0
Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Hàm lượng carrageenan trong một số loài rong ĐỏViệt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHỤ GIA THỰC PHẨM CARRAGEENAN (Trang 42 -42 )

Chương 4: NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN XUẤT CARRAGEENAN

4.1.3. Hàm lượng carrageenan trong một số loài rong ĐỏViệt Nam

Kết quả khảo sát rong Đỏ ở ven biển từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế cho thấy, trữ lượng của một số loài rong Đông Hypnea đạt gần 80 tấn tươi/năm; rong Mào gà Laurencia trên 15 tấn; ở một số nơi ven biển từ Hải Phòng đến Thừa Thiên Huế, rong Cạo dẹp Gigartina intermedia ước tính trên 10 tấn; rong Chạc Gymnogongrus khoảng gần 6 tấn. Ngoài ra, trữ lượng của một số Carrageenophyte khác đạt khoảng trên 100 tấn, trong đó loài rong Gai Acanthophora spiciifera sống ở trong các dầm nước lợ Cát Hải (Hải Phòng) có trữ lượng khoảng 80 tấn tươi,rong Câu cong ở quanh khu vực đảo Biện Sơn phát triển khá tốt, hàng năm có thể thu hoạch được 20 tấn tươi.

Bảng 4.1 Thành phần loài và phân bố của loài rong Đỏ ở Trung Bộ Việt Nam

Họ rong Thạch Gelidiaceae

ST

T Tên loài Địa điểm phân bố

1 Rong Câu rễ tre Phú Lộc (Thừa Thiên -Huế)

2 Rong Lông gà mịn Dảo Cô Tô (Quảng Ninh), Vĩnh Quang (Quảng Trị) Họ rong Chủn Cryptonemiaceae

3 Rong Chủn dẹp Quảng Trạch (Quảng Bình), Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

4 Rong Chủn đá Vĩnh Linh (Quảng Trị)

Họ rong Câu Gracilariaceae

5 Rong Câu cong Quảng Hà (Quảng Ninh), Vĩnh Linh (Quảng Trị) 6 Rong Câu đốt Tiên Yên (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng)

Họ rong Bìm Solieriaceae

7 Rong Bìm thô Hải Ninh (Quảng Ninh) 8 Rong Bìm thon Hải Ninh (Quảng Ninh) 9 Rong Hồng vân Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

Họ rong Đông Hypneaceae

10 Rong Đông nhỏ Cát Hải (Hải Phòng), Quảng Trạch (Quảng Bình) 11 Rong Đông móc câu Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Quảng Trạch (Quảng Bình), Phú

Lộc (Thừa Thiên Huế)

12 Rong Đông roi Cát Hải (Hải Phòng), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 13 Rong Đông sừng Vĩnh Quang (Quảng Trị)

14 Rong Đông tổ Đảo Long Châu, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

15 Rong đông gai dày Đồ Sơn (Hải Phòng), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Quảng Trạch (Quảng Bình), Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 16 Rong Đông gai dài Quỳnh Lưu (Nghệ An), Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

Họ rong Chạc Phyllophoraceae

17 Rong Chạc quạt Đồ Sơn (Hải Phòng), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Vĩnh Linh (Quảng Trị)

18 Rong Chạc mịn Quảng Trạch (Quảng Bình) 19 Rong Chạc lược Đồ Sơn (Hải Phòng)

20 Rong Chạc nhật Vĩnh Linh (Quảng Trị)

21 Rong Chạc tròn Quỳnh Lưu (Nghệ An), Quảng Trạch (Quảng Bình)

Họ rong Cạo Gigartinaceae

22 Rong Cạo dẹp Hải Ninh (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

23 Rong Cạo kim Cát Hải (Hải Phòng) 24 Rong Cạo tròn Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

25 Rong Thun thút đốt Hải Nình, Tiên Yên (Quảng Ninh), Đồ Sơn (HẢi Phòng)

26 Rong Thun thút gióng thánh

Hải Ninh (Hải Phòng)

Họ rong Mào gà Rhodomelaceae

27 Rong Gai rêu Vĩnh Linh (Quảng Trị)

28 Rong Gai Cát Hải (Hải Phòng), Quảng Trạch (Quảng Bình) 29 Rong Mào gà Kỳ Anh (HÀ Tĩnh), Vĩnh Linh (Quảng Trị)

30 Rong Mào gà tù Quỳnh Lưu (Nghệ An), Quảng Trạch (Quảng Bình) 31 Rong Mào gà ngắn Quỳnh Lưu (Nghệ An)

32 Rong Mào gà nhỏ Vân Đồn (Quảng Ninh), Quảng Trạch (Quảng bình) 33 Rong Mào gà sụn Vĩnh Linh (Quảng Trị)

34 Rong Mào gà nhăn Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Vĩnh Linh (Quảng Trị)

35 Rong Mào gà bò Quảng Trạch (Quảng Bình), Vĩnh Lĩnh (Quảng Trị) 36 Rong Mào gà dẹp Quảng Hà (Quảng Hà), Quỳnh Lưu (Nghệ An),

