Một số giải pháp đối với các thư viện trường Đại học

Một phần của tài liệu Việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu và biên mục tại các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 59)

6. B ốc ục của bài khóa luận

3.2 Một số giải pháp đối với các thư viện trường Đại học

Nâng cao trình độ nghiệp vụ TV thông tin và nhận thức cho cán bộ

TV: Trong thực tế, yếu tốcon người luôn là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả và chất lượng của bất cứ hoạt động nào trong xã hội. Trong TV

người cán bộ TV là linh hồn của TV, yếu tố vận hành các yếu tố khác trong TV. Công tác xử lí tài liệu và biên mục chỉ có thể chuẩn xác khi người cán bộ

TV tham gia trực tiếp vào quá trình xử lí tài liệu và biên mục có nhận thức

đầy đủ và thực sự quan tâm đến việc chuẩn hoá công tác xử lí tài liệu và biên mục. Việc ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tế, công nghệ thông tin trong các hoạt động của TV đòi hỏi người cán bộ TV nói chung phải cập nhật và hoàn thiện những năng lực mới như: có kiến thức về tin học, về trình độ

ngoại ngữ; có khảnăng đánh giá các phần mềm và trang thiết bị; xây dựng, sử

dụng và kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn mô tả thư mục, phân loại, định từ khoá, format, sử dụng các mục lục tựđộng hóa,…

Ngoài việc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về các chuẩn nghiệp vụ

thì các cán bộ TV các trường Đại học cũng cần phải được tham quan, học hỏi các TV bạn khác cả trong và ngoài nước nhiều hơn. Từ đó rút ra cách làm hay, phương pháp tốt nhất để áp dụng tại TV của mình.

Các TV, trung tâm thông tin trường Đại học cần thống nhất áp dụng và hoàn thiện các chuẩn nghiệp vụ trong xử lí tài liệu và biên mục. Đối với TV, trung tâm thông tin áp dụng nhiều khung phân loại khác nhau trong công tác phân loại tài liệu thì nên thống nhất sử dụng một khung phân loại.

Tăng cường tuyên truyền về lợi ích của các chuẩn nghiệp vụ và phổ

biến, thúc đẩy hoạt động áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong lĩnh vực TV thông tin tại các trường Đại học: bên cạnh việc tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi

dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện thông tin, thì việc tuyên truyền, phổ

biến sự hiện diện của các chuẩn nghiệp vụ cũng là một việc làm rất cần thiết. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp giáo dục ý thức áp dụng các chuẩn cho cán bộ TV-TT. Ý thức áp dụng các chuẩn trước hết cần được thể hiện ở các cán bộ lãnh đạo các TV, trung tâm thông tin, bởi chính họ là những người quyết định trong việc có áp dụng chuẩn vào các công đoạn của dây chuyền hoạt động thư viện thông tin tại cơ quan mình hay không.

Ban lãnh đạo các trường Đại học cần quan tâm và ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt đặc biệt là về kinh phí cho TV tham gia vào các hoạt

động TV đặc biệt là hoạt động tập huấn nghiệp vụ. Vì đây là một quyền lợi

chính đáng và mang lại lợi ích thiết thực cho chính TV trong quá trình hội nhập, chuẩn hóa và phát triển.

Phát huy vai trò của các Liên hiệp TV trường đại học, đặc biệt là Liên hiệp TV các trường Đại học khu vực phía Bắc phải có sự quan tâm, tăng

cường hơn nữa các hoạt động của Liên hiệp nhằm thúc đẩy hoạt động áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tại các TV, TTTT các trường ĐH.

KT LUN

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các trường Đại học thì TV các

trường Đại học càng ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp giáo dục

Đại học của nước nhà. Trong thời đại hoà nhập toàn cầu hiện nay, sự phát triển kinh tế, xã hội, và khoa học kỹ thuật của tất cả các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đều cần được cung cấp đúng, đủ và kịp thời lượng thông tin cần thiết. Thông tin đang là mạch máu duy trì sự sống và là một trong những nguồn lực quyết định sức mạnh của đất nước. Như vậy, không chỉ thu thập thông tin mà TV tại các trường Đại học còn phải xử lý các dạng thông tin

theo hướng tích cực, giúp độc giả tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất, thoả

mãn yêu cầu ngày càng cao của người dùng tin.

“Chuẩn hoá để hội nhập nhằm mục đích phát triển thư viện, hay muốn phát triển thư viện thì phải hội nhập, muốn hội nhập thì phải chuẩn hoá”. Chuẩn hoá trong hoạt động TV nói chung và chuẩn hoá trong công tác xử lí tài liệu và biên mục tại TV các trường Đại học nói riêng có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược góp phần và đảm bảo cho sự nghiệp TV ở Việt Nam đặc biệt là hệ thống TV các trường Đại học có thể phát triển ổn định và bền vững. Song song với những tiến bộ vượt bậc về

công tác tổ chức, mà tiêu biểu là sự ra đời của pháp lệnh TV và Hội TV Việt Nam, Liên hiệp TV các trường Đại học phía Bắc, việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ sẽ giúp TV các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội nhanh chóng có

bước phát triển vượt bậc, vị thế trên trường quốc tế sẽ được nâng cao, mục tiêu “thống nhất, chuẩn hoá, chia sẻ và hội nhập” của sự nghiệp TV nước nhà

Danh mc tài liu tham kho

1. Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch(2008), Hội nghị TV các trường Đại học, cao đẳng lần thứ nhất, Đà Nẵng, nxb Đà Nẵng.

2. Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch(2008), Tổng kết 8 năm thực hiện pháp lệnh TV và bàn giải pháp áp dụng các chuẩn nghiệp vụ TV: Tài liệu hội nghị hội thảo, Hà Nội, VHTT.

3. Đoàn Phan Tân (2001),Thông tin học: giáo trình dành cho sinh viên ngành TV-thông tin và quản trịthông tin, H, ĐHQGHN.

4. Lê Văn Viết(2000), Cẩm nang nghề TV, Hà Nội, VHTT.

5. Nguyễn Minh Hiệp(2008), “10 năm giảng dạy và quảng bá DDC 1998 – 2008”, Tạp chí TV, Hà Nội, số 2(14), tr.35-38.

6. Nguyễn Thị Tuyết Nga (1992), Mô tả tài liệu TV: giáo trình, Hà Nội,

Đại học Văn hóa Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Hành(2006), “Áp dụng MARC21 ở một số TV Đại học Việt Nam”, Thông tin & Tư liệu, số 2, tr.20-23.

8. Phạm Thế Khang(2008), “Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tếở Việt Nam”, Tạp chí TV, số 3(15), tr.24-31.

9. Phan Huy Quế(2000), “Hoạt động tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực thông

tin tư liệu”, Thông tin & tư liệu, số 4, tr.19-23.

10.TV Quốc gia Việt Nam(2005), Bộ từ khoá, H, TVQGVN.

11.TV Quốc gia Việt Nam(2006), Khung phân loại thập phân Deywey rút gọn( ấn bản 14), H, TVQGVN.

12.Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia(2001), Từ điển từ khoá khoa học và công nghệ, Hà Nội, Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia.

13.Viện Thông tin Khoa học Xã hội(2005), Bộ từ khoá khoa học xã hội và

nhân văn, H, Viện Thông tin Khoa học Xã hội.

14.Vũ Dương Thuý Ngà(2008), “Đểhướng tới sự chuẩn hoá trong công tác

định từ khoá và định chủ đề tài liệu ở Việt Nam”, Tạp chí TV, số

3(15).- tr.3-7.

15.Vũ Dương Thuý Ngà(2005), Phân loại tài liệu: giáo trình, H, VHTT. 16.Vũ Văn Sơn(2000), Biên mục mô tả: giáo trình, H, ĐHQGHN.

17.Vũ Văn Sơn(2002), “Quy tắc biên mục Anh – Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục ở Việt Nam”, Thông tin & tư liệu, số 3, tr.13-18.

18.Võ Công Nam(2003), “Vấn đề lựa chọn dạng thức biên mục đọc máy để

xây dựng bộ máy tra cứu của TV Việt Nam”, Thông tin & Tư liệu, Hà Nội, số 4, tr.10-14.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘVĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGA

VIC ÁP DNG CÁC CHUN NGHIP V TRONG X LÝ TÀI LIU VÀ BIÊN MC TẠI CÁC THƯ

VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NI

PHỤ LỤC KHÓA LUẬN

HÀ NỘI – 2009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGA

VIC ÁP DNG CÁC CHUN NGHIP V TRONG X LÝ TÀI LIU VÀ BIÊN MC TẠI CÁC THƯ

VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NI

PHỤ LỤC KHÓA LUẬN

Bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ thư viện.

Để góp phần cho việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong công tác xử lí tài liệu và biên mục tại thư viện các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội được tốt hơn, mong anh (chị) vui lòng cho tôi biết một số thông tin sau:

1. Hiện nay thư viện của anh (chị) sử dụng quy tắc mô tả thư mục nào? ISBD hay AACR2? Nếu là AACR2 thì áp dụng từ khi nào?

2. Thư viện của anh (chị) sử dụng bảng phân loại nào trong công tác phân loại tài liệu? Những khó khăn thư viện gặp phải trong công tác phân loại hiện nay?

3. Hiện nay thư viện của anh (chị) có tiến hành định chủ đề cho tài liệu không?

Nếu có, thư viện có sử dụng chuẩn nào trong công tác định chủ đề

không?

4. Hiện nay thư viện của anh (chị) định từ khoá cho tài liệu, thư viện có sử dụng bộ từ khoá có kiểm soát không? Đó là bộ từ khoá nào?

Thuận lợi và khó khăn trong công tác định từ khoá hiện nay của thư

viện?

5. Hiện nay trong khâu tóm tắt tài liệu, thư viện tiến hành áp dụng cho dạng tài liệu nào?

Khi thực hiện tóm tắt, thư viện có đặt ra quy định nào không?

6. Hiện nay thư viện của anh (chị) có sử dụng hệ thống mục lục truyền thống không?

Nếu có, thư viện tổ chức loại mục lục gi? Theo quan sát của anh (chị)

7. Công tác biên mục đọc máy của thư viện anh (chị) có theo tiêu chuẩn MARC21 hay không? Hay theo tiêu chuẩn nào khác? Công tác biên mục theo MARC21 áp dụng từ bao giờ?

Một phần của tài liệu Việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu và biên mục tại các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)