Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý GDVHƢX cho HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 79)

, tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.2.Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý GDVHƢX cho HS

a) Mục tiêu biện pháp

Nhằm xây dựng đƣợc kế hoạch chung - Kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trƣờng và kế hoạch riêng GD VHƢX cho HS một cách cụ thể theo từng học kỳ, tháng chủ điểm trong năm học. Các lực lƣợng tham gia GD VHƢX thấy rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong các bản kế hoạch thì bản kế hoạch mới đƣợc sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan thì khi đó nó có tính khả thi và đạt hiệu quả.

b) Nội dung biện pháp

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về hoạch phát triển nhà trƣờng, kế giáo dục toàn diện của nhà trƣờng, phải cụ thể hóa các mặt hoạt động quản lý GD VHƢX cho HS. Nội dung của kế hoạch phải xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác GD VHƢX, các phƣơng pháp, hình thức GD VHƢX, các lực lƣợng

70

tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, điều kiện vật chất phục vụ công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia GD VHƢX cho HS vào từng thời gian cụ thể trong năm học.

c) Cách tiến hành biện pháp

Ngay đầu năm học, Hiệu trƣởng cùng với sự trợ giúp của các Phó Hiệu trƣởng phải xây dựng kế hoạch quản lý GD VHƢX cho HS toàn trƣờng, đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục toàn diện trong trƣờng THPT.

Nhà trƣờng thành lập ban chỉ đạo do đồng chí Hiệu trƣởng làm trƣởng ban, các thành viên: Phó hiệu trƣởng là phó Ban thƣờng trực, Bí thƣ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, Ban đại diện CMHS. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, chỉ đạo chƣơng trình, tổ chức các hoạt động và phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài trƣờng để cùng giáo dục GD VHƢX cho HS.

Đƣa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan, tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nội dung GD VHƢX, vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm trong năm, kỷ niệm các ngày lễ lớn… các điều kiện vật chất và khả năng thực hiện đƣợc của HS và các lực lƣợng giáo dục tham gia tổ chức GD VHƢX cho HS.

Việc kế hoạch hóa cho từng học kỳ, tháng, tuần, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Các tổ chức Đảng, Chính quyền cần phải có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở kế hoạch của nhà trƣờng, các tổ chức cá nhân cùng xây dựng kế hoạch cho mình.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, các tổ chức, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm tình hình chung của nhà trƣờng và của mình, từ đó xây dựng

71

bản kế hoạch hoạt động sát thực tế. Phân công công việc phải đảm bảo sự hợp lý, cụ thể, tránh chồng chéo và mọi ngƣời nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia GD

VHƢX cho HS

a) Mục tiêu biện pháp

Nhằm nâng cao nghiệp vụ và uy tín cho đội ngũ quản lý tham gia GD VHƢX. Bởi nghiệp vụ chuyên môn, uy tín cán bộ có tác động rất lớn đến chất lƣợng công việc. Trong trƣờng THPT các lực lƣợng tham gia GD VHƢX cho HS gồm: Hiệu trƣởng, các Phó hiệu trƣởng, các tổ trƣởng, các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Ban đại diện CMHS.

b) Nội dung biện pháp

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, nghiệp vụ quản lý. Nâng cao khả năng lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các kế hoạch.

- Nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các lực lƣợng. - Đƣa ra và sử dụng các biện pháp quản lý một cách hiệu quả.

- Có khả năng tổ chức, phát huy hiệu quả các nguồn lực của nhà trƣờng. - Phát huy tính tự học, sáng tạo của các cá nhân.

c) Cách tiến hành biện pháp

- Lập kế hoạch bồi dƣỡng cán bộ quản lý dựa trên năng lực và các tiêu chuẩn sau:

+ Cán bộ quản lý xứng đáng đại diện cho chính quyền nắm vững và thực hiện tốt các quy chế về GD và ĐT.

+ Đảm đƣơng nhiệm vụ, củng cố, phát triển và điều hành tổ chức nhân lực thực hiện nhiệm vụ.

