Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu và biên mục tại các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 55)

6. B ốc ục của bài khóa luận

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm của các chuẩn nghiệp vụ được Bộ VHTT – DL khuyến cáo nên áp dụng thì cũng tồn tại một số vấn đềnhư sau:

-Trong công tác mô tả tài liệu: Mặc dù giữa AACR2 và ISBD không có sự cách biệt là mấy, đồng thời đã có văn bản chỉ đạo của Bộ VHTT – DL, TVQG Việt Nam song vẫn có TV còn sử dụng quy tắc mô tả ISBD là TTTT –

TV trường Đại học Văn hoá Hà Nội và TV trường Đại học Y Hà Nội. Lý do còn tồn tại vấn đề này là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng vì sự không thống nhất trong sử dụng các quy tắc mô tả nên việc trình bày nội dung các

trường chưa thống nhất (Ví dụ: giữa họ và tên tác giả Việt Nam có dấu phảy hay không có dấu phảy?).

- Trong công tác phân loại tài liệu: Nhiều TV vẫn sử dụng các bảng phân loại khác nhau, chưa có sựđồng nhất khung phân loại. Điều này cản trở

việc chia sẻ nguồn tin giữa các TV với nhau.

DDC là khung phân loại mới, các TV Việt Nam chưa áp dụng rộng rãi nên việc đánh giá chất lượng và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình sử

dụng khung phân loại này hiện vẫn chưa có được triển khai sâu sắc. Đồng thời đây cũng là khung phân loại có ngôn ngữ từ Hoa Kỳ nên có những điểm

không tương thích đối với Việt Nam. Ví dụ: mục pháp luật, văn hoá, chính

trị,…đặc biệt là những vấn đề liên quan tới Chủ nghĩa Mác - Lênin

Riêng ấn bản rút gọn DDC 14 – đây là ấn bản chỉ sự dụng cho các loại TV cỡ nhỏ (từ 20.000 bản sách trở xuống) nên ở một số lớp, chỉ số phân loại

không được phân chia chi tiết mà thường để mức độ khái quát “Bao gồm cả” trong chỉ số phân loại nên khi phân loại các TV lớn thường gặp khó khăn khi định ký hiệu.

Trong khung phân loại cách hướng dẫn phân loại còn chỉ dẫn quá nhiều và phức tạp; cách ghép còn nhiều khó khăn giữa các môn loại chính và các bảng phụnên gây khó khăn cho người làm công tác xử lí.

Ngoài ra, do chỉđược tập huấn tại các lớp nghiệp vụ ngắn ngày mà chủ

yếu là trên lý thuyết với những tài liệu điển hình nên thực tế khi về áp dụng tại TV mình vẫn còn có những vấn đề chưa làm được. Vì vậy có trường hợp cùng một tài liệu nhưng mỗi TV lại có thể có cách phân loại khác nhau.

Trên thực tế, phải thừa nhận rằng, trước đây ngành TV của chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng từ nền TV của Liên Xô cũ. Điều này tác động rất lớn

đến vấn đề nhận thức sử dụng khung phân loại. Người ta thường khó chấp nhận một khung phân loại hoàn toàn theo Mỹ trong khi BBK vẫn được đánh giá là một khung phân loại có giá trị cao không những về mặt tư tưởng mà còn về khía cạnh khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Ngoài ra, không ít

người cảm thấy hết sức quen thuộc với bảng phân loại 19 lớp (được dịch từấn bản tiếng Nga và được Việt Nam cải biên). Đây cũng chính là lý do mà nhiều TV trường Đại học hiện nay vẫn lựa chọn BBK mà không lựa chọn DDC.

- Trong công tác định chủ đề và định từ khoá: Nhiều TV còn tiến hành

định chủ đề và định từ khoá một cách tự do. Điều này gây nên tình trạng nhiễu tin khiến bạn đọc khó khăn trong việc tìm tài liệu. Đối với các Bộ từ

khoá, từ điển từ khoá các TV sử dụng thì chưa có sự điều chỉnh, cập nhật

thường xuyên. Ngoài ra, do chưa có sự thống nhất về quy định chính tả nên các TV vẫn sử dụng chưa thống nhất y và i: quy tắc, qui tắc; kỹ thuật, kĩ

thuật,…

- Trong công tác biên mục: Việc áp dụng MARC21 vẫn tồn tại nhiều

vướng mắc. Chẳng hạn, mặc dù đã có hai bộ tài liệu chính thức bằng tiếng Việt về MARC21, song cả hai tài liệu này quá đồ sộ nên việc sử dụng các tài liệu này trong tác nghiệp hàng ngày rất khó và không cụ thểđối với từng TV,

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC CHUẨN NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC XỬ

Một phần của tài liệu Việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu và biên mục tại các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)