao chép những báo cáo ĐTM trƣớc đó. Trong cả hai trƣờng hợp trên, đã không có một sự can thiệp pháp lý nào để xử phạt những công ty xây dựng đập bất chấp những rủi ro hiểm hỏa khủng khiếp. Vì vậy chúng ta có thể thấy việc thực thi luật pháp ở đây không thống nhất: ngƣời dân đƣợc phép tham gia nhƣng lại không đƣợc trao quyền để thực hiện. Mặc dù vậy, các Tổ chức phi chính phủ (NGO) hiện nay đã có nhiều “tự do” hơn trong việc thể hiện quan điểm đối với các vấn đề môi trƣờng.
Xây dựng thêm luật và quy định sẽ không phải là giải pháp hiệu quả cho các vấn đề về môi trƣờng của Việt Nam nhƣng nhất thiết phải có những cải cách. Luật pháp hiện hành của Việt Nam không cho phép các vụ khởi kiện tập thể (class action). Do các nạn nhân luôn gặp khó khăn để thu thập đủ chứng cớ chứng minh, cũng nhƣ hạn chế về tiềm lực tài chính để theo đuổi các vụ kiện nên ngƣời gây ô nhiễm thực tế lại đƣợc bảo vệ, tránh khỏi việc trả tiền bồi thƣờng. Vụ kiện tập thể là một dạng tố tụng mà một tập thể nhiều ngƣời cùng đệ đơn ra tòa kiện.
Những vụ kiện tập thể nhƣ vậy nhằm đảm bảo cho các trƣờng hợp khi bị đơn gây ra tổn thất cho nhiều ngƣời trên diện rộng nhƣng tổn thất cho từng nguyên đơn cá nhân không đáng kể thì vẫn phải đền bù cho từng cá nhân do những thiệt hại mà họ gây ra. Nhờ đó, có thể tránh đƣợc trƣờng hợp mức đền bù quá thấp, không tạo động lực cho các cá nhân khởi kiện trƣớc pháp luật. Trong trƣờng hợp của Vedan, Hội Luật gia Việt Nam đã giúp ngƣời dân yêu cầu một khoản đền bù cho hàng ngàn nạn nhân sau 4 năm trì hoãn và nguyên nhân không phải vì luật. Nhƣng ngay cả khi
50
khởi kiện tập thể đƣợc cho phép thì ai sẽ bị khởi tố? Theo luật pháp hiện hành, bạn không thể khởi tố một tổ chức, chỉ đƣợc phép khởi tố cá nhân. Và vì thế những cá