+ Cán bộ quản lý tự chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc HĐGD nhà trƣờng.

- Cử cán bộ quản lý tham gia các lớp nghiệp vụ do cấp trên tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ đi học các lớp đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về Chiến lƣợc phát triển giáo dục đặc biệt áp dụng cho THPT.

- Phát huy tính dân chủ trong quản lý và đề cao tính chịu trách nhiệm cho các cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để giúp họ thực thi nhiệm vụ và quyền hạn.

- Mở lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng hoạt động, kinh nghiệm GDVHƢX cho HS, cho cán bộ Đoàn và GVCN, GV bộ môn.

- Bồi dƣỡng cán bộ trẻ có năng lực đào tạo họ thành đội ngũ kế cận, cán bộ dự nguồn trong tƣơng lai.

Biện pháp này về mặt bản chất là nói tới hoạt động của Hiệu trƣởng và đội ngũ giúp việc. Bản thân ngƣời Hiệu trƣởng và đội ngũ cán bộ cốt cán phải thực hiện đƣợc sự chủ động giải quyết các công việc trong thực tiễn đa dạng, nhiều chiều và phức tạp. Ngoài những năng lực và phẩm chất, phải xây dựng đội ngũ CBQL phải có tấm lòng nhân hậu, vị tha, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Ngƣời quản lý phải tận tụy, năng động, tìm tòi sự sáng tạo, lắng nghe ý kiến tập thể có nhạy cảm quản lý nhƣng phải có tính quyết đoán. Để quản lý tốt ngƣời Hiệu trƣởng và đội ngũ CBQL phải có chuyên môn nghiệp vụ và nhân cách tốt. Nghiệp vụ cao và nhân cách tốt của đội ngũ CBQL trong nhà trƣờng là một động lực thúc đẩy những giá trị tốt đẹp ở mỗi con ngƣời trong tập thể từ đó tạo sức mạnh tổng hợp giúp nhà trƣờng đạt mục tiêu đề ra.

d) Các điều kiện thực hiện

- Bản thân ngƣời Hiệu trƣởng phải hoàn thiện mình và rèn luyện tốt sự định hƣớng của nhà Lãnh đạo và sự nhạy cảm của nhà Quản lý.

- Xây dựng kế hoạch sự bồi dƣỡng và đào tạo cán bộ trẻ. Hội thảo nâng cao năng lực quản lý (Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp, bồi dƣỡng kiến thức GD VHƢX cho cán bộ, giáo viên).

- Tạo điều kiện về tài chính và thời gian hợp lý cho việc nâng cao nghiệp và kích thích sự hăng say công việc của cán bộ.

73

- Mỗi cá nhân luôn phải xác định luôn tự học nâng cao chuyên môn,nghiệp vụ.

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia quản lý GD VHƯX cho học sinh

a) Mục tiêu biện pháp

Tạo sự thống nhất cao giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng về GD VHƢX cho HS, phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng của các lực lƣợng xã hội trong việc GD VHƢX cho học sinh nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

b) Nội dung biện pháp

Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh gồm:

- Tăng cƣờng phối hợp các tổ chức, thành viên trong nhà trƣờng, tạo sự thống nhất từ mục đích, nội dung, phƣơng pháp hình thức thực hiện đến đánh giá đạo đức trong đó có đánh giá văn hoá ứng xử của học sinh. Phân công và chỉ rõ vai trò nhiệm vụ từng tập thể, cá nhân.

- Tăng cƣờng phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức chính quyền, xã hội… trong chỉ đạo quản lý và giáo dục đạo đức, GD VHƢX cho học sinh.

c) Cách tiến hành biện pháp

* Phối hợp các lực lượng trong nhà trường.

Quán triệt mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp quản lý giáo GD VHƢX phân công rõ trách nhiệm của tập thể, từng thành viên:

- Hiệu trưởng:

+ Chịu trách nhiệm chính, tiếp thu các văn bản, hƣớng dẫn của cấp trên để xây dựng các kế hoạch thực hiện.

