NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN LỮ
2.1.2.3 Vai trò của tín dụng Ngân Hàng đối với kinh tế hộ sản xuất
Nước ta là nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp, vì vậy, nông nghiệp - nông thôn - nông dân chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển nông nghiệp nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ có tính chiến lược.
Nhận thức được vai trò quan trọng của tín dụng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế hộ sản xuất nói riêng, Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg là chính sách cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, khơi thông nguồn vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Một là, tín dụng Ngân Hàng đã tạo điều kiện cho hàng chục triệu lượt hộ sản xuất và các đối tượng khách hàng khác ở nông thôn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Các hộ nông dân, hộ sản xuất thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh, bình đẳng đối với các đối tượng khách hàng khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều người nhờ nguồn vốn vay ngân hàng đã
thoát nghèo và làm giàu bằng chính các sản phẩm nông nghiệp trên quê hương mình. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Hai là, tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn đã thực sự làm
thay đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế các vùng, ngành, theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần tạo sự phát triển vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Ba là, tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn tập trung sản xuất của tín dụng Ngân hàng đã thực hiện ở mức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ.
Bằng cách tập trung vào vốn kinh doanh giúp cho hộ có điều kiện mở rộng sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và đồng thời ngân hàng cũng đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng.
Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, Ngân hàng quan tâm đến nguồn vốn đã huy động được để cho hộ sản xuất vay. Vì vậy Ngân hàng sẽ thúc đẩy các hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho sản xuất và lưu thông. Trên cơ sở đóhộ sản xuất phải niết tập trung vốn như thế nào để sản xuất góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.
Bốn là, tín dụng Ngân Hàng tạo điều kiện phát huy các nghành nghề truyền thống, nghành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động. Việt nam là một nước có nhiều ngành nghề truyền thống, nhưng chưa
được quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa thì chúng ta cũng cần phải quan tâm đến ngành nghề truyền thống có khả năng đạt hiệu quả kinh tế,
đặc biệt trong quá trính công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính là phát huy được nội lực của kinh tế hộ và tín dụng Ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ thu hút những ngành nghề mới, giải qyết việc làm cho người lao động. Góp phần phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch ở thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.