II. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
3.2.2. Đối với công ty
- Vấn đề đầu tiên công ty cần phải giải quyết là nhanh chóng tiêu thụ lượng đường còn tồn kho trong năm 2008 (trên 165 tỷ đồng). Để làm được điều này, công ty cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích người mua như: giảm giá, các hình thức chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại… một mặt tiêu thụ được sản phẩm, mặt khác nhanh chóng thu hồi được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư. Công ty cần chú ý đến công tác bán hàng, quáng cáo sản phẩm đến khách hàng, củng cố hệ thống kênh phân phối hiện tại, mở rộng kênh phân phối mới, tìm kiếm thị trường mới nhằm phát triển trong tương lai.…
- Trong tình trạng khó khăn của công ty hiện nay, công ty nên xem xét lại các hạng mục đầu tư, đặc biệt là đầu tư tài chính ngắn hạn. Vì tình hình suy thoái kinh tế vẫn còn tiếp diễn và diễn biến phức tạp cho nên công ty cần tập trung đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao nhất và ít gặp rủi ro nhất.
- Công ty nên khắc phục rủi ro đầu tư chứng khoán năm 2008 để lại, tại thời điểm này thị trường chứng khoán toàn cầu đang khởi sắc, chỉ số VN- Index đang tăng dần là cơ hội tốt cho việc nhanh chóng khắc phục khoản lỗ từ đầu tư chứng khoán năm 2008. Công ty cần tăng cường khai thông khâu
Chuyên đề Quản trị rủi ro Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
kinh doanh chứng khoán và coi đây là cơ hội nhanh chóng thu lại khoản phải trích dự phòng vừa qua (giá trị dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngăn hạn và dài hạn bao gồm cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu OTC với tổng giá trị là 44,3 tỷ đồng).
- Tăng cường quản lý có hiệu quả trong sản xuất tránh sai hỏng gây lãng phí nguyên vật liệu từ đó tạo cơ sở hạ giá thành sản phẩm…
- Tiếp tục chính sách bao tiêu sản phẩm cho nông dân vùng trồng nguyên liệu mía, mặc dù hiện tại công ty đang gặp khó khăn trong vấn đề giá cả thu mua nhưng xét trong dài hạn thì đây là việc công ty nên chú trọng thực hiện để tránh gặp rủi ro về nguyên liệu mía trong tương lai.
- Hiện tại không chỉ ngành đường mà tất cả các ngành sản xuất kinh doanh khác đều đang gặp nhiều khó khăn, công ty có thể tìm kiếm một lĩnh vực kinh doanh mới có mối quan hệ mật thiết với ngành sản xuất đường, sản xuất các sản phẩm phụ: ván ép từ bã mía, cồn từ rỉ mật... để góp phần giảm giá thành, tăng lợi nhuận, chia sẻ rủi ro. Nếu làm thêm những mặt hàng này, tiêu hao vật tư của nhà máy, giá thành chế biến sẽ giảm, doanh nghiệp càng tăng khả năng cạnh tranh.
- Cùng với các công ty khác trong ngành đường kiến nghị chính phủ có những hỗ trợ thích hợp như hoãn việc giảm thuế nhập khẩu đường trong một thời gian tới, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng nhập lậu đường …Hoặc có thể thành lập một tổ chức mang tính "tập đoàn" để tăng khă năng cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.
- Đối với bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực: Công ty nên tuyển dụng bổ sung, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản trị các cấp phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới; củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn hoạt động phù hợp với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Chuyên đề Quản trị rủi ro Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
- Công ty phải nhận dạng, đo lường rủi ro có thể gặp phải để từ đó có các giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Việc nhận dạng, đo lường rủi ro không phải dễ dàng Công ty Cổ phần đường Biên Hòa cần có đội ngũ phụ trách nhiệm vụ này để đảm bảo chất lượng công việc quản trị rủi ro tốt nhất.
Chuyên đề Quản trị rủi ro Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
1. Bài giảng quản trị rủi ro - Hoàng Thị Diệu Thúy
2. Quản trị rủi ro và khủng hoảng - Đoàn Thị Hồng Vân (2002) 3. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp - Nguyễn Thị Quy (2008) 4. Các website:
- http://www.google.com - ...
Chuyên đề Quản trị rủi ro Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
MỤC LỤC ***
PHẦN I: MỞ ĐẦU...1
1.1. Lý do chọn đề tài...1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...2
1.3. Phương pháp nghiên cứu...2
1.4. Đối tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu...2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...3
1.1.2. Nhận dạng, nguyên nhân và đánh giá rủi ro...4
1.1.2.1. Nhận dạng rủi ro...5
1.1.2.3. Đánh giá rủi ro...5
1.1.2.2. Nguyên nhân xảy ra rủi ro...6
1.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro...6
1.2. Cơ sở thực tiễn...8
1.2.1. Các loại rủi ro thường gặp trong ngành sản xuất đường...8
1.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong các nhà máy đường...8
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA...9
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA...9
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần đường Biên Hòa...9
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty...11
2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty...12
2.1.4. Tình hình nguồn vốn và cơ cấu tài sản của công ty...13
Chuyên đề Quản trị rủi ro Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
2.1.4.2. Đánh giá về tài sản của doanh nghiệp qua 3 năm...14
2.1.5. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...17
II. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY...22
2.2.1. Nhận dạng rủi ro...22
2.2.1.1. Rủi ro về kinh tế...22
2.2.1.1.1. Rủi ro về lãi suất...22
2.2.1.1.2. Rủi ro do biến động thị trường chứng khoán...23
2.2.1.2. Rủi ro về nguyên vật liệu...24
2.2.1.2.1. Rủi ro về sự phụ thuộc nguyên vật liệu...24
2.2.1.2.2. Rủi ro về giá nguyên vật liệu...25
2.2.1.3. Rủi ro về pháp luật...25
2.2.1.4. Rủi ro về giá đường...26
2.2.1.5. Rủi ro do môi trường tự nhiên...28
2.2.2. Đánh giá, đo lường rủi ro...28
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP...32
2.3.1. Định hướng phát triển...32
2.3.1.1. Tầm nhìn và quan điểm phát triển...32
2.3.1.2. Định hướng phát triển...32
2.3.2. Giải pháp...33
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...35
3.1. Kết luận...35
3.2. Kiến nghị...36
3.2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương...36