Tổ chức bộ máy kế toán và chích sách kế toán áp dụng tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh (Trang 26)

Bộ máy KT tại CT công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh được tổ chức thành ban tài chính và ban KT (Phụ lục số 2.1), người đứng đầu ban Tài chính là Giám đốc Tài chính và người đứng đầu ban KT là kế toán trưởng. Bộ máy KT của CT được phân tách thành từng phần hành riêng biệt do các KT viên thực hiện.

Giám đốc Tài chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc, vận dụng các công cụ tài

chính nhằm thực hiện tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn trong DN; Phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính; Theo dõi LN và CP, điều phối củng cố đánh giá giữ liệu tài chính; dự báo những yêu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm, lên kế hoạch chi tiêu, phân tích những sai biệt. Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính.

Kế toán trưởng: Có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của Công ty

,là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Phó giám đốc Tài chính, Chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc cho các nhân viên kế toán, đồng thời làm việc với kế toán trưởng của các Công ty con, Chi nhánh và nhà máy.

Kế toán tổng hợp: có chức năng tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế toán

phần hành để lên BCĐKT và lập BCKQKD. Kế toán tổng hợp còn phải kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế cuối năm nộp lên Cục thuế thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm cũng như xác định KQKD trên các phần hành khác chuyển số liệu sang.

Kế toán tài sản cố định: Phụ trách việc theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ,

việc tính và trích khấu hao TSCĐ. Đồng thời, có trách nhiệm tập hơp số liệu của phòng đưa lên máy vi tính để kiểm tra số liệu của các báo cáo kế toán và bảng tổng kết tài sản.

Kế toán hàng tồn kho và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi và hạch toán việc

nhập kho vật tư sản phẩm cũng như xuất kho tiêu thụ hoặc phục vụ sản xuất. Từ đó theo dõi quá trình sản xuất tập hợp và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán ngân hàng: theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân

hàng: làm thủ tục vay vốn cũng như theo dõi lãi vay; theo dõi tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và các hoạt động có liên quan khác.

Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi thanh toán các khoản thu chi hàng

ngày , theo dõi các khoản tạm ứng .. thực hiện kế toán các hoạt động thanh toán với khách hàng và các nhà cung cấp, lập phiếu thu, phiếu chi.

Kế toán công nợ: theo dõi và thực hiện kế toán các khoản nợ phải thu, phải trả

để có biện pháp thu hồi cũng như thanh toán thích hợp.

Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính và lập bảng lương, thưởng và các các chế đọ

chính sách cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước và DN đồng thời lập bảng tổng hợp đưa lên máy vi tình để phân bổ và trích lương.

Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại công ty, thực hiện các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt, bảo quản chừng từ trong tháng, ghi sổ quỹ và lập báo cáo theo quy định.

Nhìn chung với đội ngũ có trình độ, có tính chuyên môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với công việc nên họ đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

► Chính sách kế toán áp dụng

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : đồng Việt Nam (VNĐ).

- Chế độ kế toán áp dụng: CT thực hiện theo chế độ kế toán DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của BT-BTC và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ tài chính.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w