Khái quát về phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường tại phường khương trung, thanh xuân, hà nội (Trang 25)

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đã trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế ngay từ những buổi đầu tiên của lịch sử đất nƣớc. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành.

20

Sông Hồng là con sông chính chảy qua Hà Nội trên đoạn dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên lãnh thổ Việt Nam. Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội và Phú Thọ, hợp lƣu với sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác nhƣ sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,…Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành nhƣ sông Tô Lịch, sông Kim Ngƣu,…đóng vai trò “đƣờng tiêu thoát nƣớc thải” của Hà Nội.

Hà Nội cũng là thành phố có nhiều đầm, hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, khiến phần lớn sông, hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nƣớc thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m3. Tƣơng tự, sông Kim Ngƣu nhận khoảng 125.000 m3 nƣớc thải sinh hoạt mỗi ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngƣu khoảng 110.000 m3. Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lƣợng hóa chất độc hại cao. Các kênh mƣơng nội và ngoại thành còn phải nhận thêm một phần rác thải của ngƣời dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này [1].

Dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây: năm 1954 Hà Nội chỉ có 53.000 dân, trên diện tích 152 km², đến năm 1961 thành phố đƣợc mở rộng lên tới 584 km², dân số 91.000 ngƣời và đạt con số 2.672.122 ngƣời vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6.233.000 dân và thuộc nhóm 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời, trong đó dân số thành thị là 2.632.087 (chiếm 41,1%) và 3.816.750 cƣ dân nông thôn (chiếm 58,1%). Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 ngƣời/km², cao nhất ở quận Đống Đa lên tới 35.341 ngƣời/km², trong khi ở những huyện ngoại thành mật độ dƣới 1.000 ngƣời/km².

21

Quận Thanh Xuân là một trong 12 quận của Hà Nội, có diện tích tự nhiên 913,2 ha và 117.863 nhân khẩu, gồm 11 đơn vị hành chính, trong đó phƣờng Khƣơng Trung đƣợc thành lập theo Nghị định số 74/CP ngày 22 tháng 11 năm 1996. Phƣờng Khƣơng Trung nằm ở phía tây thành phố, phía Đông giáp phƣờng Khƣơng Đình, phía Tây giáp phƣờng Thƣợng Đình, phía Nam giáp phƣờng Ngã Tƣ Sở và phía Bắc giáp phƣờng Khƣơng Mai.

Tƣơng tự Hà Nội, quận Thanh Xuân có chế độ khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa về đầu mùa và có mƣa phùn về nửa cuối mùa. Trên địa bàn quận quanh năm tiếp nhận lƣợng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao; độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 114 ngày mƣa một năm. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, kèm theo mƣa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,10C. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,60C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), nên có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

Phƣờng Khƣơng Trung cách trung tâm thành phố 8 km về hƣờng tây. Hiện nay, tổng diện tích đất tƣ nhiên của phƣờng Khƣơng Trung là 70,06 ha: trong đó không có đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp là 70,06 ha; đất ở đô thị là 30,15 ha; đất chƣa sử dụng là 20 ha. Dân số toàn phƣờng là 30.400 ngƣời. Bao gồm 35 cụm dân cƣ, 94 tổ dân phố. Trong đó dân nhập cƣ chiếm 2%. Tỷ lệ tăng dân số là 1,3%. Ngoài số dân thƣờng trú, còn có những ngƣời đăng ký tạm trú tại phƣờng và Chính quyền địa phƣơng chỉ quản đƣợc 70% dân số trong vùng. Ngƣời dân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhƣng đa số là ngƣời buôn bán và công chức[13]. Đảng bộ phƣờng có 2.053 đảng viên, 22 Chi bộ khu dân cƣ và 05 Chi bộ cơ quan, trƣờng học. Phƣờng có các tổ chức đoàn thể nhƣ: Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ,…