Quảng Trạch (Quảng Bình)

Trong số các loài rong Đỏ phát triển dọc theo bờ biển nước ta, rất nhiều loài có hàm lượng carrageenan cao. Thí dụ, ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) có rong Cạo dẹp – 53,75%, rong Đông móc H. japonica – 63,39%, rong Chủn đẹp Grateloupia livida – 52,09%, ở Vĩnh Linh có rong Chạc nhật – 56,90%, ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) có rong Cạo dẹp – 4,81%, rong Chạc trong – 42,55%... Loài rong Gai Acanthophora spicifera có sản lượng tự nhiên lớn, dễ thu hoạch nhưng lại cho hàm lượng carrageenan thấp (20,3%). HIện nay, ở vùng biển Nam Trung Bộ, từ Phú Yên, Khánh Hòa tới Ninh Thuận, Bình Thuận nhân dân trồng nhiều rong Sụn Kappaphycus. Rong này cũng có hàm lượng carrageenan cao tới 60%. Hàm lượng carrageenan của một số loài rong ở bờ biển miền Bắc được trình bày trong bảng4.2:

Bảng 4.2. Hàm lượng carrageenan (%) trong một số loài rong Đỏ ở ven biển Việt Nam

STT Tên loài Nơi thu mẫu Carageenan

(%) 1 Rong Câu rễ tre Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

Hòn La (Quảng Trị) 27,5020,22 2 Rong Lông gà mịn Vĩnh Linh (Quảng Trị) 44,47 3 Rong Câu cong Vĩnh Linh (Quảng Trị)

Đồ Sơn (Hải Phòng)

36,23 18,05

4 Rong Câu đốt Vĩnh Linh (Quảng Trị) 52,09

5 Rong Chủn dẹp Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 38,21 6 Rong Đông nhỏ Quảng Trạch (Quảng Bình) 63,39 7 Rong Đông móc câu Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 35,35 8 Rong Đông roi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

Đồ Sơn (Hải Phòng)

39,35 39,50

9 Rong Đông tổ Vĩnh Linh (Quảng TRị)

Long Châu 28,0020,00

10 Rong Đông gai dài Đồ Sơn (Hải Phòng) 37,39

11 Rong Chạc quạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 41,18

12 Rong Chạc mịn Hòn Nồm 34,20

13 Rong Chạc nhật Vĩnh Quang 56,90

14 Rong Chạc tròn Quỳnh Lưu (Nghệ An) 42,55 15 Rong Chạc dẹp Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 53,57 16 Rong Thun thút đốt Đồ Sơn (Hải Phòng) 39,19 17 Rong Thun thút gióng thánh Hải Ninh (Quảng Ninh) 33,12

18 Rong Gai Cát Hải (Hải Phòng) 20,30

19 Rong Mào gà Vĩnh Linh (Quảng Trị) 47,41

20 Rong Mào gà tù Quỳnh Lưu (Nghệ An) 41,38 21 Rong Mào gà nhỏ Quảng TRạch (Quảng Bình) 34,17

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu khảo sát trữ lượng và hàm lượng carrageenan trong một số loài rong Đỏ (Rhodophyta) ở ven biển Việt Nam có thể lựa chọn những loài có triển vọng đưa vào nuôi trồng nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cho công nghệ sản xuất carrageenan phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Đáng chú ý là các loài thuộc chi rong Đông Hypnea, rong Cạo Gigartina, rong Chạc Gymnogongrus, rong Thun thút Catenella và đặc biệt rong Hồng vân Eucheuma gelatinae, rong Sụn Kappaphycus alvarezii (còn có tên khác là Eucheuma cottonii).

Phân tích nguồn nguyên liệu cho thấy có hai loài rong biển cho trữ lượng, hàm lượng carrageenan cao nhất, đó là rong Hồng vân và rong Sụn. Bờ biển nước ta hoàn toàn đáp ứng là nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất carrageenan. Hiện nay, rong Sụn đang được nuôi trồng canh tác trên diện rộng tại các vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang nhằm mục đích xuất khẩu nguyên liệu thô cho thị trường thế giới. Nếu chúng ta triển khai sản xuất carrageenan làm thương phẩm, vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa để xuất khẩu thì hiệu quả sử dụng rong biển sẽ cao hơn. Trên cở đó chúng toi triển khai nghiên cứu sản xuất carrageenan từ nguồn rong biển của nước ta.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHỤ GIA THỰC PHẨM CARRAGEENAN (Trang 42 -42 )

×