Visual Studio 2008:

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý trung tâm thương mại (Trang 151)

Hiện nay, chương trình visual studio 2008 sở hữu nhiều tính năng ưu việt giúp cho người lập trình sử dụng dễ dàng hơn, giảm bớt gánh nặng cho các lập trình viên. Việc phát triển chương trình quản lý trung tâm thương mại và website online của đề tài đều được thực hiện thông qua chương trình Visual Studio 2008, code chương trình chủ yếu được viết bằng C# (Tham khảo tại phần phụ lục *Sơ lược C#) .

3.1.2 Microsoft SQL server 2008:

Cũng như visual studio 2008, chương trình sql server 2008 có khả năng phân tích mã nguồn chương trình sql, giúp người dùng nhận biết, nắm bắt dễ dàng hơn trong việc tạo ra các procedure phục vụ cho công tác lập trình, tạo sự tương thích và bảo mật hơn (Chi tiết tham khảo về phần SQL trong phụ lục).

3.1.3 Notepad++:

Đây là phần mềm nguồn mở hỗ trợ cho các lập trình viên thao tác, tạo ra các mã nguồn đa dạng. Tại đề tài luận án, chương trình được sử dụng trong việc tạo ra các CSS file định dạng cho trang web cũng như tạo các code javascript giúp cho website hoạt động hiệu quả.

3.1.4 Power AMC:

Hỗ trợ tối đa cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu. Power AMC còn giúp cho người dùng dễ dàng tạo và chuyển đổi hệ thống theo nhiều kiểu mô hình khác nhau. Giúp người dùng có thểđịnh hình rõ ràng, tránh khỏi các sai sót không đáng có trong việc xây dựng mô hình ứng dụng.

3.1.5 Dev Express:

Chương trình có giao diện tươi sáng,bắt mắt cũng như tích hợp các công cụ của dev giúp thao tác dễ dàng cho người dùng. Giao diện trực quan hơn, không đơn giản gây cảm giác buồn chán khi sử dụng.

 Ghi chú : Ngoài ra hệ thống cũng sử dụng các chương trình nhỏ khác như Photoshop hay snagit nhưng trong các vấn đề nhỏ phát sinh nên không được nhắc đến bên trên.

3.2 Các phân hệ của ứng dụng

Tên phân hệ Chức năng Sales & Cashier

Management Quản lý Bán hàng &

Thu ngân

 Tạo và quản lý chi tiết đơn hàng với các chức năng thêm/xóa/sửa các thông tin trên đơn hàng (bằng tay hoặc bằng máy đọc mã vạch).

 Tạo và quản lý đơn đặt hàng

 Quản lý danh sách đơn hàng theo trạng thái: đóng, đang mở, đơn đặt hàng

 Thu tiền khách trả & in hóa đơn

 Báo cáo doanh thu theo ngày/tuần/tháng/…của từng cashier

 Báo cáo kho hàng

 Xem thông tin hàng hóa

 Tìm kiếm Accounting Management Quản lý Kế toán  Quản lý công nợ của nhà cung cấp  Quản lý công nợ khách hàng  Quản lý Thu/Chi

 Quản lý nhân viên: thông tin nhân viên, chấm công, tính lương theo ca làm việc hoặc lương cốđịnh.

 Báo cáo: doanh số bán hàng, thu, chi, kho hàng, kiểm kho,…. Information

Management Quản lý thông tin hệ thống

 Quản lý thông tin hàng hoá sản phẩm theo quầy

 Quản lý thông tin nhà cung cấp

 Quản lý thông tin đối tác

 Quản lý thông tin khách hàng

 Xem, thống kê, báo cáo Inventory

Management Quản lý Kho

 Quản lý thông tin nhà cung cấp

 Quản lý công nợ của nhà cung cấp

 Quản lý Xuất/Nhập hàng hóa

 Quản lý hàng tồn kho User Administration

Quản trị hệ thống  Quản lý tài khoản nhân viên

 Quản lý nhóm/bộ phận: Sales & Cashier, Accounting, Inventory,…

 Cấp quyền (permission)

3.3 Giao diện ứng dụng quản lý

3.3.1 . MÔ HÌNH CHC NĂNG PHN MM

o Ưu điểm : Sử dụng mô hình thiết kếđộng, khai báo trong cơ sở dữ liệu để tự sinh text cho các nhãn (label) và độ rộng, tiêu đề cho các cột trong lưới dữ liệu (datagrid).