22

Ba năm liên từ 2005 - 2007 phƣờng đƣợc Thành phố tặng Bằng khen vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ; Đảng bộ phƣờng đƣợc công nhận trong sạch, vững mạnh. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phƣờng đƣợc thành phố tặng bằng khen đơn vị xuất sắc và đƣợc Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng ghi công vì đã hoàn thành xây dựng “Nhà đại đoàn kết”, xóa xong nhà dột nát cho hộ nghèo. Hội Cựu chiến binh phƣờng đƣợc Thành phố tặng bằng khen đơn vị xuất sắc. Năm 2008, cán bộ và nhân dân phƣờng đƣợc thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua,…

Quận Thanh Xuân và thành phố đã đầu tƣ xây dựng, cải tạo nâng cấp đƣờng, hệ thống thoát nƣớc các tuyến đƣờng phố chính, các ngõ, xây dựng và nâng cấp sân chơi, xây dựng nhà hội họp, câu lạc bộ, trạm y tế, các trƣờng trên địa bàn phƣờng, bê tông hóa 100% các đƣờng, ngõ ngách trong phƣờng,… Những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng của phƣờng đã từng bƣớc đƣợc xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo. Trên địa bàn có 6 đƣờng phố là: đƣờng phố Khƣơng Trung với chiều dài 1,58 km; đƣờng phố Nguyễn Trãi với chiều dài 2,15 km; đƣờng phố Trƣờng Chinh với chiều dài là 2,58 km; đƣờng phố Hoàng Văn Thái với chiều dài là 1,98 km; đƣờng phố Tô Vĩnh Diện với chiều dài là 1,84 km; đƣờng phố Vƣơng Thừa Vũ với chiều dài là 2,02 km. Tổng chiều dài ngõ xóm toàn phƣờng là 12,15 km. Diện tích đƣờng phố là 30,375 m2. Hệ thống giao thông trên địa bàn đã đƣợc đầu tƣ bê tông hóa 90%.

Phƣờng Khƣơng Trung nằm ven sông Tô Lịch - là đƣờng thoát nƣớc thải chính của khu vực này và cũng là khu vực nảy sinh nhiều vấn đề môi trƣờng, nhƣ: chất thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải làng nghề, ô nhiễm bụi, xả thải ra sông Tô Lịch,… Nhƣ nói trên, dân số phƣờng Khƣơng Trung khá đông với nhiều thành phần xã hội, dân tỉnh lẻ đến nhập cƣ, tạm trú tạm vắng và dân bản địa, nên tình hình quản lý dân cƣ của phƣờng gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài phải sống chung với bụi bẩn trong không khí, ngƣời dân ở đây còn sống chung với ô nhiễm (mùi hôi thối) nghiêm trọng của dòng sông Tô Lịch.

23

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Để làm rõ vấn đề tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng tại phƣờng Khƣơng Trung, cần hiểu rõ đƣợc quyền môi trƣờng là gì; Việt Nam đã làm gì để phát triển quyền trong bảo vệ môi trƣờng nói chung và ở phƣờng Khƣơng Trung nói riêng. Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng tại phƣờng Khƣơng Trung đang diễn ra đến đâu, ngƣời dân của phƣờng đã có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trƣờng,… Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung và khuyến nghị đối với chính sách quốc gia. Cụ thể:

- Đối tƣợng nghiên cứu: Tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng và áp dụng thử ở cấp cơ sở.

- Phạm vi nghiên cứu: phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu đề tài nghiên cứu, học viên đã tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề Quyền và tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng ở cấp cơ sở trên Thế giới và tại Việt Nam.

- Nghiên cứu các đặc trƣng cơ bản của các tổ chức quần chúng - xã hội, các cộng đồng dân cƣ ở phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội và vai trò của họ trong bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng.

- Nghiên cứu, xác định các vấn đề môi trƣờng ƣu tiên bảo vệ ở phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Phân tích khả năng áp dụng tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội (quyền tiếp cận thông tin, quyền đề

24

xuất giải pháp, quyền tham gia giải quyết các vấn đề môi trƣờng, quyền đƣợc nâng cao nhận thức về môi trƣờng,…).