+ Chỉ đạo chung mọi hoạt động nhằm khai thác hiệu quả GD VHƢX. + Tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục, thực hiện nhiệm cụ giáo dục chung trong Nhà trƣờng và GD VHƢX nói riêng.

74

- Phó Hiệu trưởng: (Phụ trách trực tiếp GD VHƢX) giúp Hiệu trƣởng

theo dõi giám sát kết quả GDVHƢX, trực tiếp cố vấn cho Ban đại diện CMHS, liên hệ trực tiếp với các lực lƣợng tham gia GD VHƢX ngoài nhà trƣờng để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

- Chủ tịch công đoàn nhà trường: Phó ban thi đua của nhà trƣờng, chịu

trách nhiệm phát động các đợt thi đua, các cuộc vận động, phát huy vai trò gƣơng mẫu về đạo đức,tác phong, về ứng xử, xây dựng nếp sống sƣ phạm lành mạnh, phát động phong trào xây dựng văn hóa ứng xử nhà trƣờng.

- Bí thư đoàn thanh niên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chỉ đạo, quản lý trực tiếp phong trào thi đua của học sinh.

+ Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cùng ban chuyên môn phụ trách các hoạt động ngoài giờ lên lớp, bồi dƣỡng, giáo dục các chuẩn mực đạo đức, văn hoá ứng xử cho HS.

- Giáo viên chủ nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng giáo dục, trƣớc Hiệu trƣởng về chất lƣợng GD VHƢX cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là quản lý giáo dục và một nhà lãnh đạo của tập thể lớp đƣợc phân công. GVCN không chỉ quản lý về mặt hành chính: Nhƣ tên tuổi, hoàn cảnh gia đình, trình độ các hoàn cảnh đặc của học sinh mà còn dự báo đƣợc xu hƣớng phát triển nhân cách của học sinh từ đó có phƣơng hƣớng tổ chức dạy học, giáo dục đạo đức, GD VHƢX phù hợp với điều kiện khả năng của mỗi học sinh.

+ Tổ chức tập thể lớp thành một lực lƣợng giáo dục, GVCN đóng vai trò là cố vấn, huấn luyện khả năng tự quản của học sinh.

+ GVCN là cầu nối giữa tập thể lớp với gia đình học sinh, giữa nhà trƣờng với gia đình học sinh.

- Giáo viên bộ môn: Trong quá trình giảng dạy phải tích hợp việc dạy tri

75

hoá ứng xử cho học sinh. Mỗi thày cô phấn đấu là tấm gƣơng sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh.

* Sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng gồm có: Gia đình học sinh, các cấp ủy đảng chính quyền địa phƣơng, công an, đoàn thanh niên địa phƣơng, các đơn vị kết nghĩa, hội cựu chiến binh...

- Với gia đình học sinh:

+ Gia đình là môi trƣờng sống, môi trƣờng giáo dục các em từ nhỏ cho tới suốt cuộc đời, gia đình là “trường học” đầu tiên của học sinh, cũng sẽ là

trƣờng học suốt đời của học sinh.

+ Với đặc thù của học sinh THPT một số gia đình không quan tâm bởi nghĩ các em đã lớn, biết tự lập, với những em học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình nhƣ vậy thì vai trò của nhà trƣờng, của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng.

+ Trong năm học nhà trƣờng tổ chức họp với phụ huynh định kỳ ít nhất 3 lần/năm với các nội dung định hƣớng sẵn: Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của các em ở trƣờng, nêu rõ sự tiến bộ hoặc khó khăn của từng em trong hoạt động ở trƣờng ở lớp, xác định nhiệm vụ, nội dung, phƣơng pháp giáo dục thống nhất giữa nhà trƣờng và gia đình các biện pháp giáo dục, phải thƣờng xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh hoặc gặp gỡ trực tiếp để tìm các biện pháp tháo gỡ.

- Với Ban đại diện CMHS.