3.4 GIAO DIỆN PHẦN MỀM

 Đăng nhập

Hình 3.2 Khung đăng nhập

 Diễn giải :

Mỗi nhân viên được cấp tối đa một tài khoản đểđăng nhập vào hệ thống. Việc phân quyền gồm nhiều cấp do người quản trị hệ thống quyết định.

Nếu đăng nhập thành công, hệ thống sẽ lưu lại tài khoản đã đăng nhập tương ứng vào registry, từđó áp dụng các chính sách phân quyền lên tài khoản đó.

Hình 3.3 Phân quyền cho thành viên

 Giao diện quản trị người dùng và nhóm người dùng :

 Thêm nhóm người dùng :

Hình 3.5 Thêm nhóm

 Thêm người dùng :

Hình 3.6 Thêm người dùng

 Môi trường làm việc chính :

Thiết kế các dll hỗ trợ nên việc tạo danh mục, các chứng từ, báo cáo được đồng bộ hóa :

Vd : Form danh mục sản phẩm

Hình 3.9 Sửa thông tin sản phẩm

 Diễn giải :

o Mỗi sản phẩm bao gồm các thông tin Mã sản phẩm, Tên sản phẩm, Mã nhà cung cấp v.v…

o Mỗi sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính như COLOR, CPU, PRODUCER v.v…

o Những ràng buộc dữ liệu đều đã được kiểm tra khi nhập liệu, tùy thuộc vào quyền và chức vụ của người dùng.

o Khi bấm nút nhận, chương trình sẽ lưu mới hoặc lưu sửa thông tin của sản phẩm hiện hành.

Vd2 : Form chứng từ Hóa đơn bán hàng

Hình 3.10 Hóa đơn

 Diễn giải :

o Số hóa đơn sinh tựđộng.

o Tên nhân viên được sinh ra từ tài khoản đăng nhập tương ứng.

o Thừa kế và thiết kế lại textbox để hiển thị trường số

Hình 3.12 Textbox hiển thị trường số

o Khi nhập từng sản phẩm, số tiền thanh toán sẽđược tính lại, và dựa trên loại thẻ mà khách hàng đang sở hữu để tính chiết khấu cho khách hàng.

o Sau khi hoàn tất việc nhập thông tin, click nút Lưu thì dll sẽ tự động lưu dữ liệu xuống cơ sở dữ liệu.

 Hoặc in hóa đơn :

 Một số mẫu in :

o Mẫu in phiếu thu :

Hình 3.14 Mẫu phiếu thu

o Mẫu in phiếu chi :

 Một số mẫu báo cáo :

o Mẫu báo cáo tồn kho

Hình 3.16 Nhập thông tin cần báo cáo tồn kho

Hình 3.18 Mẫu báo cáo tồn kho

o Mẫu báo cáo tính số dư cuối kỳ :

Hình 3.19 Nhập thông tin cần báo cáo số dư

Hình 3.21 Mẫu báo cáo số dư cuối kỳ

3.5 Giao diện bán hàng trực tuyến

3.5.1 Sơ lược v h thng bán hàng trc tuyến

Hiện nay, nhu cầu mua sắm online đang phổ biến trong mô hình hoạt động kinh tế, không những giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian mua hàng, còn giúp cho việc chọn sản phẩm của người tiêu dùng được dễ dàng hơn. Chỉ cần đăng ký tài khoản, là khách hàng có thể dễ dàng mua sắm trực tuyến.

Hệ thống mua sắm online giúp cho việc thương mại của trung tâm mua sắm được thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí quảng bá sản phẩm, mà còn đưa việc mua sắm vào trong từng gia đình một cách dễ dàng. Chỉđơn giản chọn sản phẩm ưng ý và hình thức thanh toán, người tiêu dùng đã dễ dàng sỡ hữu sản phẩm với những ưu đãi về khuyến mãi đầy đủ như người tới mua sắm tại gian hàng mà không mất nhiều công sức thời gian bỏ ra.

Bên cạnh chương trình quản lý trung tâm thương mại, nhu cầu thực hiện website là cần thiết trong việc phát triển mô hình kinh doanh và đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế thị trường.

 Mô tả tổng quan hệ thống

Hiện nay, đểđáp ứng được xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường, một trang web bán hàng cần phải có các thành phần chính sau:

o Hiển thị thông tin sản phẩm

o Mua sắm online

o Tin tức, sự kiện cập nhật

o Thanh toán qua các phương thức như Ngân lượng, bảo kim vv…

o Thành viên khách hàng

o Giao diện trực quang, dễ tiếp cận, sử dụng.

