Hoàn thiện về nội dung phân tíh tình hình tài hính:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Mỹ Lan, (Trang 58)

Những phân tích ở trên chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của công ty. Do vậy, những kiến nghị mang tính đề xuất dưới đây cũng chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất định. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng – thương mại Mỹ Lan, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm có thể cải thiện hơn tình hình tài chính của công ty:

---

Hàng tồn kho đặc biệt là thành phẩm tồn kho tăng nhiều trong năm, vòng quay hàng tồn kho thấp,do đó các nhà quản trị công ty phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục để giảm lượng vốn bị ứ đọng.

Tăng cường huy động nguồn vốn kinh doanh: nguồn vốn kinh doanh trong đó vốn chủ sở hữu có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn hình thành tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty. Việc tăng cường nguồn vốn kinh doanh thể hiện tiềm lực của công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ nhiều về số lượng mà thiếu đi tính hiệu quả trong sử dụng vốn thì tình hình tài chính của công ty là chưa tốt. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn là một mục tiêu quan trọng đặt ra cho công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì: nâng cao tổng doanh thu thuần đây là mục tiêu hàng đầu của hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty và toàn thể CBCNV. Trong thực tế công ty còn non trẻ nhưng những năm qua doanh thu tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để tăng doanh thu đòi hỏi công ty phải phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp để thu hút các khách hàng tiềm năng. Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư về chiều sâu. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải có biện pháp để nâng cao khả năng huy động vốn. Việc huy động vốn tuỳ theo điều kiện cụ thể của công ty mà các nhà quản lý đề ra các biện pháp huy động phù hợp. Huy động vốn từ CBCNV trong công ty với các chính sách ưu đãi. Việc huy động vốn trong nội bộ công ty vừa có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh vừa có điều kiện để giải quyết tăng thêm thu nhập cho người lao động. Khuyến khích các đối tác bỏ vốn đầu tư. Đây là một biện pháp rất tốt, nếu thành công công ty có thể mở rộng sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là một công việc khó khăn đòi hỏi công ty phải có chính sách tín dụng hợp lý cũng như có các chính sách khác.

Vấn đề chi phí lãi vay cũng là điều đáng để các nhà quản trị quan tâm do vậy công ty cần phải có biện pháp thích hợp để thu hồi công nợ, chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, cân bằng cán cân thanh toán. Bên cạnh đó công ty cần phải cố gắng giảm bớt các khoản chi phí quản lý, bán hàng để nâng cao lợi nhuận.

---

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tăng cường công tác quản lý tài sản ngắn hạn. Công tác quản lý tài sản phải đảm bảo được 2 yêu cầu là thoả mãn cho quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời phải tiết kiệm ở mức tối đa. Việc quản lý tài sản ở đây thực chất là quản lý sản xuất, quản lý tiền mặt, quản lý nguyên vật liệu và quản lý hàng tồn kho. Để làm tốt công tác này công ty cần thực hiện các biện pháp:

- Thông qua việc tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra kế

hoạch sản xuất phù hợp. Nếu tổ chức tốt quá trình sản xuất thì cũng được coi là một giải pháp nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động được thông suốt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư theo định mức nhằm giảm thiểu chi phí trong giá

thành sản xuất sản phẩm.

- Tổ chức tốt quá trình lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện tốt

công việc.

Nâng cao khả năng thanh toán của công ty: Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc quản lý tình hình tài chính của công ty. Nếu khả năng thanh toán của công ty là cao chứng tỏ công tác tài chính được thực hiện tốt. Khả năng thanh toán là đối tượng quan tâm chủ yếu của các đối tác có quan hệ tài chính với công ty như các ngân hàng, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư… Vì vậy việc nâng cao khả năng thanh toán sẽ làm cho tình hình tài chính khả quan hơn, đồng thời công ty cũng củng cố được mối quan hệ với các đối tác.Chuyển các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn tuỳ theo điều kiện của công ty thay vì việc huy động vốn từ bên ngoài như vay vốn ở các ngân hàng với thời gian đáo hạn dài hơn, đảm bảo cho sự an toàn về tài chính của công ty.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ là loại công cụ không thể thiếu, vai trò của nó đối với sản xuất sản phẩm, nhất là về chất lượng sản phẩm- yếu tố hàng đầu của sản xuất. TSCĐ của quá trình sản xuất được thể hiện trong các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, , đất đai… Chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng TSCĐ là rất quan trọng đối với mỗi công ty cũng như đối với hiệu

---

quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cụ thể công ty cần phải chú ý đến một số giải pháp chủ yếu sau:

- Trước tiên phải sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý sao cho khai thác hết công suất

thiết kế, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất nhằm giảm chi phí khấu hao cho TSCĐ.

- Phân cấp quản lý TSCĐ cho các phân xưởng, các bộ phận trong công ty nhằm nâng

cao trách nhiệm trong công tác quản lý. Chấp hành theo quy trình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ.

- Công tác trích khấu hao chính xác và phù hợp với thực tế là điều rất quan trọng để

nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Tập trung cho chiến lược đa dạng hoá loại hình kinh doanh: để có thể đảm bảo an toàn cho đồng vốn kinh doanh, trong thực tế công ty không chỉ đầu tư vào một loại hình mà thường đầu tư kinh doanh ở nhiều loại hình khác nhau bên cạnh việc sản xuất kinh doanh chính của công ty. Tuy nhiên khi quyết định đầu tư vào một loại hình kinh doanh mới công ty cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những rủi ro có thể gặp phải. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự nhanh nhạy, linh hoạt trong công tác quản lý cũng như khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường. Tập trung cho chiến lược đa dạng hoá loại hình kinh doanh sẽ tạo cơ hội cho công ty tăng lợi nhuận.

Có thể thấy rằng trong điều kiện hiện nay việc đa dạng hoá loại hình kinh doanh là cần thiết. Việc này vừa có thể tăng thu nhập cho công ty lại có thể củng cố và tăng thêm mối quan hệ của công ty với bên ngoài. Tuy vậy, đối với mỗi quyết định bên cạnh việc cân nhắc kỹ lưỡng về những rủi ro và hiệu quả cũng cần chú ý đến việc cân đối nguồn vốn cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Mỹ Lan, (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w