Ban đại diện CMHS là cầu nối giữa nhà trƣờng với các gia đình học sinh, là đại diện mang tiếng nói của phụ huynh với nhà trƣờng và ngƣợc lại. Ban đại diện CMHS nắm đƣợc các kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng tham gia vào các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá ứng xử của nhà trƣờng, đồng thời là tổ chức hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động trong nhà trƣờng nói chung và hoạt động GD VHƢX nói riêng.

76

Ban đại diện CMHS có nhiệm vụ tham mƣu trong việc xếp loại hạnh kiểm học sinh,trong việc đánh giá văn hoá ứng xử của các em, lập kế hoạch hoạt động của Ban trong năm, hỗ trợ cơ sở vật chất, tham gia hoạt động ngoại khóa, khen thƣởng kỷ luật học sinh.

- Phối hợp với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Công an ở địa phương.

+ Nhà trƣờng tham mƣu cho cấp ủy Đảng, Chính quyền để tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, chỉ đạo đƣờng lối, tạo hành lang pháp lý, tạo cơ sở vật chất cho nhà trƣờng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.

+ Nhà trƣờng tổ chức các buổi ký cam kết xây dựng nền nếp kỷ cƣơng, cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội với công an, chính quyền địa phƣơng.

+ Kết hợp với công an tổ chức tuyên truyền về pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, ngăn chặn các hành vi xấu của học sinh.

- Phối hợp với các tổ chức quần chúng ở địa bàn dân cư, với các tổ chức xã hội làm tốt công tác giáo dục văn hoá ứng xử.

d) Các điều kiện thực hiện

- Hiệu trƣởng cùng với các bộ phận giúp việc phải có kế hoạch thống nhất sự phối hợp giữa các lực lƣợng một cách khoa học hợp lý từ nội dung phối hợp, các hình thức hoạt động ở thời gian cụ thể.

- Các lực lƣợng tham gia giáo dục đều phải thấm nhuần nguyên lý giáo dục: Kết hợp chặt chẽ 3 môi trƣờng giáo dục.

- Tạo điều kiện về mặt thời gian và cơ chế hợp lý để phát huy tính chủ động tự giác của các tổ chức, cá nhân thì kết quả hoạt động phối hợp mới đạt kết quả cao.

3.2.5. Biện pháp5: Đa dạng hoá hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử a) Mục tiêu biện pháp a) Mục tiêu biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực chất GD VHƢX cho HS không đƣợc sắp xếp thành một môn học chính khoá trong các trƣờng THPT, nó đƣợc thực hiện lồng ghép, tích hợp

77

thông qua nhiều hoạt động khác nhau, mà trong đó giảng dạy các môn học là một hoạt động quan trọng.

- GV cần xác định đúng tính chất tích hợp chứa đựng trong mỗi môn học và có ý thức GD VHƢX cho HS, giúp các em có những hành vi văn hoá phù hợp với chuẩn mực xã hội.

- Tổ chức các hoạt động ngoài giừ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá giúp học sinh biết cách giao tiếp,ứng xử với thầy cô, bạn bè…có đƣợc những hành vi văn hoá phù hợp.

b) Nội dung biện pháp

- Huy động mọi nguồn lực có tác dụng tổ chức giảng dạy và hoạt động giáo dục học sinh, tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trƣờng và trong mỗi lớp học.

- Đáp ứng các cơ sở vật chất, tài liệu liên quan phục vụ công tác GDVHƢX cho học sinh.

c) Cách tiến hành biện pháp

- Trong hệ thống môn học ở trƣờng phổ thông không phải môn học nào tích hợp, lồng ghép cũng có hiệu quả. Muốn tích hợp muốn đạt đƣợc hiệu quả cần căn cứ vào đặc thù nội dung của môn học để lồng ghép.Chính vì vậy, ngƣời GV cần xác định đúng tính chất tích hợp chứa đựng trong mỗi môn học và có ý thức GD VHƢX cho HS, giúp các em có những hành vi văn hoá phù hợp với

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 79)