Sau đây, chúng ta sẽđi vào từng phần của website để xem xét các yếu tố kể trên đã được thể hiện như thế nào

3.5.2 Trang ch

Hình 3.22 Toàn cảnh Trang chủ

Như hình 1, ta dễ nhận thấy trang web về cơ bản phân bổ ra làm 3 phần : Phần đầu trang

Phần logo của trung tâm được đặt vào phần đầu trang để thể hiện biểu tượng và bộ mặt của trung tâm sở hữu trang web, kếđến là phần đăng nhập cho khách hàng có ý định mua hàng trực tuyến. Nếu khách hàng chưa có tài khoản thì có thể nhấn vào nút Đăng ký, chỉ qua vài bước khai báo cá nhân và nhập captcha và đã có thể sử dụng hệ thống mua sắm trực tiếp qua mạng.

Tiếp đến là banner, tại đây trung tâm mua sắm có thể đặt các banner quảng cáo thương hiệu hoặc các sản phẩm có nhu cầu.

Kếđó là phần giỏ hàng, giỏ hàng chỉ hoạt động thực sự khi chúng ta chọn mua hàng. Vấn đề này sẽđược nói ở phần sau

Hình 3.23 Giỏ hàng

Cuối cùng bên phải là phần tìm kiếm sản phẩm, người dùng nhập bất kỳ nội dung có liên quan đến sản phẩm cần kiếm để hiện thị sản phẩm mong muốn.

Phần thân trang

Chúng ta có thể nhận thấy phần thân trang web được chia ra làm 2 cột . Cột trái : bao gồm các thành phần sau

Menu: Tại đây, người dùng có thể chuyển hướng theo dõi sang các trang khác của trang web.

 Cấu trúc của thanh menu bao gồm các phần sau

o Trang chủ: chính là trang mở đầu của trang web, người sử dụng sẽ vào trang này đầu tiên

o Danh mục sản phẩm : về cơ bản trang này giống với trang chủ do cùng hiển thị các sản phẩm để người dùng chọn khi bước vào trang web, nhưng khi người dùng đưa chuột vào phần menu của này, sẽ xuất hiện menu con, tại đây người dùng có thể phân loại sản phẩm mình mong muốn để hiển thị.

Hình 3.24 Menu danh mục sản phẩm

o Giới thiệu: chứa nội dung giới thiệu tổng quát về trung tâm thương mại Parkson.

o Tin tức : người sử dụng hệ thống có thể theo dõi thông tin về kinh tế trong 24 giờ vừa qua trên trang này.

o Liên hệ : người có những ý kiến đóng góp hoặc liên lạc với trung tâm thông qua việc sử dụng liên hệ.

o Giỏ hàng : Nơi người dùng có thể xem những món hàng đã đặt trong giỏ. Tại dây người dùng được tự do chỉnh sửa về số lượng sản phẩm hoặc thêm xóa các mặt hàng .

o Liên lạc : Được sử dụng để liên lạc trực tiếp với bộ phận kỹ thuật hoặc mua bán hàng để biết thêm thông tin chi tiết.

Hình 3.25 Liên lạc online

o Cột phải : nơi thể hiện sản phẩm , tại đây sản phẩm và thông tin sản phẩm cũng như nội dung chủđạo của trang web được thể hiện .

Hình 3.27 Giới thiệu

 Phần kết trang :

o Phần kết dùng để hiển thịđịa chỉ liên hệ và bản quyền của trang web.

o Bên cạnh các phần chính đã nêu trên, khách hàng có thể sử dụng nút Top để trở về phần đầu trang dễ dàng. Được sử dụng khi phần phân trang thể hiện nội dung quá dài .Nút luôn hiển thịở phần cuối bên trái trình duyệt.

Hình 3.29 Nút back to top

 Chi tiết website

Về cơ bản, website bao gồm các trang chính sau đây:

o Trang hiển thị sản phẩm :

Đây là nơi nhiều sản phẩm được thể hiện theo yêu cầu người dùng .Tại đây người dùng có thể chọn hiển thị các sản phẩm theo mong muốn , như loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có tên hiển thị như người dùng chỉđịnh . Nếu sản phẩm hiển thị quá nhiều, hệ thống sẽ thực hiện việc phân trang.

Hình 3.30 Hình ảnh trang chủ

Đối với trang chủ và danh mục sản phẩm, cột hiển thị nội dung sẽ hiển thị toản bộ sản phẩm một cách ngẫu nhiên. Nếu người dùng nhập nội dung cần tìm kiếm

vào khung tìm kiếm, sản phẩm có nội dung trùng khớp thỏa điều kiện tìm kiếm sẽ hiển thị vào khung nội dung.