- Đề xuất giải pháp phát huy Quyền của tổ chức quần chúng - xã hội và cộng đồng dân cƣ trong bảo vệ môi trƣờng tại phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp

- Để đánh giá tổng quan tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các sách tham khảo, tài liệu công bố chính thức trên các tạp chí, công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, bao gồm cả tài liệu và thông tin trên báo và mạng internet,... Danh mục các tài liệu thu thập đƣợc và đã tham khảo đƣợc giới thiệu ở phần cuối luận văn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tác giả cũng đã thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế, xã hội, cũng nhƣ sơ bộ về các vấn đề môi trƣờng của địa phƣơng (thành phố Hà Nội, quận Thanh Xuân và phƣờng Khƣơng Trung). Nguồn chính từ các tài liệu đã công bố, xuất bản và báo cáo lƣu trữ tại các cơ quan liên quan thuộc thành phố Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân và phƣờng Khƣơng Trung.

- Cùng với các văn bản pháp quy và quy ƣớc cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích để rút ra những nét đặc trƣng nhất theo các nhóm thông tin liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng

Trên cơ sở phân tích các dữ liệu/ thông tin hiện có, tác giả đã phát hiện các “lỗ hổng” thông tin cần phải điều tra bổ sung ngoài hiện trƣờng tại phƣờng Khƣơng Trung.

Quá trình điều tra tác giả đã sử dụng bảng hỏi (phiếu khảo sát) đã chuẩn bị sẵn nội dung và in sẵn. Bảng hỏi có hai loại với nội dung khác nhau để phỏng vấn

25

hai nhóm đối tƣợng: ngƣời dân và cán bộ quản lý, lãnh đạo của phƣờng. Nội dung cụ thể của bảng hỏi đƣợc giới thiệu trong phụ lục kèm theo phía sau luận văn.

Kết quả tác giả đã sử dụng bảng hỏi để điều tra trực tiếp, thu thập thông tin tại 100 hộ dân của phƣờng Khƣơng Trung, và sử dụng bảng hỏi riêng để phỏng vấn toàn bộ cán bộ quản lý và lãnh đạo phƣờng (chi tiết xem trong Chƣơng 3).

Ngoài bảng hỏi, tác giả còn phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân đƣợc chọn lọc ngẫu nhiên để bổ sung thông tin cho kết quả bảng hỏi.

2.3.3. Phương pháp tham kiến chuyên gia

Đây là phƣơng pháp đơn giản, dễ áp dụng và thƣờng cho thông tin hỗ trợ tốt từ các chuyên gia - những ngƣời am hiểu lý thuyết và thực tiễn về các nội dung nghiên cứu liên quan.

Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu với mục đích tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trƣờng, các cán bộ làm công tác môi trƣờng tại cơ sở, các thầy cô, cán bộ nghiên cứu về chính sách môi trƣờng.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu của đề tài đƣợc tổng hợp từ phƣơng pháp trả lời phỏng vấn qua bảng hỏi phỏng vấn ngƣời dân sống trong phƣờng Khƣơng Trung. Phƣơng pháp phỏng vấn thƣờng tốn thời gian và số liệu thu đƣợc thƣờng mang tính cảm quan và cảm tính. Phƣơng pháp này sẽ dễ bị sai số khi ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời câu hỏi họ muốn làm hài lòng hoặc gây ấn tƣợng, hoặc muốn trả lời nhanh, suôn sẻ.

Số liệu thu thập từ các tài liệu thứ cấp, phiếu khảo sát ngƣời dân và kết quả phỏng vấn chuyên gia đƣợc phân tích, tính toán bằng phần mềm Ms.exel, chuyển đổi các dữ liệu, số liệu sang dạng biểu đồ. Trên cơ sở đó hiểu đƣợc xu thế và so sánh các vấn đề liên quan với nhau để đánh giá các nội dung nghiên cứu theo các mục tiêu đặt ra.

