Các loại sự kiện trong mô hình Funcs-COKB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình COKB thu hẹp và giải quyết vấn đề trên thành phần tri thức hàm (Trang 38)

(6)Kế thừa từ mô hình COKB, trong mô hình Funcs-COKB, ta có 11 loại sự kiện

như sau:

a. Sự kiện loại 1: Sự kiện thông tin về loại của đối tượng.

Cấu trúc của sự kiện: [<tên_đối_tượng>, <“loại_đối_tượng”>]; Ví dụ 3.1: [d, “DUONGTHANG”]; [M, “DIEM”];

b. Sự kiện loại 2: Sự kiện về tính xác định của một đối tượng hay của một thuộc

tính của đối tượng. Cấu trúc của sự kiện:

<tên_đối_tượng>[đối_số]; hoặc

<tên_đối_tượng>[đối_số].<tên_thuộc_tính>; Ví dụ 3.2: DOAN[A,B]; TAMGIAC[A,B,C].S;

c. Sự kiện loại 3: Sự kiện về tính xác định của một đối tượng hay của một thuộc

tính của đối tượng thông qua biểu thức hằng. Cấu trúc của sự kiện:

36

<tên_đối_tượng>[đối_số] = <biểu_thức_hằng>; hoặc

<tên_đối_tượng>[đối_số].<tên_thuộc_tính> = <biểu_thức_hằng>;

Ví dụ 3.3: DOAN[A,B] = 10 cm; TAMGIAC[A,B,C].S = 15 cm2

d. Sự kiện loại 4: Sự kiện về sự bằng nhau của một đối tượng hay một thuộc tính

của đối tượng với một đối tượng hay một thuộc tính khác. Cấu trúc của sự kiện:

<tên_đối_tượng>[đối_số] = <tên_đối_tượng>[đối_số]; hoặc

<tên_đối_tượng>[đối_số].<thuộc_tính> = <tên_đối_tượng>[đối_số].<thuộc_tính>; Ví dụ 3.4: DOAN[A,B] = DOAN[B,A];

TAMGIAC[A,B,C].S = TAMGIAC[M,N,P].S;

e. Sự kiện loại 5: Sự kiện về sự phụ thuộc giữa các loại đối tượng và các thuộc

tính của đối tượng thông qua một công thức tính toán hay một đẳng thức theo các đối tượng hoặc các thuộc tính.

Cấu trúc của sự kiện:

<tên_đối_tượng>[đối_số] = <biểu thức theo các đối tượng khác>; hoặc

<tên_đối_tượng>[đối_số].<thuộc_tính> = <biểu thức theo các thuộc tính khác>; Ví dụ 3.5: DOAN[A,B] = DOAN[A,M] + DOAN[M,B];

TAMGIAC[A,B,C].S = 2 * TAMGIAC[M,N,P].S;

f. Sự kiện loại 6: Sự kiện về một quan hệ trên các đối tượng hay trên các thuộc

tính của đối tượng. Cấu trúc của sự kiện:

[<“tên_quan_hệ”>,<tên_đối_tượng1>,<tên_đối_tượng2>]; hoặc

[<“tên_quan_hệ”>,<tên_đối_tượng1><tên_thuộc_tính>,<tên_đối_tượng2>.<tên_th uộc_tính];

Ví dụ 3.6: [“THUOC”,M,d];

[“SSONG”,TAMGIAC[A,B,C].a,TAMGIAC[M,N,P].b];

g. Sự kiện loại 7: Sự kiện về tính xác định của một hàm.

Cấu trúc của sự kiện: <tên_hàm>(<đối_số1>,<đối_số2>…); Ví dụ 3.7: KHOANGCACH(A,B); GIAODIEM(d1, d2);

h. Sự kiện loại 8: Sự kiện về tính xác định của một hàm thông qua một biểu thức

37

Cấu trúc sự kiện: <tên_hàm>(<đối_số1>,<đối_số2>…)=<biểu_thức_hằng>; Ví dụ 3.8: KHOANGCACH(A,B) = 5;

i. Sự kiện loại 9: Sự kiện về sự bằng nhau giữa một đối tượng với một hàm.

Cấu trúc sự kiện:

<tên_đối_tượng>=<tên_hàm>(<đối_số1>,<đối_số2>…);

Ví dụ 3.9: M = TRUNGDIEM(A,B); A = GIAODIEM(d1, d2);

j. Sự kiện loại 10: Sự kiện về sự bằng nhau giữa một hàm với một hàm khác.

Cấu trúc của sự kiện:

<tên_hàm>(<đối_số1>,<đối_số2>…) = <tên_hàm>(<đối_số1>,<đối_số2>…); Ví dụ 3.10: KHOANGCACH(A,B) = KHOANGCACH(A, d);

k. Sự kiện loại 11: Sự kiện về sự phụ thuộc của một hàm theo các hàm hay các

đối tượng khác thông qua một công thức tính toán. Cấu trúc của sự kiện:

<tên_hàm>(<đối_số1>,<đối_số2>…) = <biểu thức các hàm hay đối tượng>; Ví dụ 3.11:

KHOANGCACH(A,B) = KHOANGCACH(A,M) + KHOANGCACH(M,B); Ta nhận thấy rằng: Năm loại sự kiện cuối cùng từ sự kiện loại 7 đến sự kiện loại 11 là 5 loại sự kiện liên quan đến thành phần tri thức hàm. Đây là năm sự kiện mà ta sẽ làm rõ trong đề tài này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình COKB thu hẹp và giải quyết vấn đề trên thành phần tri thức hàm (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)