Hình 3.32: Khung hiển thị khi nội dung cần tìm là “Ti vi”

Hình 3.31 Sản phẩm hiển thị theo danh mục Laptop

o Hiển thị thông tin sản phẩm:

Khi người dùng muốn xem thông tin chi tiết một sản phẩm, bấm vào nút xem trong khung sản phẩm mong muốn được thể hiện để hiển thị các thông tin của người dùng .

Hình 3.32 Nội dung 1 sản phẩm

Tại đây, thuộc tính chi tiết của 1 sản phẩm được thể hiện, theo hình 11, ta thấy rõ loại của sản phẩm, Giá tiền của sản phẩm và các thông tin thuộc tính. Theo CSDL, các thông tin thuộc tính này thay đổi theo từng loại sản phẩm, giúp cho các sản phẩm được phân bố thuộc tính chi tiết theo từng dòng sản phẩm.

Theo hình trên, ta cũng nhận thấy nút đặt mua và ô số lượng cần mua của sản phẩm, nút xem giỏ hàng . Các phần tử này giúp cho việc đặt mua hàng online được thuận tiện và dễ dàng hơn với người sử dụng.

Bên dưới, ngoài việc hiện các thông tin sản phẩm, người dùng còn có thể tham khảo các sản phẩm tương tự cùng loại khác.

 Trang giỏ hàng:

Để thực hiện việc kiểm tra các sản phẩm đã đặt mua cũng như xác nhận việc mua hàng, trang giỏ hàng được thiết kếđể thỏa mãn các nhu cầu trên.

Hình 3.33 Giỏ hàng

Như hình ta thấy, ngoài việc đặt mua hàng, trang web còn tích hợp vào các nút thanh toán bằng bảo kim hay ngân lượng các đối tượng thanh toán online phổ biến hiện nay.

Chi tiết của đơn hàng cũng được thể hiện thông qua hình ảnh table, mỗi record thề hiện một sản phẩm đã đặt mua. Ở mỗi dòng sản phẩm người dùng có thể tùy chọn một sản phẩm bẳng cách nhấp vào dòng sản phẩm đó, trang thông tin sẽ hiển thị nội dung sản phẩm, người dùng chỉ việc nhập lại số lượng sản phẩm mong muốn được đặt để thay đổi. Thành tiền và sản phẩm tặng kèm sẽ thay đổi theo số lượng sản phẩm được đặt.

Việc hiển thị tổng tiền cho phép người sử dụng theo dõi tổng đơn hàng đạt số tiền bao nhiêu.

Đểđặt thành công sản phẩm ta chọn “Thanh toán” . Nhập theo chỉ dẫn của trang web đểđặt hàng thành công.

Hình 3.35 Chọn phương thức thanh toán

Tại bước này nếu không hài lòng vềđịa chỉđã nhập , ta chọn dòng địa chỉ bên dưới để được trở lại bước 1.

Từ bước này nếu chọn “Thanh toán trực tiếp”, đơn đặt hàng sẽ được xác lập . Việc thanh toán sẽđược thực hiện khi việc giao hàng thành công, người giao hàng mang hóa đơn về và xác nhận với trung tâm đã giao dịch thành công để lưu hóa đơn vào csdl.

Nếu khách hàng chọn việc thanh toán qua ngân hàng, để kiểm tra quá trình giao dịch, project “BankOnline” được tạo ra phục vụ cho việc thanh toán online, các thông tin về tài khoản đều được lưu trữ trong csdl riêng và chỉ được truy xuất bởi chính project. Project sẽ cung cấp webservice để phục vụ cho việc xác nhận tài khoản phía ngân hàng và thiết lập giao dịch nếu đã xác nhận thành công tài khoản.

Hình 3.36 Xác nhận tài khoản ngân hàng

Tại bước này nếu nhập đúng số tài khoản ngân hàng , việc thanh toán sẽ tựđộng được thực hiện, lịch sử giao dịch được lưu lại tại CSDL phía ngân hàng . Nếu nhập sai, hệ thống sẽ báo sai mã tài khoản việc giao dịch hủy bỏ.

Tất cả hình thức thanh toán đều dẫn đến trang giao dịch thành công , nhưng đối với thanh toán trực tuyến. Khi thành công hệ thống dừng lại ở bước nhập thành công đơn hàng online vào cơ sở dữ liệu , nhưng đối với chuyển khoản ngân hàng, vì mọi sản phẩm đều được đều chuyển về hóa đơn tại từng quầy, mỗi quầy có 1 hóa đơn riêng biệt nếu sản phẩm được đặt có tại quầy đó.

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý trung tâm thương mại (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)