Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nag cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tiên Lữ giai đoạn 2008 – 2012. (Trang 61)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN LỮ

3.4.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất cần phải có sự phối hợp đồng bộ của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Lữ nói riêng, chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Trong đó Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách sau:

về quy trình tín dụng, giải pháp phòng ngừa rủi ro trong tín dụng.

Cần phải xây dựng được phương pháp phân loại khách hàng phù hợp với đặc điểm công tác tín dụng của Ngân hàng, bám sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tài chính và phi tài chính.

Đề nghị NHNN trình Chính phủ có lộ trình xây dựng Luật Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố thay cho Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005 về phòng, chống rửa tiền.

NHNN cần kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt các quy định về truyền dẫn thông tin, bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn thông tin; đây là nhân tố quan trọng mang lại giá trị của thông tin.

NHNN Việt Nam cần tăng cường hợp tác với ngân hàng thế giới (WB) và các tổ chức tín dụng quốc tế khác để tiếp thu phương pháp quản lý và hệ thống công nghệ mới trong ngân hàng. Cách thức, quy trình quản lý tín dụng an toàn, hiệu quả và xử lí rủi ro tín dụng. Tuy nhiên nền công nghệ hiện nay trên thế giới vô cùng tiên tiến, trong khi công nghệ ở nước ta vẫn còn khá lạc hậu, vì vậy đây là một thách thức vô cùng khó khăn đối với NHNN. Nhưng nếu thực hiện được sẽ giúp cho nền công nghệ Ngân hàng ở nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới.

Điều chỉnh tỷ lệ lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn linh hoạt với từng điều kiện kinh tế nhằm giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng mà vẫn đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế huyện Tiên Lữ nói riêng. Trong những năm qua, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Lữ đã đóng góp một phần to lớn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng, ngành, theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần tạo sự phát triển vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, đảm bảo an ninh lương thực, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo; giúp khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Các mặt hàng nông sản chủ đạo của huyện Tiên lữ như hạt sen, long nhãn, vải thiều sấy khô; hay các mặt hàng thủ công mĩ nghệ đã và đang được ưa chuộng trên thị trường thị trường quốc tế

Không dừng ở đó, hoạt động tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Lữ còn tạo điều kiện cho hàng triệu lượt hộ sản xuất và các đối tượng khách hàng khác ở nông thôn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Các hộ nông dân, hộ sản xuất thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh, bình đẳng đối với các đối tượng khách hàng khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều người nhờ nguồn vốn vay ngân hàng đã thoát nghèo và làm giàu bằng chính các sản phẩm nông nghiệp trên quê hương mình. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.

Tiếp tục mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Tiên Lữ đã đề ra đòi hỏi phải có sự cố gắng lỗ lực của các cấp và ban ngành đoàn thể. Trong đó, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Lữ cần có những biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Tạo điều kiện cho hộ dân được vay vốn Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng đủ về số lượng và chất lượng, phối hợp cùng với các cấp chính quyền địa phương thực hiện tốt công

tác tín dụng; đảm bảo an toàn, hiệu quả cho Ngân hàng và hộ vay vốn. Bên cạnh đó cũng cần có sự giúp đỡ của Chính phủ, NHNN tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho Ngân hàng về môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý.

Việc thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, thường xuyên chắc chắn sẽ giúp kinh tế hộ ngày càng phát triển, mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, phát huy tiềm năng kinh tế; tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản suất đối với NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Lữ nói riêng là thật sự cần thiết và cấp bách cần phải làm hiện nay. Từ những kiến thức bổ ích em được nhận từ các thầy cô giáo và thực tế thực tập tại Ngân hàng ở địa phương em đã viết Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ

sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Lữ”. Nhờ sự giúp đỡ chỉ

dạy tận tình của các thầy, các cô giáo; Ban lãnh đạo, các cô, các chú là cán bộ NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Lữ; đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của ThS Trần Thị Hải An mà em đã hoàn thành bài báo cáo này. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo giúp đỡ em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nag cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tiên Lữ giai đoạn 2008 – 2012. (Trang 61)