Cơ cấu nguồn vốn và nguồn tài trợ trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Mỹ Lan, (Trang 29)

2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn tại đơn vị

Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh cũng tương tự như phân tích tình hình vốn kinh doanh, chúng ta sẽ so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa các năm, ngoài ra chúng ta còn phải xem xét tỷ trọng từng khoản

---

mục nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn. Để thuận tiện cho việc đánh giá nguồn vốn, ta lập được bảng sau đây:

Bảng 2.3.1.1. Cơ cấu nguồn vốn tại đơn vị

ĐVT: VNĐ

Bảng trên đã cho ta thấy cái nhìn khái quát về tình hình nguồn vốn của công ty trong giai đoạn từ 2011 – 2013. Ta sẽ lần lượt phân tích sự thay đổi kết cấu của nguồn vốn để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của công ty.

Thứ nhất, về nợ phải trả. Có thể thấy nợ phái trả của công ty tương đối ít, chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2011, giá trị nợ phải trả là 4,604,642,548. Năm 2012, giá trị nợ phải trả giảm đi 26,52%, năm 2013 tiếp tục giảm 31,61%. Về tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn thì tỷ trọng này cũng giảm qua các năm, tỷ trọng lần lượt là 15,63%, 11,68%, 8,13%. Sự giảm xuống của nợ phải trả cho thấy công ty đã thanh toán dần khoản nợ vay của mình, đồng thời cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty tương đối cao, là một xu hướng tích cực của công ty

---

Thứ hai, về vốn chủ sở hữu. Giá trị vốn chủ sở hữu tăng tương đối đều qua các năm. Năm 2011, giá trị vốn CSH là 24,859,628,457, năm 2012 tăng lên 2,89%, năm 2013 tăng thêm 1,02% so với năm 2012. Tỷ trọng vốn CSH trên tổng nguồn vốn cũng tăng qua ba năm, từ 84,37% lên đến 91,87% vào năm 2013. Tỷ trọng này luôn cao hơn tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn, điều này cho thấy công ty đang thực hiện chính sách an toàn, trong đó vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là vốn chủ sở hữu, thể hiện công ty có sự chủ động về vốn tuy nhiên để đánh giá được một cách chính xác thì phải kết hợp đánh giá một số chỉ tiêu ở phần sau.

2.3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp

2.3.2.1. Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng do các cơ sở kinh doanh cung cấp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa

2.3.2.2. Vay ngắn hạn

Là quan hệ tín dụng giữa một bên là các tổ chức tín dụng và bên kia là các chủ thể khác trong nền kinh tế với thời gian tối đa là 12 tháng (≤ 12 tháng)

2.3.2.3. Nguồn tài trợ khác

a. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ (Các khoản nợ tích lũy) là các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp khác, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán.

b. Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán.

c. Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác: Bán nợ; tiền đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng

2.3.3 Nguồn tài trợ dài hạn

---

a. Phát hành cổ phiếu phổ thông

Cổ phiếu phổ thông là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu phần vốn cổ phần trong công ty và theo đó người sở hữu cổ phiếu phổ thông được hưởng những quyền và lợi ích nảy sinh theo

c. phát hành cổ phiếu ưu đãi

_Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông phổ thông.

d. Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính - tín dụng khác

* Khái niệm

Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dưới dạng hợp đồng giữa người vay và người cho vay (thường là các NHTM, công ty tài chính...) theo đó người vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã định

e. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu.

b. Thuê tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn không thể hủy ngang. Theo đó, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê.

---

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Mỹ Lan, (Trang 29)