- Hìnhthức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng: Nhật ký chung.
b. Môi trường bên ngoài.
♦ Ảnh hưởng của môi trường ngành
Một DN hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì sẽ chịu tác động bởi những đặc trưng của môi trường ngành đó. Theo đó hệ thống tài khoản, sổ sách hạch toán, phương pháp KT ở DN sẽ phải xây dựng để phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD. Một DN thương mại với nghiệp vụ chính là mua bán hàng hóa sẽ không sử dụng hệ thống các tài khoản tập hợp CPSX sản phẩm, các sổ sách theo dõi CPSX như một DN sản xuất. Hay đối với DN xây lắp thì DT và CP được theo dõi cho từng công trình, từng dự án để phục vụ cho việc nghiệm thu, quyết toán công trình cũng như việc xác định, đánh giá LN của từng công trình.
Như vậy, có thể thấy rằng, do ảnh hưởng của các đặc trưng khác nhau của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà hệ thống TK sử dụng, phương pháp kế toán, trình tự kế toán nói chung và kế toán KQKD nói riêng cũng khác nhau.
♦ Sự khác nhau của chế độ kinh tế ở mỗi thời kỳ:
Kế toán có vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp, nó chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như chế độ chính trị, xã hội, hệ thống pháp luật trình độ phát triển của nền kinh tế...Khi các yếu tố này thay đổi kế toán cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với môi trường mới.
Nước ta đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau từ kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tham gia vào tổ chức thương mại Thế giới WTO đòi hỏi hệ thống kế toán Việt Nam phải có dự thay đổi, điều chỉnh phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và hệ thống KT quốc tế. Cụ thể, việc ban hành CĐKT mới theo quyết định 15/2006 QĐ – BTC ngày 20/3/2006, quyết định 48/2006 QĐ – BTC ban hành CĐKTDN nhỏ và vừa, 26 CMKT...
Theo CĐKT mới ban hành hệ thống tài khoản KT, BCTC của DN đã có những cải biến theo hướng tạo ra sự minh bạch trong công tác quản lý tài chính của DN, đòi hỏi trong nền kinh tế hiện tại. Chẳng hạn, việc bổ sung tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN đã cho phép DN hạch toán khoản thuế TNDN như một khoản CPKDtrước khi xác định LN trong khi trước đây thuế TNDN là khoản nợ mà DN có trách nhiệm phải trả cho Nhà nước được hạch toán khấu trừ vào phần LN chưa phân phối.
Liên quan đến việc tạo lập các chỉ tiêu của BCKQKD, các tài khoản từ loại V →IX vẫn như cũ, song có những bổ sung, sửa đổi về TK, nội dung, phương pháp hạch toán chủ yếu như sau:
Phân loại các tài khoản DT, CP theo ba hoạt động :
− HĐKD thông thường: TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK 632- Giá vốn hàng bán
− HĐTC: TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính, TK 635- Chi phí tài chính − Hoạt động khác :TK 711- Thu nhập khác, TK 811- Chi phí khác
Bổ sung một số nội dung hạch toán của TK632- Giá vốn hàng bán như tập hợp chi phí HĐKD BĐS đầu tư, tập hợp các khoản CP vượt mức công suất bình thường không được ghi nhận vào giá thành sản phẩm.
2.2 Thực trạng công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh hóa chất mỏ Quảng Ninh
2.2.1 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh hóa chất mỏ Quảng Ninh
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy kết quả HĐKD của CT chủ yếu là từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, HĐTC và TN khác phát sinh là ít hơn. Do vậy, kết quả HĐSXvà tiêu thụ hàng hóa ảnh hưởng lớn đến KQHĐKD của công ty.
Hiện nay, CT đang thực hiện theo đúng quy định của CĐKT hiện hành về phương pháp xác định KQKD theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC như sau:
Trong Công ty, kết quả kinh doanh bao gồm: kết quả từ hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác.
Kết quả kinh doanh trước thuế TNDN =
Kết quả hoạt động kinh
doanh +
Kết quả hoạt động khác
Thuế TNDN phải
nộp =
Thu nhập chịu thuế
TNDN x Thuế suất thuế TNDN
Kết quả kinh doanh sau thuế TNDN =
Kết quả kinh doanh trước
thuế TNDN - Chi phí thuế TNDN
Kết quả HĐKD = LN gộp về BH&CCDV + DTHĐTC - CPHĐTC - CP quản lý kinh doanh Trong đó : Lợi nhuận gộp về
BH&CCDV = DTT về BH&CCDV - Trị giá vốn hàng bán Trong đó:
- Doanh thu thuần từ bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
- Trị giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc theo chuẩn mực 02 – hàng tồn kho. Tại công ty giá vốn được xác định vào mỗi lần nhập theo phương pháp bình quân gia quyền cụ thể:
Đơn giá bình quân gia quyền =
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá vốn hàng
xuất kho trong kỳ =
Số lượng hàng hóa xuất kho trong kỳ x
Đơn giá bình quân gia quyền trong kỳ Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí bán hàng bao gồm: CP nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, CP vận chuyển, CP dụng cụ đồ dùng, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: CP nhân viên quản lý, CP đồ dùng văn phòng ( mực máy in, mực máy fax, giấy A4, hóa đơn GTGT....), CP dịch vụ mua ngoài ( điện, nước, điện thoại, chuyển phát nhanh, xăng dầu xe), CP tiếp khách, phí và lệ phí.