26

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung

Hoạt động kinh tế diễn ra trong phƣờng khá đa dạng. Trên các trục đƣờng đa số là các cửa hàng kinh doanh. Tổng số có khoảng 500 cửa hàng kinh doanh đóng trên địa bàn phƣờng. Phƣờng đƣợc đô thị hóa từ một khu vực vốn làm nông nghiệp, nhƣng đến nay không có hoạt động nông nghiệp trong phƣờng. Ngƣời dân chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh buôn bán và làm trong các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn phƣờng. Tổng số có 15 cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn phƣờng. Những năm gần đây, một số gia đình đã xây dựng nhà cho sinh viên và ngƣời dân ngoại tỉnh thuê và lấy nguồn thu chủ yếu từ hoạt động này.

Phƣờng Khƣơng Trung đang trong quá trình đô thị hóa, nếp sống có nhiều thay đổi nhƣng vẫn chƣa mang “tính chất thành thị” hoàn toàn. Trong phƣờng còn có một số lƣợng dân cƣ lớn từ nơi khác đến tạm trú. Do đó, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phƣờng là một vấn đề bức xúc mà các ngành quản lý quan tâm. Ngoài ra, trên địa bàn phƣờng Khƣơng Trung có 3 chợ nhỏ, lớn nhất là chợ Tạm 892 và 2 chợ cóc. Lƣợng rác thải ở các chợ này có thể quy về cùng lƣợng rác đƣờng phố. Từ đặc điểm cƣ dân trên địa bàn phƣờng đa dạng và phong phú nên có nhiều loại nguồn thải rắn khác nhau. Phân loại các nguồn thải phát sinh và thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phƣờng Khƣơng Trung đƣợc giới thiệu ở bảng 3.1.

27

Bảng 3.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn phƣờng Khƣơng Trung

Nguồn phát sinh chất thải rắn Số lượng Thành phần

Hộ gia đình 4.849 hộ Cành lá rau củ quả, hoa tƣơi, nilon, thức ăn thừa, vỏ chai, đồ hộp, giấy

Cơ sở kinh doanh, cơ quan, công sở

15 cơ sở Nilon, thủy tinh, giấy, bìa cacton

Cửa hàng giải khát 200 cửa hàng Bã chè, hoa quả, vỏ đồ hộp, ống hút, giấy ăn, nilon,…

Cửa hàng ăn 300 cửa hàng Cành lá rau củ quả, thức ăn thừa, giấy ăn, nilon,…

(Nguồn: Báo cáo thống kê của phường Khương Trung, năm 2011)

Tác giả đã tiến hành điều tra xác định khối lƣợng chất thải rắn trên địa bàn phƣờng bằng cách phỏng vấn 100 hộ gia đình và 20 cán bộ quản lý ở phƣờng Khƣơng Trung trong 10 ngày, lấy mẫu chất thải rắn tại 22 hộ gia đình đƣợc chọn ngẫu nhiên trong 100 hộ gia đình trong thời gian 20 ngày liên tiếp. Trong 100 hộ gia đình phỏng vấn đa số là lấy câu trả lời từ các hộ dân cƣ, trong đó có 10 hộ làm kinh doanh, 10 hộ làm cửa hàng ăn, 10 cửa hàng giải khát và 20 hộ có xây dựng nhà trọ cho thuê, còn lại lấy bảng hỏi từ các hộ dân trong tổ dân phố. Số lƣợng 22 hộ dân lấy mẫu chất thải rắn đƣợc chọn ngẫu nhiên với những đối tƣợng khác nhau: 8 hộ gia đình, 5 cơ sở kinh doanh và văn phòng, 4 cửa hàng ăn, 5 cửa hàng giải khát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian lấy mẫu chất thải rắn tại 22 hộ gia đình là từ 17h30 đến 20h hàng ngày (thời gian đổ rác). Mẫu sau khi lấy đƣợc cân theo từng hộ gia đình. Đối với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường tại phường khương trung, thanh xuân, hà nội (Trang 25)