Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích DU PONT)

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Mỹ Lan, (Trang 46)

phân tích DU PONT)

Mức sinh lời của vốn CSH của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.

_ Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận:

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất LNST trên Dt và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất LNST trên VKD. Trên cơ sở đó người quản lý doanh nghiệp đề ra biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất LNST trên VKD

= x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn

---

+ Năm 2011 = 8,68% x 1,8 vòng = 15.62 % + Năm 2012 = 9,86% x 2,2 vòng = 21.69% + Năm 2013 = 5,19% x 1,6 vòng = 8.30%

Ta thấy, ROA hay tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD phụ thuộc vào 2 yếu tố là hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận. So sánh 3 năm, cho thấy chỉ tiêu ROA của công ty tăng từ 15,62% lên 21,69% rồi lại giảm xuống 8,30%. Nguyên nhân chính là do tỷ suất lợi nhuận ROS tăng mạnh, từ 8,68% lên 9,86% (tương ứng với 13,59%), Tuy nhiên năm 2013 chỉ tiêu này lại giảm còn 8,30% là do cả ROS và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của công ty đều giảm. Công ty đã có mức ROA tốt, muốn duy trì tốt tình hình này thì công ty cần có biện pháp quản lý toàn bộ vốn tốt hơn nữa và duy trì mức tỷ suất ROS như những năm trước.

-Mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là vấn đề được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất, nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện.

= x

Tỷ số được gọi là thừa số vốn CSH và thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty, do đó:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Tỷ suất LNST trên VDK x Mức độ s/dụng đòn bẩy TC

+ Năm 2011 = 15,62% x 1,223 lần = 19.10% + Năm 2012 = 21,69% x 1,158 lần = 25.12%

---

+ Năm 2013 = 8,30% x 1,126 lần = 9.35%

Từ các chỉ tiêu trên, ta thấy ROE hay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào 3 yếu tố, là hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn, hệ số lãi ròng và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. So sánh 3 năm, cho thấy chỉ tiêu ROE của công ty tăng mạnh, từ 8,30% lên 9,35% tốc độ tăng là 12,65%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tỷ suất ROS tăng mạnh còn cả hiệu suất sử dụng vốn tăng không đáng kể, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính nhìn chung là thay đổi rất ít.

Như vậy, trong năm vừa rồi công ty đã có tình hình kinh doanh tốt, cho dù mở rộng quy mô sản xuất, tăng nhiều vốn vay ngắn hạn, nhưng công ty đã sử dụng lợi nhuận chưa phân phối để giữ vững mức nợ, làm cho tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn luôn duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên nhìn vào hiệu suất sử dụng vốn thì chưa hẳn tốt. Vì vậy trong năm tới công ty cần có biện pháp quản lý vốn tốt hơn nữa và duy trì mức sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhìn chung với tỷ suất ROE như trên thì có thể thấy công ty trong năm vừa qua đã kinh doanh tốt.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Mỹ Lan, (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w