+ Chi phí nhân viên quản lý: đó chỉ là các khoản tiền trả cho công nhân viên trong công ty.
+ Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí mua sách, mua văn phòng phẩm, mua mực máy tin, mực máy fax, giấy A4, hóa đơn bán hàng...
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Các khoản thuế, phí, lệ phí: Phí chuyển tiền,phí dịch vụ quản lý tài khoản của doanh nghiệp, phí duy trì tài khoản, phí trông xe, thuế môn bài ...
+ Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài: Cước điện thoại, internet, tiền điện nước, cước vận chuyển ...
+ Các khoản CP khác: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế phải trả cho người lao động, tiền ăn trưa, phí thuê văn phòng, chi phí quảng cáo, chào hàng, tiếp khách, thăm hỏi người ốm
- Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: phí chuyển tiền thanh toán cho nhà cung
cấp, chi phí lãi vay, chiết khấu thanh toán cho người mua ...
2.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh tại công tycông nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh Ninh
2.2.2.1. Chứng từ sử dụng
- Chứng từ về GVHB: chứng từ sử dụng bao gồm bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
kho hàng hóa, biên bản kiểm kê hàng hóa, phiếu xuất kho hàng hóa. Cuối mỗi kỳ kinh doanh kế toán phải lên báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tiêu thụ hàng hóa của CT từ đó có những phương án hợp lý, đồng thời cuối mỗi tháng đều phải kiểm kê lại hàng hóa có biên bản kiểm kê hàng hóa để xem thực tồn trong kho có đúng với tồn kho trong phần mềm kế toán của công ty từ đó có
những chỉnh sửa hợp lý. Hàng ngày xuất kho hàng hóa bán đều phải lập phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng.
- Chứng từ về DT và TN khác: Chứng từ sử dụng bao gồm hóa đơn GTGT,
Phiếu xuất kho, phiếu thu, báo cáo có của Ngân hàng. Căn cứ vào đơn gọi hàng của khách hàng phòng kế toán tiến hàng lập hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT ( Phụ lục 2.2), phán ánh trên đó là số lượng sản phẩm xuất bán, đơn giá bán và tính tổng thành tiền mà công ty thu được. Hóa đơn được lập 1 lần 3 liên.
- Liên 1 lưu tại cuống phiếu
- Liên 2 giao cho khách hàng
- Liên 3 phòng kế toán giữ để lưu vào sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, sổ cái tổng hợp
Đồng thời kế toán lập phiếu xuất kho ( phụ lục 2.3) cũng bao gồm 3 liên
- Liên 1 lưu tại cuống
- Liên 2 giao cho khách hàng
- Liên 3 đi kèm bộ chứng từ gốc liên quan tới lưu hành nội bộ công ty
Kế toán thanh toán lập phiếu thu ( phụ lục 2.4) hoặc báo cáo có của Ngân hàng gồm 3 liên, liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 đi kèm bộ chứng từ gốc liên quan tới lưu hành nội bộ.
- Chứng từ về CPQLDN và CPHĐTC: Kế toán tổng hợp và theo dõi bảng chấm
công hàng tháng, lên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán thanh toán lập phiếu chi, căn cứ vào đó thủ quỹ chi trả tiền lương thưởng cho nhân viên CT. Đối với tài sản cố định, KT lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Ngoài ra còn có các CP Thuế, CP dịch vụ mua ngoài hay CP bằng tiền khác.... Giấy báo của Ngân hàng về các khoản CP phát sinh của DN như phí chuyển tiền, lãi tiền vay ngân hàng ...
Định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT và các chứng từ tự lập khác như bảng tính kết quả HĐKD... để kết chuyển DT,CP, TN, kế toán tổng hợp và xác định KQKD.
2.2.2.2. Tài khoản sử dụng
Xuất phát từ việc CT vận dụng hệ thống TK ban hành cho các doanh nghiệp lớn theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC(20/03/2006) KT KQKD sử dụng các TK chủ yếu sau:
- Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định kết quả kinh doanh sau một kỳ hạch toán.
- Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” dùng để xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ.
- Tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh trị giá vốn hàng bán trong kỳ. Tài khoản TK 641 – “Chi phí bán hàng”, TK 622 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm CPBH và CPQLDN.
- Tài khoản 821 – “Chi phí thuế TNDN” dùng để phản ánh CP thuế TNDN phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả HĐKD sau thuế của DN trong năm tài chính.
Kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính TK 711 – Thu nhập khác
TK 811 – Chi phí khác
TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Ngoài ra, để phù hợp với đặc điểm HĐKD tại CT, một số tài khoản KT được chi tiết thành tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 như TK 511, TK 642, TK 635, TK 333, TK 156, TK 112..Việc chi tiết TK như vậy giúp cho theo dõi dễ dàng hơn từng đối tượng khách hàng, từng loại sản phẩm hàng hóa mà công ty cung cấp, tiết kiệm thời gian KT, giúp nhà quản trị có thể quản lý tốt hơn hoạt động kinh tế tài chính tại CT.
2.2.2.3. Trình tự kế toán kết quả kinh doanh